Công dụng bất ngờ của loài muỗi
(Ảnh: nature)
Nhiều phương pháp mới đã chỉ ra rằng loài muỗi có thể được dùng để khám phá lịch sử nhiễm bệnh của người và động vật chúng từng hút máu.
Một chuyên gia nghiên cứu về vaccine ở đại học Toronta, Canada khẳng định rằng: “Đây là một phát hiện rất hữu ích, giờ đây thông qua phương pháp này chúng ta có thể tận dụng môi trường xung quanh nhiều hơn để nghiên cứu về các loại bệnh truyền nhiễm".
Bên cạnh đó, phương pháp này có thể hỗ trợ phát hiện sớm các loại bệnh ở động vật như Ebola và SARS-CoV-2. Hơn nữa, phương pháp thử nghiệm máu của loài mũi cũng giúp các nhà nghiên cứu tìm ra vật chủ trên động vật của một giống virus mới.
Khả năng phát hiện kháng thể thông qua máu của loài muỗi
(Ảnh: Getty Images)
Trong một nghiên cứu mới nhất, Vieira và đồng nghiệp của mình đã kiểm tra máu của khoảng 55000 con muỗi ở Brisbane của Úc. Trong số đó, có hơn một nửa mẫu máu là ở người, 9% ở bò và 6% ở loài chuột túi.
Nghiên cứu chỉ ra rằng khoảng 253 mẫu máu ở người có chứa kháng thể chống lại virus Ross River. Trong số đó có hơn ¾ mẫu máu ở động vật đã cho thấy lịch sử nhiễm loại virus này trong quá khứ.
Ở một nghiên cứu khác ở loài mèo và lạc đà, Verhulst và đồng nghiệp đã tìm ra các kháng thể chống lại SARS-CoV-2 và ký sinh trùng Toxoplasma gondii thông qua lượng máu bị muỗi hút trên các loài động vật.
(Ảnh: Wikimedia Commons)
Mặc dù phương pháp kiểm tra khả năng lây nhiễm thông qua lượng máu trên những con muỗi giúp các nhà khoa học biết thêm nhiều về bệnh truyền nhiễm, nhưng vẫn tồn tại một vài hạn chế.
Đầu tiên, khi kiểm tra lượng máu trên muỗi, các chuyên gia không thể biết được con muỗi này đến từ đâu, cũng như khi nào động vật/ con người bị nhiễm bệnh.
Bên cạnh đó, vì nhiều con muỗi có thể hút máu trên cùng một vật chủ nên chúng ta không thể thông qua số lượng muỗi để nắm được có bao nhiêu ca bệnh đang diễn ra.
Cuối cùng, những con muỗi hút máu rất khó để bắt được. Điều này khiến công cuộc kiểm soát dịch bệnh trở nên khó khăn hơn.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 7 sự thật thú vị về loài muỗi.
Tóc bạc xuất hiện là hiện tượng không thể tránh khỏi trong quá trình lão hóa tự nhiên. Bên cạnh tuổi tác, một vài yếu tố như dinh dưỡng, môi trường sống cũng góp phần thúc đẩy tóc bạc sớm.
Histamine là một chất hóa học khắp cơ thể bạn có vai trò gây dị ứng và một số tình trạng khác. Các tác nhân tạo ra histamine bao gồm các chất gây dị ứng và một số loại thực phẩm. Tuy nhiên, có nhiều cách để giảm histamine.
Vitamin C là một loại vitamin quan trọng giúp chúng ta đối phó với các bệnh nhiễm trùng mùa Đông. Vì vậy trong những tháng lạnh giá bạn nên thêm các loại rau quả giàu vitamin C vào chế độ ăn của mình.
Bông cải xanh chứa chất xơ và sulforaphane có thể giữ lượng đường trong máu của bạn luôn ở mức ổn định.
Chế độ ăn uống lành mạnh đóng vai trò quan trọng trong việc giữ cho lượng đường trong máu luôn ổn định. Trong bài viết dưới đây, các chuyên gia dinh dưỡng sẽ chỉ ra một số thực phẩm mà người bị đường huyết cao nên tránh trong các dịp lễ sắp tới.
Cùng tìm hiểu bệnh tiểu đường type 2 ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần như thế nào tại bài viết dưới đây.
Nhân Ngày Trẻ em Thế giới 2023, Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) Việt Nam phát động chiến dịch “Mở lòng và kết nối” nhằm nâng cao sức khỏe tâm thần cho thanh thiếu niên.
Nội tiết tố thay đổi trong giai đoạn mãn kinh ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh sức khỏe, trong đó có vấn đề răng miệng. Trong thời kỳ này, hormone estrogen suy giảm có thể gây ra các triệu chứng nha khoa.