Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Biện pháp khắc phục nấm miệng (tưa lưỡi) ở trẻ nhỏ

Nấm miệng (tưa miệng hay tưa lưỡi) là bệnh nhiễm trùng miệng do một loại nấm có tên là Candida albicans gây ra. Bệnh thường xuất hiện ở trẻ nhỏ và có thể khắc phục những khó chịu của bệnh tại nhà với một vài cách đơn giản dưới đây.

Biện pháp khắc phục nấm miệng (tưa lưỡi) ở trẻ nhỏ

Nấm miệng giống như cặn sữa trên lưỡi, hai bên má của trẻ

Hầu hết, cơ thể chúng ta đều có nấm Candida albicans. Chúng hoạt động như một loại lợi khuẩn tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, tình trạng nhiễm trùng khiến nấm Candida albicans phát triển và nhân lên quá giới hạn, gây ra bệnh nấm miệng.

Bệnh tưa miệng khá phổ biến ở trẻ nhỏ. Bệnh này có thể lây truyền qua việc cho con bú hoặc hôn trẻ. Một số trường hợp sẽ tự khỏi sau vài ngày nhưng có những trường hợp cần can thiệp y tế. Bệnh nấm miệng khiến trẻ khó chịu, đau đớn, quấy khóc khi bú và mất cảm giác ngon miệng. Các mảng nấm miệng ở trẻ giống như cặn sữa, xuất hiện ở lưỡi và hai bên má.

Nứt ở khóe miệng là một triệu chứng khác của bệnh nấm miệng ở trẻ, gây đau đớn khi em bé ngậm vú mẹ hoặc núm vú của bình sữa.

Trong trường hợp cần can thiệp y tế, bác sỹ sẽ kê đơn thuốc chống nấm miệng, bôi trực tiếp lên lưỡi và bên trong má. Tuy nhiên, bạn có thể thực hiện một số biện pháp dưới đây để giảm bớt sự khó chịu, đau đớn của bé. Trước khi sử dụng bất kỳ hình thức điều trị nào, bạn cần tham khảo ý kiến ​​bác sỹ nhi khoa để đảm bảo an toàn cho bé.

Sữa chua không đường

Mẹ có thể cho bé ăn sữa chua không đường để hỗ trợ điều trị bệnh nấm miệng. Mặc dù, sữa chua không thể tiêu diệt nấm Candida albicans nhưng có thể cân bằng hệ lợi khuẩn trong khoang miệng của bé. Chỉ cho trẻ ăn sữa chua không đường khi bé đủ tuổi ăn dặm.

Hạn chế ăn đường

Nếu bạn là một bà mẹ cho con bú, hãy cố gắng hạn chế lượng đường của chính bạn. Các nghiên cứu lâm sàng đã chứng minh mối liên hệ giữa glucose và sự phát triển của candida ở nước bọt trong khoang miệng. Người mẹ có thể hạn chế ăn đường sẽ giúp giảm lượng glucose trong sữa, do đó kiểm soát bệnh miệng tưa ở trẻ.

Nấm miệng khiến trẻ đau đớn, quấy khóc, biếng ăn

Điều trị nấm miệng của người mẹ

Nguyên nhân cơ bản gây ra bệnh nấm miệng ở trẻ bắt nguồn từ chính người mẹ đang cho con bú. Một nghiên cứu cho thấy nấm Candida có mặt trong miệng của 34,55% trẻ được bú mẹ hoàn toàn. Candida được tìm thấy trong miệng của 66,67% trẻ bú bình đúng cách.

Người mẹ có thể vô tình lây truyền nấm miệng cho bé khi cho con bú. Nghiên cứu tương tự cho thấy Candida xuấn hiện trên ngực của 34,55% phụ nữ cho con bú. Nghiên cứu nhấn mạnh sự xuất hiện rộng rãi của nấm Candida trên vú của các bà mẹ đang cho con bú, khoang miệng của trẻ.

Trong thời kỳ cho con bú, nếu mẹ cảm thấy đau nhức, khó chịu ở núm vú thì bạn nên đi khám bác sỹ về bệnh nấm candida và điều trị kịp thời.

Mẹ cần vệ sinh các dụng cụ ăn uống của trẻ để ngăn vi khuẩn phát triển

Duy trì vệ sinh đồ dùng của bé

Các mẹ cần đảm bảo mọi thứ tiếp xúc với em bé đều được vệ sinh sạch sẽ. Làm sạch núm vú bình sữa, núm vú giả trước và sau khi bé sử dụng, không cho bé đưa ngón tay, đồ chơi vào miệng.

Hệ thống miễn dịch của trẻ đang phát triển. Do đó, các trường hợp mắc bệnh tưa miệng ở trẻ nhỏ khá phổ biến nhưng chúng thường giảm dần và tự biến mất trong vài ngày.

Tham khảo thông tin tại bài viết: Nhận biết bệnh nhiễm nấm lưỡi ở trẻ em

Phạm Mơ H+ (Theo Boldsky) - Theo Healthplus
Bình luận
Tin mới
  • 05/07/2025

    Uống bao nhiêu cà phê là quá nhiều?

    Cà phê từ lâu đã trở thành thức uống quen thuộc của hàng triệu người mỗi sáng. Tuy nhiên, uống bao nhiêu là đủ để tốt cho sức khỏe và khi nào thì trở thành quá nhiều?

  • 05/07/2025

    Những câu hỏi thường gặp về nước kiềm

    Khi nước kiềm ngày càng phổ biến, các tuyên bố xung quanh lợi ích sức khỏe và khả năng cải thiện sức khỏe tổng thể của nó cũng tăng theo. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải xem xét kỹ lưỡng những khẳng định này. Vì vậy, hãy cùng tìm hiểu và khám phá sự thật về nước kiềm và những lợi ích thật sự của nước kiềm.

  • 05/07/2025

    Vai trò của chất béo trong chế độ ăn lành mạnh

    Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.

  • 04/07/2025

    Bổ sung creatine đúng cách để cải thiện sức khỏe

    Chế độ ăn uống lành mạnh không thể thiếu thực phẩm giàu creatine - hợp chất tự nhiên giúp cung cấp năng lượng cho cơ bắp, cải thiện hiệu suất tập luyện và sức khỏe não bộ.

  • 04/07/2025

    Tìm hiểu về các loại bệnh võng mạc

    Có rất nhiều loại bệnh võng mạc khác nhau. Những bệnh này có thể do gen di truyền từ cha mẹ hoặc từ tổn thương võng mạc tích lũy trong suốt cuộc đời. Một số loại bệnh võng mạc phổ biến hơn các bệnh khác.

  • 03/07/2025

    5 lợi ích tiềm năng khi ăn chuối luộc

    Chuối là một trong những loại thực phẩm có lợi ích dinh dưỡng đáng kể. Vậy khi ăn chuối luộc có tác dụng gì?

  • 03/07/2025

    10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng

    Nhiễm ký sinh trùng có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe như các triệu chứng về tiêu hóa không rõ nguyên nhân, ngứa, thiếu máu, đau cơ và khớp, ăn không thấy no,… Cùng tìm hiểu về 10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng qua bài viết sau đây!

  • 02/07/2025

    Lý do nước dừa là thức uống tự nhiên kỳ diệu

    Nước dừa có thành phần dinh dưỡng đặc biệt và nhiều lợi ích cho sức khỏe như cung cấp chất điện giải, giúp hạ huyết áp... Đây là lý do nước dừa ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều người.

Xem thêm