Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Lý do vì sao bạn luôn cảm thấy mệt mỏi và cách khắc phục

Mệt mỏi có thể do nhiều nguyên nhân, tìm hiểu đúng nguyên nhân sẽ giúp bạn cải thiện chất lượng cuộc sống.

Mệt mỏi là cảm giác buồn ngủ, uể oải luôn cảm thấy thiếu năng lượng cho các hoạt động cũng như công việc hàng ngày. Mệt mỏi có thể bắt nguồn từ các yếu tố ảnh hưởng tinh thần, thể chất hoặc cả hai. Tìm hiểu đúng nguyên nhân gây ra sự mệt mỏi sẽ giúp bạn cải thiện vấn đề này hiệu quả nhất. Dưới đây là các nguyên nhân phổ biến gây mệt mỏi

Mệt mỏi do thiếu ngủ

Ngủ không đủ giấc hay thiếu ngủ là nguyên nhân hàng đầu gây mệt mỏi. Thiếu ngủ có thể ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng tập trung và sức khỏe của bạn.

Khắc phục: Hãy ưu tiên giấc ngủ và tuân thủ một lịch trình ngủ đều đặn. Không nên sử dụng các thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại di động hoặc TV trước khi ngủ. Nếu tình trạng này không cải thiện, bạn nên đi khám trước khi sử dụng các loại thuốc an thần giúp cải thiện giấc ngủ.

Ngưng thở khi ngủ gây mệt mỏi

Ngưng thở khi ngủ là một trong số biểu hiện của hội chứng rối loạn giấc ngủ. Bạn có thể ngưng thở trong một thời gian ngắn và gây gián đoạn giấc ngủ. Kết quả là bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi và buồn ngủ vào ban ngày.

Khắc phục: Để cải thiện tình trạng này bạn nên giảm cân, bỏ thuốc lá hoặc sử dụng các thiết bị cung cấp oxy để giúp đường thở luôn thông thoáng trong khi ngủ.

Không cung cấp đủ năng lượng

Ăn quá ít gây ra mệt mỏi, nhưng ăn không đúng loại thực phẩm cũng có thể là một vấn đề gây mệt mỏi.  Một chế độ ăn cân bằng giúp giữ cho lượng đường trong máu ở mức bình thường và ngăn chặn cảm giác uể oải khi lượng đường trong máu giảm xuống.

Khắc phục:  Luôn ăn sáng và cố gắng bổ sung đạm và tinh bột trong mỗi bữa ăn. Bạn cũng nên ăn nhiều bữa nhỏ hoặc đồ ăn nhẹ trong ngày để giúp duy trì năng lượng.

Do thiếu máu

Thiếu máu là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng mệt mỏi ở phụ nữ. Mất máu kinh nguyệt có thể gây ra tình trạng thiếu sắt, khiến phụ nữ gặp nguy hiểm. Tế bào hồng cầu giúp mang oxy đến các mô và cơ quan trong cơ thể.

Khắc phục:  Đối với tình trạng thiếu máu do thiếu sắt, bổ sung sắt và ăn các thực phẩm giàu sắt, chẳng hạn như thịt nạc, gan, động vật có vỏ, đậu và ngũ cốc giàu dinh dưỡng, có thể giúp cải thiện tình trạng mệt mỏi.

Trầm cảm

Bạn có thể nghĩ trầm cảm là một chứng rối loạn cảm xúc, nhưng tình trạng này cũng góp phần gây ra nhiều triệu chứng về thể chất. Mệt mỏi, đau đầu và chán ăn là những triệu chứng phổ biến nhất.

Khắc phục: Trầm cảm đáp ứng tốt với các liệu pháp tâm lý và / hoặc sử dụng các thuốc đặc trị.

Suy giáp

Tuyến giáp là một tuyến nhỏ ở dưới cổ. Tuyến giáp kiểm soát sự trao đổi chất của cơ thể, tốc độ chuyển hóa nhiên liệu thành năng lượng. Khi các tuyến hoạt động kém và chức năng trao đổi chất diễn ra quá chậm, bạn có thể cảm thấy uể oải và tăng cân.

Khắc phục: Nếu kết quả xét nghiệm máu khẳng định nồng độ hormone tuyến giáp thấp, bạn nên tham khảo ý kiến các bác sĩ để sử dụng các hormone tổng hợp thay thế.

Sử dụng quá nhiều caffein

Caffeine có thể cải thiện sự tỉnh táo và tập trung với liều lượng vừa phải. Nhưng quá nhiều có thể làm tăng nhịp tim, huyết áp và cảm giác bồn chồn.  Và nghiên cứu chỉ ra rằng quá nhiều thực sự gây ra mệt mỏi ở một số người.

Khắc phục: Cắt giảm từ từ các loại đồ uống chứa caffein như cà phê, trà, socola, nước ngọt, … Tuy nhiên ngưng sử dụng caffein đột ngột có thể gây ra tình trạng cai caffein và gây mệt mỏi nhiều hơn.

Những bệnh nhiễm trùng tiềm ẩn

Không phải nhiễm trùng nào trong cơ thể cũng xuất hiện các triệu chứng khẩn cấp để báo hiệu cho chúng ta biết. Mốt số nhiễm trùng xảy ra chỉ gây ra cảm giác mệt mỏi.

Khắc phục: Bạn nên đi khám để xác định rõ liệu bạn đang gặp nhiễm trùng tiềm ẩn nào không trước khi được điều trị bằng kháng sinh.

Bệnh tiểu đường

Ở những người mắc bệnh tiểu đường, lượng đường cao bất thường vẫn ở trong máu sẽ không đi vào các tế bào và được chuyển hóa thành năng lượng. Kết quả là cơ thể sẽ cạn kiệt năng lượng mặc dù bạn vẫn ăn uống đầy đủ.

