Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

3 loại virus dễ gây bệnh trong mùa đông này

Các bệnh do virus đường hô hấp lưu hành đang gia tăng nhanh chóng trên toàn quốc. Các biện pháp phòng ngừa được thực hiện vào đầu đại dịch COVID-19 đã hạn chế các bệnh về đường hô hấp theo mùa. Giờ đây khi dịch COVID-19 đã được kiểm soát tốt hơn đồng nghĩa với việc các biện pháp an toàn đã được nới lỏng hơn. Tuy nhiên vẫn tồn tại những lo lắng trong cộng đồng về khả năng xảy ra lây nhiễm bộ ba virus nhất là vào thời điểm giao mùa đông xuân. Đó là lý do tại sao mà mọi người luôn phải nêu cao ý thức thực hiện các bước để bảo vệ bản thân và mọi người xung quanh nhất là các đối tượng người già, phụ nữ có thai, trẻ em trong những tháng tới. Dưới đây là ba loại virus đường hô hấp đang có dấu hiệu gia tăng trên toàn quốc trong thời điểm cuối năm giao mùa này.

1. RSV (virus hợp bào hô hấp)

RSV là một bệnh nhiễm trùng phổ biến gây ra các triệu chứng giống như cảm lạnh ở hầu hết tất cả mọi người. Các trường hợp nhiễm virus hợp bào hô hấp thường tăng từ cuối mùa thu đến đầu mùa xuân. Cả người lớn và trẻ em đều có thể bị nhiễm RSV, nhưng loại virus này có thể nghiêm trọng hơn đối với trẻ nhỏ và người lớn tuổi. Virus hợp bào hô hấp có thể gây viêm tiểu phế quản và viêm phổi ở trẻ dưới một tuổi.

Chuyên gia cho biết hầu hết chúng ta đều nhiễm virus hợp bào hô hấp nhiều lần trong đời. Đặc biệt là với khi trẻ nhỏ bị nhiễm virus, nó có thể gây nhiễm trùng nặng kèm theo thở khò khè, tiết dịch nhiều, khó thở và biếng ăn

RSV cũng đang đe dọa người lớn tuổi. Mặc dù RSV là bệnh cảm lạnh nhẹ đối với hầu hết mọi người, nhưng bệnh có thể biến chứng nặng nghiêm trọng cho những người có hệ miễn dịch yếu, bao gồm cả phụ nữ mang thai.

2. Cúm

Cúm là một bệnh nhiễm trùng mũi, họng và phổi. Nó gây ra 20.000 đến 50.000 ca tử vong mỗi năm ở Mỹ, ngoại trừ hai năm gần đây do đại dịch COVID-19.

Cúm có thể gây bệnh nặng, nhập viện và tử vong ở mọi lứa tuổi trừ trẻ em dưới hai tuổi, đặc biệt người lớn trên 65 tuổi, phụ nữ mang thai, người mắc các bệnh như bệnh tim, bệnh phổi và tiểu đường, và những người có hệ miễn dịch suy giảm dễ bị tổn thương hơn và có nguy cơ diễn biến nặng khi mắc cúm.

Hiện nay cúm là đã có vaccine để tiêm phòng. Mặc dù vaccine không thể phòng ngừa được một cách tuyệt đối nhưng nó là một công cụ tốt. Trẻ em được khuyến nghị nên tiêm phòng cúm mùa hàng năm. Các chuyên gia cũng cho biết nguy cơ nhiễm cúm và diễn biến nặng tăng lên ở độ tuổi trung niên và người cao tuổi từ 50 trở lên và càng gia tăng khi bước sang độ tuổi 60. Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh khuyến cáo rằng tất cả mọi người từ sáu tháng tuổi trở lên nên tiêm phòng cúm hàng năm.

3. COVID-19

COVID-19 là một bệnh về đường hô hấp gây ra một loạt các triệu chứng từ nhiễm trùng nhẹ đến nặng và có thể gây tử vong. Các trường hợp mắc COVID-19 thường tăng vào mùa thu và cao điểm vào mùa đông, điều này còn phụ thuộc vào các biến thể mới xuất hiện của virus COVID-19. Các chuyên gia về bệnh truyền nhiễm cũng đang lo ngại có thể có các đợt dịch nhỏ quay lại do sự xuất hiện của một số biến thể phụ của Omicron.

