Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Nấm lưỡi, miệng ở trẻ: Xử trí và phòng ngừa thế nào?

Bệnh nấm lưỡi, miệng ở trẻ em là tình trạng niêm mạc vùng lưỡi, miệng bị tổn thương chủ yếu do sự tích tụ quá mức của nấm Candida Albicans. Vậy yếu tố nào làm tăng nguy cơ gây nấm lưỡi, miệng ở trẻ; cách xử trí và phòng ngừa thế nào?

Nấm lưỡi, miệng còn được gọi là bệnh tưa miệng (tưa lưỡi), là tình trạng gây nên bởi nấm men chủng Candida. Vi nấm Candida luôn tồn tại trong miệng nhưng thường là vô hại. Tuy nhiên, nếu chúng phát triển quá mức sẽ gây nấm miệng. Bệnh nấm miệng thường gặp ở trẻ nhỏ, hình thành nên các đốm màu trắng hoặc vàng trên bề mặt lưỡi hoặc trong má. Những đốm này thường biến mất nếu được điều trị đúng cách.

Nấm lưỡi, miệng là bệnh lành tính và hiếm khi gây ra các triệu chứng nguy hiểm. Với những trường hợp có hệ miễn dịch kém, nấm miệng thường lan tới những bộ phận khác trên cơ thể và gây ra nhiều biến chứng.

Các yếu tố góp phần làm tăng nguy cơ nấm lưỡi, miệng

Nguyên nhân chính là do nấm Candida Albicans gây ra, thường xuất hiện ở trẻ yếu, nhất là trẻ sơ sinh thiếu tháng. Cũng có khi do người mẹ bị nấm âm đạo nên trẻ sẽ nhiễm bệnh ngay sau khi chào đời.

- Nấm lưỡi, miệng ở trẻ cũng có thể xảy ra khi trẻ phải sử dụng một số loại thuốc kháng sinh trong thời gian dài. Vì khi ấy kháng sinh tiêu diệt những vi khuẩn có lợi và làm sinh sôi những vi khuẩn gây hại trong khoang miệng trẻ, khiến nấm Candida phát triển. Đối với những trẻ nhỏ có hệ thống miễn dịch kém cũng dễ có nguy cơ bệnh nấm lưỡi, miệng.

- Mầm bệnh cũng có thể đến từ đầu vú cao su, dụng cụ pha sữa. Trẻ bú xong không được vệ sinh miệng tốt, cặn sữa ứ đọng lâu ngày sẽ lên men, tạo điều kiện cho nấm Candida Albicans phát triển, gây bệnh nấm lưỡi, miệng cho trẻ.

Dấu hiệu nhận biết nấm lưỡi, miệng

Nấm lưỡi, miệng là tình trạng các loại nấm Candida Albicans tích tụ trong miệng, gây tổn thương niêm mạc, thường là trên lưỡi hoặc trong má. Đôi khi nấm có thể lây lan sang vòm miệng, nướu răng, amidan hoặc họng.

Ban đầu, nấm miệng không có triệu chứng đáng chú ý. Các dấu hiệu và triệu chứng thường phát triển đột ngột, nhưng chúng có thể tồn tại trong một thời gian dài. Tổn thương là những đốm trắng trên lưỡi, bên trong má, trên vòm miệng, lợi và amidan; Đau; Chảy máu nếu tổn thương cọ xát ; Nứt ở góc miệng,...

Trong trường hợp nặng, các tổn thương có thể lan xuống thực quản (Candida thực quản). Nếu điều này xảy ra, có thể bị khó nuốt hoặc cảm thấy như là thực phẩm đang mắc kẹt trong cổ họng.

Nấm lưỡi, miệng ở trẻ có thể xảy ra khi trẻ phải sử dụng một số loại thuốc kháng sinh trong thời gian dài.

Hệ lụy khi trẻ bị nấm lưỡi, miệng

Nấm lưỡi, miệng biểu hiện nhẹ, thường không gây nguy hiểm cho trẻ. Tuy nhiên, nếu không được chữa kịp thời và đúng cách sẽ chuyển nặng và có thể gặp những biến chứng như:

Viêm miệng đỏ

Miệng trẻ có nốt ban đỏ lan tràn khắp niêm mạc miệng hoặc khu trú từng vùng ở miệng, ở lưỡi, lợi, môi, quanh phía trong má. Trẻ có cảm giác khô, nóng ở miệng, khó chịu,...Ở trẻ còn bú, làm trẻ đau khi bú, khiến trẻ sẽ bỏ bú, sơ thể suy nhược.

Viêm miệng hoại thư

Có thể gây loét hoại thư má và "ăn" cả xương hàm. Bệnh xảy ra sau khi mắc bệnh siêu vi trùng như sởi, do kiêng cữ thái quá, không vệ sinh miệng sạch sẽ cho trẻ. Biến chứng này hay xảy ra ở trẻ nhỏ và yếu, sức đề kháng kém, thể trạng suy nhược. Bệnh nếu để lâu, nấm có thể di chuyển vào hệ tiêu hóa và phổi, gây biến chứng viêm phổi hoặc rối loạn tiêu hóa cho trẻ.

