Sử dụng điều hòa sai cách cho con
Hè đến, điều hòa trở thành “vật bất ly thân” với không chỉ trẻ nhỏ mà ngay cả với người lớn. Điều hòa giúp cho chúng ta cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều trong những ngày nóng bức oi ả này. Tuy nhiên, sử dụng điều hòa sai sách sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của cả gia đình, đặc biệt là các trẻ nhỏ.
Vào phòng điều hòa lạnh ngay khi đi nắng về
Sai lầm đâu tiên trong việc dùng điều hòa là: Khi vừa đi ngoài nắng nóng về, cha mẹ lập tức bât điều hòa nhiệt độ thấp hoặc cho trẻ chạy ngay vào phòng có điều hòa lạnh. Sự chênh lệch nhiệt độ nhiều sẽ làm nhiệt độ cơ thể hạ đột ngột, mồ hôi không thoát ra được làm tổn hại đến hệ thần kinh. Nếu nhẹ có thể khiến trẻ mệt mỏi, lờ đờ, đau đầu chóng mặt ngay sau đó. Nặng hơn sẽ làm tăng nhịp tim, rồi khó thở, thậm chí hôn mê, tử vong…
Cho bé nằm điều hòa 24/24
Sai lầm thứ hai chính là việc để con cố thủ trong phòng điều hòa suốt 24/24 giờ. Khi nằm điều hòa, dù thời tiết nhiệt độ có nóng đến mấy, cũng cần lưu ý rằng không nên cho trẻ nằm điều hòa 24/24 giờ mà cần có thời gian nghỉ ngơi, tiếp xúc với nhiệt độ thật khi trời giảm bớt nóng hơn.
Khi ở môi trường nhiệt độ thấp trong phòng điều hòa thời gian lớn hơn 3 tiếng trở lên sẽ làm cho da trẻ bị khô, cơ thể mất nước nếu không được bổ sung nước liên tục đồng thời gây ra những bệnh về đường hô hấp nhất là ho, sổ mũi và nhiều biến chứng nguy hiểm khác.
Nhiệt độ điều hòa chênh lệch quá nhiều với bên ngoài
Sai lầm phổ biến nữa trong việc sử dụng điều hòa là cha mẹ chỉnh nhiệt độ của điều hòa quá thấp so với nhiệt độ ngoài trời. Cha mẹ cần căn cứ vào nhiệt độ trong phòng để điều chỉnh nhiệt độ điều hòa hợp lý nhất. Mức điều chỉnh nhiệt độ điều hòa tốt nhất là giảm 6-10 độ C so với nhiệt độ bên ngoài. Điều chỉnh nhiệt độ để giúp bé không bị nóng chứ không nên lạm dụng điều hòa, để nhiệt độ xuống quá thấp sẽ làm bé bị lạnh và dễ mắc những bệnh do dùng điều hòa.
Nằm lâu trên nền nhà lạnh
Ngoài những sai lầm trong việc sử dụng điều hòa, các mẹ cũng thường mắc phải lỗi choc ho nằm trên nền nhà lạnh quá lâu. Trẻ thường nghịch, nô đùa nên xuất hiện mồ hôi nhễ nhại. Vì vậy, cha mẹ đặc biệt lưu ý không nên để trẻ nằm nghỉ trên nền nhà quá lạnh. Bởi lúc này, các lỗ chân lông trên cơ thể trẻ sẽ nhanh bị thu hẹp hơn và dễ dẫn đến tình trạng cảm lạnh do mồ hôi không thoát ra được. Tốt nhất mẹ nên trải một chiếc chiếu trúc ra để nằm, ngồi chơi thay vì nằm trực tiếp trên sàn nhà của mình.
Thốc thẳng quạt vào người con
Khi luồng gió thổi trực tiếp vào người trẻ (với tốc độ quá lớn và khoảng cách gần) thì mồ hôi bốc hơi nhanh, nhiệt độ ngoài da giảm xuống rõ rệt. Còn phần không có gió, mồ hôi bốc hơi chậm, nhiệt độ ngoài da tương đối cao, mạch máu da giãn rộng. Lúc này sự tuần hoàn máu của cả cơ thể bị mất cân bằng nên dễ bị cảm cúm.
Như vậy, đặc biệt khi bé nằm ngủ, mẹ hãy đặt bé nằm cùng hướng thổi với quạt, hơi chếch chéo, không để quạt thổi vào đầu hay thổi thẳng vào người. Nên để quạt cùng hướng cửa sổ để giúp cho luồng khí trong phòng được thay đổi liên tục, không gian phòng cũng thông thoáng hơn.