Mọi người đều có thể mắc COVID-19, nhưng người lớn tuổi, người có một số bệnh lý nền, phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ có nguy cơ cao mắc bệnh và diễn biến nghiêm trọng. Mặc dù trẻ em không có khả năng bị bệnh nghiêm trọng với COVID-19 như người lớn, nhưng một số trẻ vẫn có thể bị bệnh nặng.

Vaccine COVID-19 đang được tiêm phòng cho mọi người và trẻ từ 5 tuổi trở lên, và trong thời gian tới Việt Nam cũng đang xem xét tiêm vaccine cho trẻ từ 6 tháng tuổi đến dưới 5 tuổi. Tương tự như vaccine cúm, vaccine COVID-19 không ngăn bạn nhiễm virus nhưng giúp ngăn ngừa nguy cơ bệnh diễn biến nặng, nhập viện và tử vong.

Làm thế nào để phân biệt giữa virus hợp bào hô hấp, virus cúm và COVID-19?

Ba loại virus đường hô hấp đều có thể gây ra các triệu chứng giống như cảm lạnh là sốt, ho và khó thở. Mặc dù có sự khác biệt tồn tại giữa cả ba loại virus, nhưng thật khó để phân biệt nếu chỉ dựa vào các triệu chứng lâm sàng của chúng. Cách tốt nhất để xác định bạn bị nhiễm trùng nào là đi khám bác sĩ và làm xét nghiệm. 

Bạn cũng có thể bị nhiễm nhiều loại virus cùng một lúc. Khi nhiễm một loại virus có thể làm giảm khả năng miễn dịch và tăng nguy cơ bội nhiễm khác. Nếu bạn bị nhiễm đồng thời nhiều loại virus, các triệu chứng có thể xấu đi.

Một số dữ liệu cho thấy rằng nếu trẻ nhiễm hai loại virus RSV và COVID-19 cùng một lúc, chúng sẽ bị bệnh nặng hơn so với khi chỉ nhiễm một trong hai loại virus.

Khẩu trang có thể giúp ngăn ngừa sự lây lan của virus đường hô hấp không?

Đeo khẩu trang đã trở nên phổ biến rộng rãi trong đại dịch COVID-19. Khẩu trang thậm chí còn hiệu quả hơn trong việc ngăn ngừa sự lây lan của bệnh cúm. Theo các chuyên gia tại Mỹ, cúm gần như biến mất hoàn toàn trong năm đầu tiên xảy ra đại dịch. Bệnh cúm không dễ lây truyền như COVID-19, nên khẩu trang đã được chứng minh là có tác dụng thực sự tốt. Khẩu trang cũng giúp ngăn ngừa RSV vì chúng giúp ngăn ngừa lây nhiễm qua giọt bắn có thể lây lan khi bạn hắt hơi.

Bạn có thể làm gì khác để tự bảo vệ mình?

Các biện pháp phòng ngừa như đeo khẩu trang chất lượng cao ở những khu vực đông người, giãn cách xã hội, rửa tay thường xuyên và ở nhà khi bị bệnh đều là những cách tốt để giúp bảo vệ bản thân và những người xung quanh. Nhưng cách tốt nhất để tự bảo vệ mình là tiêm phòng vaccine định kỳ.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Virus RSV ở trẻ nhỏ nguy hiểm thế nào?

BS. Nguyễn Hoài Thu - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Healthcare -
Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

  • 18/04/2024

    Vì sao không nên tập thể dục khi vẫn còn lớp trang điểm?

    Makeup đã trở thành thói quen hàng ngày của nhiều chị em. Nhiều người thậm chí cả đi tập thể dục cũng không quên trang điểm. Tuy nhiên, việc này có thể gây hại cho da.

  • 18/04/2024

    Dị ứng có nên giữ con bạn ở nhà?

    Bệnh dị ứng của con bạn có khiến trẻ phải nghỉ học hoặc cản trở chuyến đi chơi của gia đình không? Mỗi ngày, 10.000 trẻ em ở Hoa Kỳ phải nghỉ học vì các triệu chứng dị ứng.

Xem thêm