Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

11 biện pháp khắc phục muỗi đốt tại nhà

Muỗi đốt là dấu hiệu của thời tiết ấm hơn. Mặc dù vết muỗi đốt thường vô hại nhưng một số vết muỗi đốt có thể gây ra biến chứng

Vết muỗi đốt, có thể không xuất hiện cho đến vài giờ sau đó, tạo ra một vết sưng, đau hoặc ngứa. Muỗi có thể mang bệnh, mặc dù khả năng bị muỗi truyền bệnh phụ thuộc phần lớn vào nơi bạn sống. Một vấn đề hiếm gặp khác do muỗi đốt là phản ứng nghiêm trọng với chính vết muỗi đốt. Nếu bạn bị muỗi đốt và xuất hiện các triệu chứng của phản ứng dị ứng như phát ban, khó thở hoặc sưng họng, hãy liên hệ với bác sĩ ngay lập tức. Kem và thuốc mỡ có thể hữu ích, nhưng bạn cũng có thể đánh bay cơn ngứa bằng những thứ có lẽ đã nằm xung quanh nhà bạn.

1. Bột yến mạch

Bột yến mạch có thể giảm ngứa và sưng tấy vì nó chứa các hợp chất đặc biệt có tác dụng chống kích ứng. Tạo hỗn hợp bột yến mạch bằng cách trộn một lượng bằng nhau bột yến mạch và nước trong một cái bát cho đến khi bạn có một chất giống như bột. Múc một ít hỗn hợp lên khăn mặt và giữ nótrên vùng da bị kích ứng trong khoảng 10 phút. Sau đó lau sạch khu vực đó.

Nếu bạn bị nhiều vết cắn, hãy thử tắm bằng bột yến mạch. Cho 1 cốc bột yến mạch hoặc yến mạch xay vào bồn tắm đầy nước ấm. Ngâm mình trong bồn tắm bột yến mạch trong 20 phút.

2. Đá bào

Nhiệt độ lạnh và nước đá có thể làm giảm viêm, làm tê da, có thể giúp bạn giảm đau tức thì nhưng trong thời gian ngắn. Học viện Da liễu Hoa Kỳ (AAD) khuyên bạn nên dùng khăn ẩm, lạnh hoặc túi đá để giảm ngứa do tình trạng muỗi đốt. Không chườm đá trực tiếp lên da vì có thể gây tổn thương. Thay vào đó, hãy đặt một vật chắn chẳng hạn như khăn mặt giữa da bạn và đá. Để giảm ngứa, hãy chườm túi lạnh trong tối đa 5 hoặc 10 phút, vài lần mỗi ngày.

3. Mật ong

Mật ong là một lựa chọn phổ biến của những người đam mê phương pháp điều trị tại nhà. Mật ong đã được sử dụng hàng trăm năm để điều trị các bệnh như viêm họng và khô da. Mật ong có nhiều đặc tính kháng khuẩn và chống viêm. Một giọt mật ong nhỏ lên vết muỗi đốt có thể làm giảm viêm. Nó có thể làm dịu da khiến của bạn không còn cảm giác muốn gãi, vì da bị trầy xước có phủ mật ong có thể tạo ra một hỗn hợp dính.

4. Nha đam

Là loại cây thông dụng trong gia đình, nha đam còn có nhiều công dụng. Gel nha đam đã được chứng minh là làm giảm đau do bỏng và giúp vết thương mau lành hơn. Đó là lý do tại sao nha đam cũng có thể là một lựa chọn tốt để chữa lành vết muỗi đốt. Để thử điều này, hãy cắt một phần nhỏ của cây nha đam. Bôi gel nha đam trực tiếp lên vùng da bị kích ứng. Để khô và thoa lại nếu cần.

5. Baking soda

Được tìm thấy trong hầu hết mọi nhà bếp, baking soda có vô số công dụng từ nướng bánh mì đến thông tắc cống. Còn được gọi là natri bicacbonat, baking soda cũng có thể giúp giảm vết muỗi đốt. Cách làm hỗn hợp bột baking soda rất dễ dàng và bạn có thể sử dụng nó theo cách tương tự như bột yến mạch. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) gợi ý trộn 1 thìa baking soda với lượng nước vừa đủ để tạo thành hỗn hợp sền sệt. Bôi hỗn hợp này lên vết muỗi đốt và để yên trong 10 phút trước khi rửa sạch. Nếu da bị kích ứng, hãy ngừng điều trị ngay.

6. Húng quế

Cây húng quế là thành phần chính trong nhiều công thức nấu ăn của bạn, nhưng nó cũng được sử dụng như một phương thuốc trị muỗi đốt. Loại cây này được sử dụng trong các bài thuốc thảo dược chữa nhiễm trùng da, và các chất chống oxy hóa có trong lá húng quế có thể làm giảm viêm. Để làm hỗn hợp này, hãy đun sôi 2 cốc nước và thêm 15g lá húng quế khô. Để yên hỗn hợp cho đến khi nguội. Sau đó nhúng khăn mặt vào dung dịch này và chà nhẹ lên vết muỗi đốt. Ngoài ra, bạn có thể thái nhỏ một ít lá húng quế tươi cho đến khi thật mịn rồi thoa lên da. Nếu bạn nhận thấy kích ứng, hãy ngừng sử dụng biện pháp khắc phục này.

7. Giấm

Trong nhiều thế kỷ, giấm táo đã được sử dụng như một phương thuốc tự nhiên. Nếu bạn bị ngứa, hãy chấm một giọt giấm lên vết cắn. Giấm có thể giúp giảm cảm giác châm chích và bỏng rát. Nó cũng có thể hoạt động như một chất khử trùng tự nhiên nếu bạn gãi quá nhiều. Nếu bạn cần giảm đau, hãy thử ngâm khăn trong nước lạnh và giấm, sau đó đắp lên vết cắn. Nếu bạn bị nhiều vết cắn, hãy pha loãng 2 cốc giấm trong bồn nước ấm và ngâm mình trong 20 phút. Hãy cẩn thận, tắm nước nóng có thể khiến tình trạng ngứa trở nên trầm trọng hơn.