Ăn kem, uống nước lạnh khi đang khát
Mùa hè nắng nóng, những thức đồ mát lạnh như kem, nước đá, nước ngọt lạnh... trở thành những đồ giải khát khoái khẩu của trẻ. Trẻ vận động nhiều nên ra nhiều mồ hôi và thường nhanh khát nước. Nóng bức, khát nước được thỏa mãn ngay bằng những que kem chai nước lạnh khiến bé vô cùng thích thú.
Nhưng việc cho con ăn uống như vậy là cha mẹ đang vô tình làm nguy hại đến sức khỏe của con. Cơ thể trẻ dễ bị mất cân bằng nhiệt độ, mồ hôi sẽ không tiết được ra ngoài, dẫn đến trẻ dễ bị nhiều bệnh lý như đau họng, viêm họng, cảm lạnh hoặc đau bụng cấp tính.
Tắm ngay cho con khi vừa đi nắng về
Tắm cho con ngay sau khi đi nắng là thói quen rất vô tình của nhiều bà mẹ. Tuy nhiên thói quen này ẩn chứa nhiều nguy hại. Việc thay đổi đột ngột về nhiệt độ sẽ khiến cơ thể trẻ không thích nghi kịp, dẫn tới đau đầu, cảm lạnh, đau đầu mạn tính… nặng hơn nữa có thể gây tai biến, đột quỵ.
Do đó, khi trẻ vừa đi nắng về, mẹ nên cho trẻ ngồi chơi, đợi cho cơ thể giảm nhiệt dần. Sau đó, hãy dùng khăn lau bớt mồ hôi trên người trẻ cho thân nhiệt dần ổn định trở lại. Khi tắm, mẹ hãy xối nước từ dưới chân lên trên để cơ thể bé làm quen với nhiệt độ nước lúc này. Chỉ nên tắm cho bé ở mức mát, không được quá lạnh buốt. Làm tuần tự những bước này sẽ giữ an toàn cho sức khỏe của bé trong mùa hè tốt hơn.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Mách mẹ cách giúp trẻ vượt qua bệnh hô hấp khi đi nhà trẻ.
Thời tiết chuyển mùa với nhiệt độ ngày đêm chênh lệch lớn khiến nhiều người bị bệnh cúm tấn công. 2 thực phẩm dễ kiếm trong nhà bếp sau đây có thể giúp bạn tăng cường miễn dịch, phòng bệnh chủ động lúc giao mùa.
Da khô, dễ kích ứng và bong tróc là tình trạng thường gặp trong thời tiết mùa Đông. Chế độ ăn uống với thực phẩm tốt cho da có thể giúp bạn nuôi dưỡng làn da từ bên trong.
Để bảo vệ hệ miễn dịch trong mùa cúm cuối năm, bạn nên chủ động dành ra 10 phút mỗi ngày thực hiện những thói quen tốt cho sức khỏe.
Probiotic là vi sinh vật sống, một số loài có trong cơ thể, một số được bổ sung từ thực phẩm, đặc biệt là thực phẩm lên men như sữa chua. Probiotic được gọi là lợi khuẩn, hỗ trợ tiêu hóa thức ăn, thậm chí là chống lại các tế bào gây bệnh. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu thêm về các thông tin xoay quanh probiotic.
Trẻ bị viêm mũi họng là tình trạng viêm nhiễm, sưng tấy ở mũi, hầu hoặc cổ họng của trẻ. Bệnh thường gặp trong những tháng trời lạnh do trẻ nhỏ có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Chăm sóc trẻ thế nào để viêm mũi họng không tái đi tái lại?
Thấy con bị tay chân miệng với lòng bàn tay, bàn chân nổi đầy mụn nước, quấy khóc và khó chịu, không ít cha mẹ nghe theo các biện pháp truyền miệng để mong con nhanh khỏi. Tuy nhiên, nếu làm theo những quan niệm sai lầm, vô tình không những không có tác dụng mà còn khiến bệnh trở nặng.
Để phát triển cơ bắp, bạn cần kết hợp tập luyện sức mạnh với chế độ dinh dưỡng hợp lý. Tuy nhiên, ngay cả khi bạn tập luyện chăm chỉ, nhưng mắc phải những sai lầm về dinh dưỡng sau đây, bạn vẫn có thể không đạt được kết quả như mong muốn.
Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc các triệu chứng của bệnh ung thư tụy.