Tại sao mùa đông là vấn đề đối với bệnh nhân tim?
Ngoài ra, trái tim của bạn phải làm việc nhiều hơn trong mùa đông để duy trì nhiệt độ cơ thể khỏe mạnh. Những người đang có vấn đề về tim mạch, những người đang bị huyết áp cao, những người nghiện rượu và hút nhiều thuốc có nguy cơ mắc bệnh cao hơn khi thời tiết lạnh.
Các yếu tố khác
Chuyên gia cũng cho biết bên cạnh nhiệt độ giảm thì những yếu tố khác như ô nhiễm không khí, giảm hoạt động thể chất, căng thẳng về cảm xúc, thói quen ăn uống thiếu chất và gia tăng tỷ lệ nhiễm virus trong mùa đông cũng làm tăng nguy cơ đau tim và suy tim.
Những bệnh nhân có chức năng tim kém hay còn gọi là rối loạn chức năng thất trái là những người có thể gặp nguy hiểm trong mùa đông, vì nguy cơ ứ trệ tuần hoàn, tích tụ dịch trong cơ thể dẫn đến khó thở.
Mùa đông cũng là mùa của bệnh nhiễm trùng hô hấp
Những tháng mùa đông cũng là thời điểm dễ gặp của các bệnh khác nhau, chẳng hạn như cúm và viêm phổi tấn công. Các bệnh về đường hô hấp có thể ảnh hưởng đến sức khỏe trái tim, đặc biệt là đối với người lớn tuổi. Nếu bạn bị viêm phổi, lượng oxy của bạn thấp và bạn phải cố gắng thở nhiều hơn, điều này làm tăng nhịp tim.
Nhiều nghiên cứu khoa học được thực hiện trên toàn thế giới đã cho thấy tỷ lệ mắc các biến cố tim mạch gia tăng trong mùa đông. Nguyên nhân của điều này có thể là do sự thay đổi theo mùa về mức độ của các peptid vận mạch và cũng như những thay đổi sinh lý như tăng co mạch ở da. Do đó, bệnh nhân mắc bệnh tim mạch cần hết sức cẩn thận trong mùa đông,.
Làm thế nào để giữ gìn sức khỏe trái tim trong mùa đông?
Người mắc bệnh tim mạch cần đảm bảo rằng họ cần tuân thủ lịch trình uống thuốc và tập thể dục theo chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, bạn cũng cần quan tâm đến vấn đề ô nhiễm gia tăng trong mùa đông. Bệnh nhân suy tim cần được bác sĩ đánh giá định kì đặc biệt là thời điểm trước khi bắt đầu mùa đông để đánh giá tình trạng thể dịch cũng như dự phòng các nguy cơ có thể xảy ra.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Vì sao mùa lạnh làm gia tăng cơn đau tim?
Phù nề hay sưng phù có thể xảy ra với bất cứ ai, nhưng những người có nguy cơ cao nhất bao gồm phụ nữ mang thai và người lớn tuổi. May mắn thay, việc điều trị có thể đơn giản như thay đổi lối sống hoặc thay đổi thuốc của bạn.
Lựa chọn một lối sống lành mạnh có tác động lớn trong việc ngăn ngừa bệnh trầm cảm.
Ăn chay thường được hiểu là ăn những thức ăn có nguồn gốc từ thực vật như các loại hạt, rau, đậu, quả, nấm... không sử dụng thức ăn có nguồn gốc từ động vật. Với mỗi tôn giáo lại có những quan niệm ăn chay khác nhau
Thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh đang trở thành căn bệnh ngày càng phổ biến và có xu hướng trẻ hóa. Để đảm bảo quá trình điều trị và phục hồi hiệu quả, chế độ ăn uống cũng đóng vai trò quan trọng. Dưới đây là một số nhóm dưỡng chất mà người bệnh nên ăn.
Để "trẻ mãi không già", ngoài sức khỏe thể chất, bạn hãy lưu ý chăm sóc làn da. Một số mẹo làm đẹp dưới đây giúp bạn sở hữu làn da căng mọng, trẻ trung.
Gan nhiễm mỡ không do rượu là nguyên nhân gây ra bệnh gan mạn tính phổ biến nhưng lại chưa có phác đồ điều trị cụ thể. Nghiên cứu mới đây chỉ ra cách xây dựng chế độ ăn lành mạnh để phòng ngừa và khắc phục căn bệnh này.
Một trong những phần quan trọng nhất của quá trình nội soi là quá trình chuẩn bị. Không chuẩn bị tốt có thể gây khó nhìn cho các bác sĩ, dẫn đến bỏ sót polyp, thủ thuật kéo dài hơn hoặc thậm chí phải nội soi lại. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc những việc cần chuẩn bị trước khi nội soi.
Các chuyên gia cảnh báo một số triệu chứng ở mắt như: Mắt đỏ ngầu, nhạy cảm với ánh sáng, mắt ngứa... có thể "tố" tình trạng sức khỏe tiềm ẩn của bạn.