8. Hành tây

Hành tây có thể làm dịu vết muỗi đốt. Nước ép của hành tây tiết ra từ củ mới cắt có thể làm giảm vết cắn và kích ứng. Hành tây cũng có đặc tính kháng nấm và kháng khuẩn tự nhiên. Cắt một lát hành tây và đắp trực tiếp lên vết cắn trong vài phút. Sau khi bạn loại bỏ hành tây, rửa sạch vùng vết muỗi đốt

9. Tinh dầu bạc hà

Dầu bạc hà là một phương thuốc tự nhiên đã có từ nhiều thế kỷ trước được sử dụng để giảm ngứa. Trộn một vài giọt dầu bạc hà vào dầu dừa hoặc dầu ô liu. Chấm một lượng nhỏ hỗn hợp lên vết muỗi đốt và nhẹ nhàng xoa đều. Không thoa dầu bạc hà chưa pha loãng lên da. Bạn cũng có thể thêm một vài giọt dầu bạc hà vào bồn tắm đầy nước ấm để ngâm mình nhẹ nhàng. Hãy cẩn thận khi sử dụng tinh dầu, vì chúng có thể tương tác với thuốc hoặc có những tác dụng không mong muốn khác. Phương pháp điều trị này không thích hợp cho trẻ nhỏ.

10. Trà hoa cúc

Hoa cúc, là một phương thuốc tự nhiên phổ biến cho nhiều bệnh. Khi thoa lên da, các loại dầu có trong hoa cúc có thể làm giảm ngứa và viêm. Nhúng một túi trà chứa đầy hoa cúc khô đã nghiền vào nước trong tủ lạnh trong 30 phút. Sau đó vắt bớt nước thừa trong túi trà và đắp trực tiếp lên vết cắn của bạn. Để yên trong 10 phút. Lau sạch khu vực bằng khăn ướt. Bạn có thể làm lạnh túi trà trong tủ lạnh để sử dụng thêm sau này. Rất hiếm, nhưng hãy lưu ý rằng hoa cúc có thể gây ra phản ứng dị ứng.

11. Tỏi

Tỏi là một phương thuốc tự nhiên nổi tiếng cho các tình trạng từ bệnh tim đến huyết áp cao. Một chút tỏi bôi lên vết muỗi đốt khó chịu là một phương pháp điều trị phổ biến khi bị muỗi đốt. Nhưng trước khi cắt thành củ và đắp lên vết cắn, hãy lưu ý rằng việc đắp tỏi đã cắt thẳng lên vết thương hoặc vết cắn trên da có thể gây bỏng và châm chích. Thay vào đó, hãy băm nhuyễn tỏi tươi và trộn một lượng nhỏ với kem dưỡng da không mùi hoặc dầu khoáng. Các loại thuốc mỡ và kem này sẽ giúp giảm khả năng kích ứng của tỏi nhưng vẫn cho phép bạn thu được lợi ích kháng khuẩn và kháng viêm của tỏi. Để hỗn hợp trên da trong 10 phút, sau đó lau sạch da bằng khăn mát. Bôi nhiều hơn trong lần sau nếu tình trạng ngứa vẫn còn.

Cách tốt nhất để giảm tình trạng kích ứng do muỗi đốt là tránh bị muỗi đốt. Bạn nên nhớ rằng muỗi sẽ hoạt động mạnh hơn và buổi chiều tối. Nếu muốn hoạt động ngoài trời trong khoảng thời gian này, nên mặc quần áo dài và đứng xa các khu vực có nước đọng để làm giảm nguy cơ bị muỗi đốt. Nếu bị đốt, cố gắng làm giảm sưng và giảm ngứa bằng các phương pháp điều trị tại nhà. Khi nhận thấy có các phản ứng kích ứng hoặc dị ứng trên da sau khi sử dụng các phương pháp tự điều trị, cần dừng sử dụng ngay lập tức.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 7 sự thật thú vị về loài muỗi

Hồng Ngọc - Viện Y học ứng dụng Việt Nam (theo Healthline) -
Bình luận
Tin mới
  • 20/04/2024

    Chảy máu trong thai kỳ - Hiện tượng phổ biến nhưng đừng xem thường

    Chảy máu trong thời kỳ mang thai là một hiện tượng thường gặp, đặc biệt là trong 3 tháng đầu. Tuy nhiên, đôi khi đây có thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng.

  • 20/04/2024

    Những tác hại khi nằm ngủ gối cao

    Lựa chọn một chiếc gối với độ cao phù hợp sẽ mang lại cho bạn một giấc ngủ ngon, cải thiện tư thế và giảm đau lưng, mỏi cổ. Dưới đây là một số vấn đề về sức khỏe khi nằm gối quá cao hoặc kê nhiều gối trong thời gian dài.

  • 20/04/2024

    Cách giúp đỡ người tự gây thương tích

    Khi người bạn yêu thương đang tự gây thương tích, những dấu hiệu tưởng chừng dễ dàng nhận biết thường bị bỏ qua. Đó thường là một hành vi bí mật, được giấu bởi lớp quần áo hoặc dưới lí do như những vết thương từ thể thao và các hoạt động khác. Hỗ trợ, giúp đỡ nhiệt tình và thấu hiểu, lắng nghe một cách không phê phán, bạn có thể học cách giúp đỡ người đang tự gây thương tích.

  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

Xem thêm