Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Dấu hiệu cảnh báo ung thư lưỡi

Ung thư lưỡi là một trong những loại phổ biến nhất của ung thư miệng. Nguyên nhân đa số bệnh nhân phát hiện bệnh khi đã ở giai đoạn muộn là do các triệu chứng ban đầu của ung thư lưỡi không rõ ràng, thường dễ nhầm lẫn với các bệnh lý răng miệng thông thường khác.

Dấu hiệu cảnh báo Ung thư lưỡi

Lưỡi được tạo thành từ một nhóm các cơ, giúp nếm thức ăn, nuốt và nói.Lưỡi khỏe mạnh có màu hồng và được phủ bằng các nốt sần nhỏ gọi là nhú lưỡi.Chúng ta sử dụng lưỡi liên tục nên nếu lưỡi có vấn đề như đổi màu, đau nhức hoặc hạn chế cử động có thể gây khó chịu, không thoải mái và lo lắng.Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những bất thường ở lưỡi nhưng phần lớn các vấn đề lưỡi là không nghiêm trọng và hầu hết có thể được giải quyết một cách nhanh chóng. Tuy nhiên trong một số trường hợp, những bất thường ở lưỡi là dấu hiệu của một số bệnh lý nghiêm trọng của ung thư miệng.

Ai dễ ung thư lưỡi

Nghiên cứu đã thống kê rằng, những người hút thuốc có khả năng bị ung thư miệng, lưỡi hơn những người không hút thuốc. Hút xì gà, tẩu thuốc hay hút thuốc đều có nguy cơ gây ra ung thư lưỡi. Do nicotine trong thuốc và khói thuốc gây hại đến các bộ phận khác nhau của miệng; Uống nhiều rượu: Một nghiên cứu đã cho thấy, 70 - 80%  những người bị ảnh hưởng bởi bệnh ung thư miệng hoặc lưỡi đều là những người nghiện rượu. Rượu có khả năng kích thích các gene gây ung thư và gây ra các bệnh ác tính khác; Những người tiếp xúc với bức xạ cường độ cao cũng có nguy cơ phát triển bệnh ung thư miệng, lưỡi cao hơn; Ngoài ra, một người có nguy cơ phát triển ung thư lưỡi khi thành viên trong gia đình đã được chẩn đoán với bệnh tương tự.

Một số triệu chứng có thể xuất hiện khi lưỡi có vấn đề

Khó khăn khi vận động lưỡi; Thay đổi về kích thước, lưỡi có thể quá lớn hoặc đột nhiên bị sưng phồng lên; Thay đổi về màu sắc, từ màu bình thường của lưỡi sang màu trắng, màu đỏ hoặc màu đen;  Cảm giác đau hoặc rát trên lưỡi;  Xuất hiện tổn thương loét trên lưỡi; Lưỡi bị đau thường là kết quả của một chấn thương hoặc nhiễm trùng;  Cắn trúng lưỡi khi ăn nhai, vết bỏng ở lưỡi do nhiệt độ hoặc hóa chất; Viêm nhú lưỡi tạo thành một vết sưng đau trên lưỡi; Loét aphthe xuất hiện trong lưỡi có tính chu kỳ, gây đau và khó chịu khi ăn nhai, căn nguyên có thể do chấn thương, nhiễm trùng, rối loạn hormon, stress; Hội chứng nóng rát lưỡi thường gặp ở phụ nữ sau mãn kinh hoặc người hút thuốc lá nhiều.

Hình ảnh ung thư lưỡi.

Lưỡi trắng có thể do: Các mảng trắng trên lưỡi, cạo không tróc (bạch sản). Mặc dù không nguy hiểm nhưng bạch sản có thể là tiền thân của ung thư.

Lưỡi đỏ có thể do: Sự thiếu hụt axit folic và vitamin B12.

Lưỡi đen: do các nhú lưỡi trở nên quá dài. Điều đó làm cho chúng nhiều khả năng chứa vi khuẩn. Khi các vi khuẩn phát triển, nó có thể làm lưỡi chuyển màu đen. Tình trạng này không phổ biến và rất có thể xảy ra ở những người không thực hành vệ sinh răng miệng tốt. Những người dùng thuốc có kháng sinh và hóa trị, những người bị bệnh tiểu đường có thể nhiều khả năng lưỡi có lông màu đen.

Nấm miệng: mảng trắng trong miệng có thể mất đi khi bị cạo bỏ để lại bề mặt rướm máu. Nấm miệng thường thấy nhất ở trẻ sơ sinh, người cao tuổi, người đeo răng giả không vệ sinh tốt, người có hệ miễn dịch suy yếu, HIV, tiểu đường, sau khi sử dụng thuốc kháng sinh kéo dài.

Viêm lưỡi bản đồ: nhiều đốm đỏ bao quanh bởi bờ trắng gồ ghề không đều giống như bản đồ. Thường không điều trị vì không gây khó chịu gì.

Không vệ sinh lưỡi thường xuyên và đúng cách, vi khuẩn trong khoang miệng chuyển hóa những chất tiết ra từ thực phẩm và những chất từ nước bọt thành những chất sulfur dễ bay hơi có mùi hôi, là nguyên nhân gây hôi miệng.

Những dấu hiệu cảnh báo ung thư lưỡi

Ung thư lưỡi thường biểu hiện: cục u trên lưỡi, đau lưỡi, khó nuốt, vết loét sùi...

Cục u trên lưỡi: xuất hiện phía cạnh lưỡi tiếp xúc với răng có thể phát triển các khối u. Nếu các khối u này không được điều trị sẽ lớn dần và loét ra. Cục u có thể màu đỏ hoặc trắng, gây khó khăn khi ăn, nhai thậm chí là uống nước.

Đau lưỡi: Đây là triệu chứng xuất hiện trong giai đoạn thứ tư của ung thư, vì thông thường các giai đoạn đầu không gây đau. Bạn sẽ cảm thấy đau khi nhai nuốt. Nếu khối u ác tính phát triển lớn hơn còn có thể bị đau ở tai.

Khó nuốt: Dù không mọc mụn hay hạch ở lưỡi thì phụ nữ bị loại ung thư này cũng cảm thấy rằng có thấy khối u trong cổ họng làm cho họ khó nuốt. Hoặc khi ung thư lưỡi phát triển, hệ thống miễn dịch của cơ thể yếu đi gây viêm loét và nhiệt miệng.

Lời khuyên của thầy thuốc

Để phòng bệnh ung thư lưỡi cần vệ sinh răng miệng tốt, bỏ các thói quen xấu như hút thuốc lá, nhai trầu. Khi có bất kỳ triệu chứng bất thường nào trên lưỡi, bạn cần đến ngay cơ sở chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời.Nếu thấy có vết loét lưỡi đáy cứng, bờ sần sùi, không đau, xuất hiện bên hông lưỡi không lành sau 2 tuần. Đặc biệt ở những người trên 40 tuổi, có tiền sử hút thuốc, uống rượu cần tầm soát ung thư lưỡi.
BS. Vũ Nhật Mai - Theo Sức khỏe & Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

  • 28/03/2024

    Thực phẩm, đồ uống nên hạn chế khi đang bị nghẹt mũi

    Dấu hiệu nghẹt mũi thường gặp khi bạn bị cảm cúm, viêm mũi dị ứng hoặc viêm đường hô hấp. Một số thực phẩm, đồ uống có thể khiến triệu chứng này trầm trọng hơn, cản trở việc hít thở của bạn.

  • 28/03/2024

    Chấn thương sọ não có hồi phục được không?

    Chấn thương sọ não luôn được coi là một trong những thương tổn nghiêm trọng nhất có thể xảy ra với con người. Tuy nhiên, với những tiến bộ mới trong lĩnh vực y tế và phục hồi chức năng, ngày càng có nhiều hy vọng để người bệnh chấn thương sọ não có thể phục hồi và hồi phục các chức năng quan trọng.

  • 27/03/2024

    Những triệu chứng và biến chứng điển hình của bệnh sởi

    Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng do virus sởi gây ra, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Nhận biết sớm các dấu hiệu và triệu chứng như sốt cao, ho, chảy nước mũi và phát ban da đặc trưng là rất quan trọng để điều trị kịp thời. Hiểu rõ các triệu chứng sởi còn giúp phòng ngừa sự lây lan của căn bệnh này.

  • 27/03/2024

    5 loại thảo mộc giúp tăng cường sức khoẻ hô hấp

    Khi gặp các vấn đề hô hấp, nhiều người có xu hướng tìm các giải pháp từ thiên nhiên để giảm nhanh các triệu chứng khó chịu cũng như tăng cường sức khoẻ đường thở. Dưới đây là 5 loại thảo mộc bạn có thể thử áp dụng.

  • 27/03/2024

    Biện pháp cải thiện triệu chứng viêm họng

    Viêm họng là vấn đề hô hấp có thể xảy ra quanh năm, nhất là trong thời tiết giao mùa do virus, vi khuẩn tấn công đường thở. Cần làm gì để cải thiện triệu chứng viêm họng hiệu quả?

  • 27/03/2024

    Triệu chứng nhiễm trùng thận

    Nhiễm trùng thận, tiết niệu thường gặp khi vi khuẩn di chuyển từ bộ phận sinh dục, bàng quang, niệu quản rồi tới thận. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra các triệu chứng và dấu hiệu nhận biết nhiễm trùng thận.

Xem thêm