Khắc phục: Các phương pháp điều trị bệnh tiểu đường bao gồm:  thay đổi lối sống như chế độ ăn uống và tập thể dục, liệu pháp insulin và thuốc để giúp cơ thể chuyển hóa đường.

Mất nước

Sự mệt mỏi của bạn có thể là một dấu hiệu của tình trạng mất nước. Cho dù bạn đang tập thể dục hay đang làm công việc văn phòng. Cơ thể cần duy trì đủ nước để hoạt động tốt và duy trì thân nhiệt.

Khắc phục: Uống đủ nước trong ngày để nước tiểu có màu sáng. Uống ít nhất hai cốc nước mỗi giờ hoặc hơn trước khi có kế hoạch hoạt động thể chất. Sau đó, tiếp tục bổ sung nước trong suốt quá trình tập luyện.

Bệnh lý tim mạch

Khi bạn mệt mỏi ngay khi thực hiện các công việc hàng ngày như dọn dẹp nhà cửa, leo cầu thang, đó có thể là một dấu hiệu cho thấy trái tim đang bị suy yếu. Bạn nên đi khám để kiểm tra tình trạng sức khỏe chung ngoài ra thay đổi lối sống và thói quen ăn uống sẽ giúp bạn kiểm soát được bệnh tim và phục hồi năng lượng.

Rối loạn giấc ngủ do làm việc theo ca

Làm việc đêm hoặc thay đổi ca làm việc có thể làm gián đoạn nhịp sinh học. Bạn có thể cảm thấy mệt mỏi và ảnh hưởng đến sự tỉnh táo vào ban ngày.

Khắc phục: Hạn chế tiếp xúc với ánh sáng ban ngày khi bạn cần nghỉ ngơi. Hãy nghỉ ngơi trong phòng tối, yên tĩnh và mát mẻ.

Dị ứng thực phẩm

Nếu tình trạng mệt mỏi gia tăng sau khi ăn, bạn có thể không dung nạp một loại thực phẩm nào đó nhưng ở mức độ nhẹ - không đủ để gây ngứa hoặc nổi mề đay.

Cách khắc phục: Bạn nên theo dõi các thực phẩm sử dụng và loại bỏ thực phẩm đó để cải thiện tình trạng mệt mỏi sau khi ăn.

Cách cải thiện nhanh chóng cho cảm giác mệt mỏi

Nếu bạn bị mệt mỏi không liên quan đến bất kỳ tình trạng bệnh lý nào, tập thể dục là giải pháp giúp bạn xua tan sự mệt mỏi. Nghiên cứu cho thấy, những người trưởng thành khỏe mạnh nhưng luôn cảm thấy mệt mỏi đã được cải thiện tình trạng này sau khi tập luyện với những bài tập cường độ nhẹ trong 20 phút và 3 lần mỗi tuần.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Chứng mệt mỏi buổi sáng và cách xử trí 

Bs. Tạ Tùng Duy - Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM (theo WebMD) -
Bình luận
Tin mới
  • 26/04/2024

    Nguyên nhân gây ngứa đa xơ cứng và cách điều trị

    Các rối loạn về giác quan, bao gồm cả cảm giác ngứa, có thể xảy ra trong bệnh đa xơ cứng. Đôi khi, những cảm giác này có thể là dấu hiệu sớm của bệnh.

  • 26/04/2024

    5 loại thực phẩm không nên ăn cùng chuối

    Mặc dù chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng theo y học cổ truyền Ấn Độ, sự kết hợp chuối và một số thực phẩm sẽ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa đối với một nhóm người.

  • 26/04/2024

    Chế độ ăn cho người bị nhiễm vi khuẩn HP

    Cùng với tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP.

  • 26/04/2024

    Tại sao cần tiêm vaccine phòng uốn ván?

    Uốn ván là một căn bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cơ và dây thần kinh của cơ thể nhưng có thể phòng ngừa được. Nó thường gây co thắt, tạo cảm giác đau đớn và cứng cơ hàm. Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng và dễ dàng phòng ngừa bằng tiêm chủng. Nguyên nhân là do độc tố được tạo ra bởi bào tử của vi khuẩn Clostridium tetani. Những vi khuẩn này sống trong môi trường, bao gồm cả trong đất, bụi và phân động vật.

  • 26/04/2024

    Vì sao da đầu đổ nhiều mồ hôi và cách cải thiện?

    Da đầu đổ nhiều mồ hôi khiến tóc bết, khó chịu, ngứa ngáy và tăng nguy cơ các bệnh về da. Tìm hiểu nguyên nhân tình trạng nhiều mồ hôi da đầu cũng như cách khắc phục tại nhà.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân khiến da mỏng hơn

    Làn da mỏng manh là làn da dễ bị nẻ và tổn thương. Đó là một vấn đề phổ biến ở người lớn tuổi. Khi bạn già đi, các lớp da của bạn sẽ mỏng đi và trở nên mỏng manh hơn. Tuy nhiên, có một số yếu tố khác ảnh hưởng đến độ dày của da. Ngay cả những rối loạn và việc sử dụng thuốc cũng có thể góp phần làm mỏng da.

  • 25/04/2024

    10 mẹo để loại bỏ nếp nhăn biểu cảm

    Nếp nhăn biểu cảm là những đường nhăn trên khuôn mặt xuất hiện khi chúng ta cử động cơ mặt. Chúng thường xuất hiện ở những vùng da mỏng manh như trán, giữa hai lông mày và xung quanh mắt và miệng.

  • 25/04/2024

    Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt protein

    Protein là một chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe. Khi cơ thể thiếu hụt protein sẽ xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo..

Xem thêm