Cần làm gì khi trẻ bị nấm lưỡi, miệng?

Mặc dù là bệnh lành tính, nhưng không nên tự ý dùng thuốc cho trẻ mà nên đưa trẻ đi khám để được bác sĩ tư vấn và điều trị đúng. Thông thường, một số loại thuốc trị nấm được thầy thuốc chỉ định là : dung dịch Nystatin; kem Miconazon,...

Phụ huynh phải tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn dùng thuốc của bác sĩ. Không nên dùng dụng cụ đánh tưa lưỡi cho trẻ tránh làm gây tổn thương niêm mạc lưỡi, miệng.

Chủ động phòng ngừa nấm lưỡi, miệng cho trẻ, có thể dùng miếng gạc nhỏ quấn vào ngón tay thấm vào dung dịch nước muối 0,9% vệ sinh lưỡi, miệng trẻ.

Phòng bệnh nấm lưỡi, miệng cho trẻ

Để tránh hiện tượng viêm nhiễm kể trên, cha mẹ cần chú ý vệ sinh miệng cho trẻ sạch sẽ.

Với trẻ còn bú mẹ hoặc ăn sữa công thức, nếu thấy có cặn sữa nên rửa sạch trước khi ăn, dùng nước đun sôi để nguội hoặc bằng dung dịch nước muối sinh lý 0,9% để vệ sinh miệng, lưỡi cho trẻ.

Phụ huynh nên bế trẻ đứng hoặc ngồi, tránh tác động sâu vào vùng đáy lưỡi, vì có thể kích thích các cơ ở họng, khiến trẻ bị nôn trớ kéo theo nấm Candida lên khoang miệng. Vệ sinh núm vú, bình đựng sữa trước và sau khi trẻ bú. Để tránh nguy cơ nhiễm khuẩn, nên thường xuyên luộc kỹ các đồ pha sữa cho trẻ. Ở trẻ lớn hơn, tập cho trẻ xúc miệng, đánh răng thường xuyên sau mỗi bữa ăn. Sáng ngủ dậy và tối trước khi đi ngủ, cần chú ý xúc miệng kỹ hơn, nhất là đối với trẻ thích ăn nhiều đồ ngọt.

Tham khảo thêm thông tin bài viết: Biện pháp khắc phục nấm miệng (tưa lưỡi) ở trẻ nhỏ.

BS Nguyễn Thị Bích - Theo suckhoedoisong.vn
Bình luận
Tin mới
  • 29/03/2024

    Điều gì thực sự xảy ra với cơ thể bạn khi bạn dùng Collagen?

    Theo các thống kê collagen là một trong những chất bổ sung phổ biến và thị trường tiêu thụ ngày càng tăng. Nhưng trước khi bạn đổ tiền vào các gian hàng thực phẩm bổ sung, bạn nên biết rằng không phải tất cả những tuyên bố về lợi ích của collagen đều có cơ sở khoa học.

  • 29/03/2024

    Cảnh báo nguy hiểm khi thiếu vitamin B12: Đau đầu, thiếu máu ác tính

    Vitamin B12 là dưỡng chất rất cần thiết cho các tế bào thần kinh và tế bào máu đỏ và cũng cần thiết cho sự hình thành ADN.

  • 29/03/2024

    Tác dụng phụ có thể xảy ra sau mổ đẻ

    Mổ đẻ là phẫu thuật lấy thai ra ngoài qua đường cắt ở vùng bụng và tử cung, được thực hiện khi sinh thường qua âm đạo có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ hoặc thai nhi. Mặc dù sinh mổ ngày nay đã an toàn hơn nhờ sự tiến bộ của y học, phương pháp này vẫn tiềm ẩn một số rủi ro và tác dụng phụ đối với cả người mẹ và trẻ sơ sinh.

  • 28/03/2024

    Vì sao bạn nên tẩy lớp trang điểm trước khi tập thể dục?

    Việc trang điểm nhẹ nhàng trước khi đến phòng tập thể dục có thể giúp chị em phụ nữ tự tin hơn. Nhưng theo một nghiên cứu mới được đăng trên Journal of Cosmetic Dermatology, việc này có thể có thể làm giảm lượng dầu trên da, gây khô da.

  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

  • 28/03/2024

    Thực phẩm, đồ uống nên hạn chế khi đang bị nghẹt mũi

    Dấu hiệu nghẹt mũi thường gặp khi bạn bị cảm cúm, viêm mũi dị ứng hoặc viêm đường hô hấp. Một số thực phẩm, đồ uống có thể khiến triệu chứng này trầm trọng hơn, cản trở việc hít thở của bạn.

  • 28/03/2024

    Chấn thương sọ não có hồi phục được không?

    Chấn thương sọ não luôn được coi là một trong những thương tổn nghiêm trọng nhất có thể xảy ra với con người. Tuy nhiên, với những tiến bộ mới trong lĩnh vực y tế và phục hồi chức năng, ngày càng có nhiều hy vọng để người bệnh chấn thương sọ não có thể phục hồi và hồi phục các chức năng quan trọng.

Xem thêm