5 nguy cơ sẽ xảy ra nếu bạn không chải lưỡi
Có thể bạn đánh răng gần như sau mỗi bữa ăn và dùng chỉ nha khoa đều đặn trước khi đi ngủ. Nhưng nếu bạn không dành ra vài phút mỗi ngày để chải lưỡi, thói quen chăm sóc răng miệng của bạn cần phải thay đổi.
Có tới hơn 700 chủng vi khuẩn khác nhau sống trong miệng, nhưng không phải vi khuẩn nào cũng có hại. Nhưng khi vi khuẩn có hại tích tụ và nhân lên ở những khe nứt xung quanh nhú lưỡi, hoặc những vết sưng nhỏ trên bề mặt lưỡi, chúng óc thể gây nên tổn hại cho sức khỏe.
Hãy tưởng tượng lưỡi của bạn giống như một ổ chứa đầy vi khuẩn làm lan mầm bệnh ra toàn miệng gây ra các bệnh và vấn đề sức khỏe. Hãy cùng tìm hiểu những vấn đề đó dưới đây, từ mất vệ sinh cho đến hiểm họa đe dọa mạng sống.
Hôi miệng
Hôi miệng là vấn đề liên quan nhiều nhất đến không chải lưỡi. Cơ chế xảy ra sẽ là: vi khuẩn trú ngụ ở lưỡi của bạn sẽ làm điều mà những vi khuẩn phát triển quá mức sẽ làm – gây ra mùi hôi thối. Vi khuẩn gây mùi có xu hướng lẩn khuất ở mặt sau của lưỡi, đó là lý vì sao việc chải lưỡi đầy đủ rất quan trọng để có hơi thở không mùi.
Rêu lưỡi màu tái nhợt
Khi bạn không chải lưỡi, sẽ có lớp bao phủ khó chịu trên lưỡi gồm vi khuẩn, vụn thức ăn thừa và tế bào da chết. Lớp màng sinh học này sẽ bao phủ nhú lưỡi, khiến khẩu vị kém nhạy cảm hơn. Hãy loại bỏ lớp màng này, chức năng nhú lưỡi sẽ được khôi phục.
Lưỡi xù xì và xám
Chứng này sẽ phát sinh khi nhú ở trên lưỡi bị nhuộm màu từ thức ăn thừa hoặc đồ uống như cà phê, những vụn thừa đó bám vào và khó đánh bật. Điều này sẽ khiến toàn bộ lưỡi của bạn có màu tối và nhám. Dấu hiệu này không có hại, tuy nhiên bạn vẫn nên chải lưỡi, các vết màu đó sẽ biến đi.
Nhiễm khuẩn nấm
Trong y học gọi là nấm miệng, xảy ra khi hệ vi khuẩn đường miệng bị xáo trộn do những nguyên nhân bao gồm việc không chải lưỡi và khi nấm bệnh phát triển vượt khỏi tầm kiểm soát. Kết quả là sẽ có những mảng trắng trên lưỡi. Thuốc chống nấm có thể chữa được bệnh này, việc chải lưỡi thường xuyên sẽ tránh việc bệnh trở lại.
Bệnh nha chu
Vi khuẩn tích tụ ở lưỡi của bạn có thể lan đến răng, gây ra viêm lợi, khiến lợi bị sưng đỏ. Nếu bệnh không được chữa, tình trạng viêm có thể tiến triển thành bệnh nha chu. Khi đó lợi tụt khỏi răng, khoảng trống ở giữa sẽ bị nhiễm khuẩn. Răng của bạn có nguy cơ bị rụng, nhưng điều đáng lo hơn là viêm mãn tính bị gây ra bởi bệnh nha chu liên quan đến nguy cơ đau tim, đột quỵ hoặc xảy thai.
Có thể bạn đã từng nghe về cây cạo lưỡi (tongue scraper): dụng cụ này có thể thấy ở hiệu thuốc được thiết kế đặc biệt để loại bỏ vi khuẩn, vụn thức ăn thừa và những vết bẩn trên lưỡi khác. Tuy nhiên, bạn vẫn cần phải thay mới bàn chải của mình khi bàn chải cũ đã sờn và ngả màu.
Thoát vị hoành, hay thoát vị khe hoành, xảy ra khi phần trên của dạ dày bị đẩy lên ngực thông qua một lỗ mở ở cơ hoành (cơ ngăn cách bụng với ngực). Tình trạng này xảy ra ở nơi dạ dày và thực quản của bạn nối lại với nhau, còn được gọi là ngã ba thực quản dạ dày. Đôi khi, thoát vị khe hoành không gây ra vấn đề gì và không cần điều trị.
Đau chân khi đứng lâu là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục vấn đề này bằng một vài thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt hàng ngày
Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh vẩy nến khác nhau tùy thuộc vào từng người và loại bệnh vẩy nến. Mặc dù bệnh vẩy nến là tình trạng mãn tính kéo dài suốt đời, một số người có thể thấy các triệu chứng biến mất trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.
Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.
Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.
Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.
Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.
Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh