Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Nguyên nhân sưng các gai (nhú) lưỡi

Các gai lưỡi (hay nhú lưỡi) là những chỗ hình nấm, lồi lên ở đầu và hai bên lưỡi. Chúng có màu giống với phần còn lại của lưỡi và trong những trường hợp bình thường, chúng thường không được để ý đến. Các nhú lưỡi làm cho lưỡi có bề mặt thô ráp để hỗ trợ cho quá trình ăn uống. Các nhú lưỡi cũng bao gồm các nhú vị giác và các tế bào có thể cảm nhận nhiệt độ.

Nguyên nhân sưng các gai (nhú) lưỡi

Có rất nhiều nguyên nhân khiến các nhú lưỡi bị sưng. Trong đa số các trường hợp, những nguyên nhân này thường không nghiêm trọng. Hãy đến khám bác sỹ nếu các nhú lưỡi bị sưng kéo dài hoặc phát triển lan rộng hoặc làm bạn thấy khó khi ăn.

Viêm gai lưỡi thoáng qua (Transient Lingual Papillitis)

Khoảng một nửa số người đã từng trải qua tình trạng này vào một thời điểm nào đó trong đời. Việc các gai lưỡi bị sưng trắng hoặc đỏ là do các gai lưỡi bị kích thích và sưng lên. Nguyên nhân của tình trạng này hiện vẫn chưa rõ, nhưng có thể liên quan đến stress, hormone, hoặc một số loại thực phẩm cụ thể.

Mặc dù viêm gai lưỡi thoáng qua làm bạn cảm thấy khó chịu, nhưng tình trạng này thường không nghiêm trọng và có thể tự biến mất sau vài ngày mà không cần điều trị. Tuy nhiên, viêm gai lưỡi thoáng qua có thể sẽ tái phát.

Viêm gai lưỡi bùng phát là tình trạng thường gặp ở trẻ em và có khả năng lây nhiễm. Ở trẻ em, viêm gai lưỡi có thể kèm theo sốt và sưng hạch, đôi khi sẽ kèm theo việc nhiễm virus. Tuy nhiên, tình trạng này cũng thường không cần điều trị và sẽ biến mất trong vòng 2 tuần  nhưng cũng có thể sẽ tái phát. Súc miệng bằng nước muối hoặc ăn thức ăn lạnh, mềm có thể làm các triệu chứng thuyên giảm.

Viêm loét miệng (Canker Sores)

Viêm loét miệng có thể xảy ra ở bất cứ vị trí nào trong miệng, bao gồm cả phần dưới lưỡi. Nguyên nhân của tình trạng đau và sưng đỏ này cũng chưa được biết rõ. May mắn là tình trạng này không lây nhiễm. Các loại thuốc giảm đau không cần kê đơn có thể làm giảm các triệu chứng. Viêm loét miệng có thể sẽ cải thiện trong vòng 10 ngày mà không cần điều trị. Bạn nên đến khám bác sỹ nếu viêm loét miệng kéo dài, đi kèm với sốt hoặc khiến bạn quá đau đến mức không thể ăn hay uống được. Các loại thuốc điều trị tại chỗ được kê đơn cũng có thể sẽ hữu ích với bạn.

Đọc thêm bài viết: Vì sao trẻ bị viêm lưỡi bản đồ lại biếng ăn?

Nhú lưỡi có vảy (Squamous Papilloma)

Nhú lưỡi có vảy thường đi kèm với việc nhiễm virus Human Papilomavirus - HPV. Nhú lưỡi có vảy thường là một nhú lưỡi có hình dạng bất thường, xuất hiện đơn độc và có thể điều trị bằng phẫu thuật hoặc đốt laser. Không có cách nào để điều trị HPV nhưng các triệu chứng đơn lẻ có thể kiểm soát được.

Ảnh minh họa
Bệnh giang mai

Giang mai là một bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục. Bệnh thường khởi phát bằng những vết sưng nhỏ, không đau và dễ dàng biến mất. Vết sưng ban đầu sau đó sẽ trở thành các ban hoặc săng giang mai. Giai đoạn bệnh tiến triển, bạn sẽ xuất hiện nhiều vết sưng đỏ hơn.

Trong giai đoạn sớm, giang mai có thể dễ dàng được điều trị bằng kháng sinh. Trong giai đoạn thứ cấp, các vết sưng đỏ có thể xuất hiện trong miệng và trên lưỡi. Những vết sưng dạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng hơn, thậm chí là tử vong nếu không được điều trị.

Bệnh tinh hồng nhiệt (Scarlet Fever)

Bệnh tinh hồng nhiệt có thể được nhận ra bằng việc lưỡi đỏ và sưng, thường được ví như trái dâu. Việc nhiễm vi khuẩn cũng có thể gây ra tình trạng mẩn đỏ trên da và sốt. Bệnh tinh hồng nhiệt thường nhẹ và có thể điều trị được bằng kháng sinh.

Các biến chứng thường rất hiếm gặp, bao gồm: viêm phổi, sốt thấp khớp và các bệnh thận. Bệnh tinh hồng nhiệt thường rất dễ lây do vậy cần được chăm sóc cẩn thận.

U sợi chấn thương (Traumatic Fibroma)

U sợi chấn thương có nguyên nhân là do các kích thích mãn tính làm các khối u sợi mịn, màu hồng phát triển trên lưỡi. Bệnh thường khó chẩn đoán do vậy thường sẽ phải tiến hành sinh thiết. Khối u sợi có thể sẽ được loại bỏ bằng cách phẫu thuật, nếu cần thiết

U nang biểu mô lympho (Lymphoepithelial Cysts)

Các u nang này thường mềm, có màu vàng và thường xuất hiện ở phía dưới lưỡi. Nguyên nhân của tình trạng này hiện chưa rõ. Các u nang thường lành tính và có thể được loại bỏ bằng cách phẫu thuật.

Viêm lưỡi (Glossitis)

Viêm lưỡi là tình trạng viêm làm lưỡi của bạn trông mịn hơn, chứ không phải là xuất hiện các vết sưng. Viêm lưỡi có thể là hậu quả của nhiều tình trạng, bao gồm phản ứng dị ứng, hút thuốc và các kích thích hoặc viêm nhiễm khác. Điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân. Đến khám bác sỹ nếu viêm lưỡi kéo dài hoặc tái phát.

Ung thư miệng

Đa số các tình trạng sưng trên lưỡi đều không nghiêm trọng, nhưng một số có thể là biểu hiện của ung thư. Sưng do ung thư thường xuất hiện ở một bên lưỡi, thay vì ở đầu lưỡi.  Loại ung thư phổ biến nhất thường phát triển ở lưỡi là ung thư biểu mô tế bào vảy.

Ung thư miệng lưỡi thường xuất hiện ở phần lưỡi phía trước. Các khối u có thể màu xám, hồng hoặc đỏ. Chạm vào chúng có thể gây chảy máu. 

Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM (VIAM Clinic) trực thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam tư vấn, cung cấp chế độ dinh dưỡng cá thể dành cho những người đang điều trị các bệnh mạn tính, trong đó có ung thư. Hãy liên hệ với VIAM Clinic nếu bạn muốn có chế độ dinh dưỡng hỗ trợ điều trị ung thư TẠI ĐÂY hoặc Hotline: 0935.18.3939 hoặc 024.3633.5678

Ung thư cũng có thể sẽ phát triển ở phần phía sau của lưỡi. Tình trạng này thường khó phát hiện ra hơn, đặc biệt là khi nó không gây đau đớn trong giai đoạn đầu. Khi bệnh tiến triển, bạn sẽ cảm thấy đau nhiều hơn.

Nếu nghi ngờ bạn mắc ung thư, bác sỹ có thể sẽ lấy mẫu mô lưỡi của bạn để xét nghiệm dưới kính hiển vi (sinh thiết). Các lựa chọn điều trị bao gồm phẫu thuật, hóa trị và xạ trị, phụ thuộc vào loại ung thư và giai đoạn ung thư.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những dấu hiệu bất thường của lưỡi

Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

Xem thêm