Theo TS. BS Phạm Thị Bích Thủy, Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương, do nhạy cảm với môi trường, thời tiết, nên khi giao mùa, trời chuyển lạnh, bệnh nhân hen phế quản sẽ rất dễ đột ngột lên cơn hen cấp, rất nguy hiểm nếu không xử trí kịp thời.
Đặc biệt, thời tiết lạnh là nguyên nhân dễ mắc các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp do nhiễm vi khuẩn, virus, cảm cúm, cảm lạnh, viêm mũi họng... làm phế quản co thắt dẫn đến cơn hen cấp.
Người bệnh hen phế quản dễ đột ngột lên cơn hen cấp khi thời tiết chuyển lạnh.
Do đó, bệnh nhân hen phế quản phải luôn phải chú ý giữ gìn sức khỏe, giữ ấm cơ thể, có chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý. Đối với những người có cơ địa dị ứng càng cần phải chú ý đến môi trường sống, nên tránh tiếp xúc với những chất dễ gây dị ứng như: phấn hoa, bụi bẩn, hóa chất, khói thuốc lá…
Cần chú ý ăn uống đảm bảo đủ dinh dưỡng, uống đủ nước, bổ sung thực phẩm có tác dụng chống viêm, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể để phòng và ngăn ngừa bệnh tái phát.
Mặc dù không có loại thực phẩm cụ thể nào là tốt nhất cho bệnh nhân hen phế quản nhưng một chế độ ăn uống cân bằng và lành mạnh sẽ góp phần kiểm soát bệnh hiệu quả.
Các nghiên cứu cho thấy, chế độ ăn chủ yếu là thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật, đặc biệt là trái cây tươi, rau xanh và ngũ cốc; hạn chế ăn nhiều sữa và thịt nhiều chất béo cũng có thể ngăn ngừa, làm chậm sự tiến triển và cải thiện các triệu chứng hen phế quản.
Những thực phẩm này rất giàu vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hoá giúp bổ sung dinh dưỡng, có tác dụng chống viêm và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Đặc biệt là các thực phẩm giàu vitamin A, D, E… Chất chống oxy hóa có thể bảo vệ tế bào của bạn khỏi bị hư hại và hỗ trợ phổi khỏe mạnh.
Rau xanh và trái cây tươi tốt cho bệnh nhân hen phế quản.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, có một số loại thực phẩm có thể làm trầm trọng thêm bệnh hen phế quản, đặc biệt là thực phẩm gây dị ứng.
Dị ứng thực phẩm và bệnh hen có mối liên hệ chặt chẽ. Trên thực tế, những người bị dị ứng thực phẩm có nguy cơ phát triển bệnh hen cao hơn những người không mắc bệnh. Bị hen phế quản cũng làm tăng nguy cơ bị dị ứng nghiêm trọng, bao gồm cả một phản ứng toàn thân có thể đe dọa tính mạng như sốc phản vệ.
Nguy cơ sốc phản vệ có liên quan mật thiết đến mức độ nghiêm trọng của bệnh hen phế quản. Nghiên cứu cho thấy những người hen phế quản nhẹ có nguy cơ bị sốc phản vệ cao gấp đôi so với người bình thường, trong khi những người bị hen phế quản nặng có nguy cơ cao hơn gấp ba lần. Nguy cơ thậm chí còn lớn hơn ở những người bị cả bệnh hen phế quản và dị ứng thực phẩm.
Vì vậy, bệnh nhân hen phế quản cần biết, nếu bị hen phế quản hoặc có tiền sử hen phế quản nên tránh thực phẩm dễ gây dị ứng như: một số loại hải sản, con nhộng, sữa, hạt cây… Nên theo dõi nếu đã xác định được loại thức ăn mình bị dị ứng thì tuyệt đối không ăn loại thức ăn đó nữa. Vì khi đã có tiền sử dị ứng với một loại thức ăn cụ thể thì nguy cơ bị dị ứng ở những lần tiếp theo sẽ cao hơn và mức độ có thể nghiêm trọng hơn.
Một số loại hải sản có thể gây dị ứng.
Những thực phẩm chứa sulfite (như trái cây sấy khô, bia rượu, thực phẩm ngâm chua…) có thể gây kích ứng đường hô hấp và co thắt. Theo nghiên cứu của Đại học Dị ứng, Hen suyễn và Miễn dịch học Hoa Kỳ, chất sulfite thường được sử dụng làm chất bảo quản trong một số thực phẩm như: rượu vang, một số loại bia, trái cây khô, tôm, dưa chua và đồ gia vị có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh hen phế quản đối với những người có các triệu chứng từ trung bình đến nặng.
Sulfite sẽ giải phóng chất khí sulphur dioxide, gây ra tình trạng kích ứng đường hô hấp và co thắt. Vì vậy, người có vấn đề về hô hấp mạn tính nên tránh sử dụng hoặc ít nhất là cần hạn chế các loại thực phẩm này để phòng ngừa tình trạng kích ứng có thể gây tái phát cơn hen.
Ngoài ra, người bệnh cũng nên tránh các thực phẩm gây đầy hơi, chướng bụng, thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm giàu chất béo, thức ăn nhanh… dễ gây tức ngực, khó thở, có thể làm tăng các triệu chứng hen phế quản.
Các chuyên gia hô hấp khuyến cáo bệnh nhân hen phế quản, ngay khi xuất hiện các dấu hiệu của cơn hen như: mệt mỏi, ngứa họng, ngứa cổ, nghẹt mũi hay chảy mũi, ho nhiều, khò khè, thở nhanh hơn bình thường, khó thở khi thở ra tăng dần, nặng ngực, lo lắng hoảng hốt… Việc cần làm đầu tiên là phải tránh xa các yếu tố có thể kích phát cơn hen như: phấn hoa, lông thú vật, mùi khói thuốc lá, hóa chất; Giữ ấm cơ thể nếu như bị nhiễm lạnh. Sau đó sử dụng thuốc cắt cơn hen, phổ biến nhất là Salbutamol dạng hít, xịt theo đúng chỉ dẫn.
Nếu tình trạng khó thở không được cải thiện, thở vẫn nhanh và khó, phải cố gắng để thở, khó nói, khó đi lại… thì cần gọi ngay cấp cứu hoặc đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí và điều trị kịp thời.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Trời trở lạnh, người bệnh hen suyễn nên ăn gì và kiêng gì để ngăn ngừa tái phát.
Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế
Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.
Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).
Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.
Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?
Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.
Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.
Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.