1. Tổng quan về vàng da ở trẻ sơ sinh
Vàng da sơ sinh là tình trạng thường gặp ở trẻ sơ sinh, chiếm đến 25 - 30% ở trẻ đủ tháng và 80 - 85% ở trẻ sinh non, gây khá nhiều lo lắng cho các bậc phụ huynh. Bệnh thường xảy ra trong tháng tuổi đầu tiên, nhưng nguy hiểm nhất là trong 2 tuần đầu tiên.
Vàng da ở trẻ sơ sinh có hai loại, đó là vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý.
1.1. Vàng da sinh lý
Ở trẻ đủ tháng, sức khỏe bình thường thì vàng da được coi là sinh lý khi có đủ các biểu hiện sau:
Xuất hiện từ ngày thứ 3 sau sinh. Tự hết trong vòng 7 - 10 ngày. Vàng da ở mức độ nhẹ (chỉ vàng da vùng cổ, mặt, ngực và vùng bụng phía trên rốn). Vàng da đơn thuần, không kèm theo các triệu chứng bất thường khác như thiếu máu, gan lách to, bỏ bú, li bì… Nồng độ bilirubin/máu không quá 12mg% ở trẻ đủ tháng. Tốc độ tăng bilirubin/máu không quá 5mg% trong 24 giờ.
1.2. Vàng da bệnh lý
Vàng da được coi là bệnh lý khi vàng da xuất hiện sớm, vàng da tiến triển nhanh, mức độ vàng nhiều và thường kèm các triệu chứng bệnh lý khác. Những ngày đầu sau sinh là "thời điểm vàng" để bố mẹ theo dõi tình trạng vàng da ở trẻ.
Những bất thường đó là: Vàng da đậm (vàng nghệ) xuất hiện sớm, trong vòng 1 - 2 ngày sau sinh; Vàng da xuất hiện ở mặt, mắt và còn lan đến bụng, cánh tay, chân; Không hết vàng da sau 2 tuần với trẻ sinh đủ tháng và 3 tuần đối với trẻ sinh non tháng;
Vàng da kết hợp các triệu chứng bất thường khác như bỏ bú, nôn trớ, sốt, khóc nhiều, li bì, có cơn ngừng thở, phân bạc màu…
Tuy nhiên, một số trường hợp trẻ vàng da nhiều nhưng không có các triệu chứng kèm theo.
Vàng da sơ sinh có thể ở mức độ nhẹ nhưng cũng có khi tiến triển nặng thành vàng da bệnh lý. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời trong giai đoạn sơ sinh, bệnh có nguy cơ để lại biến chứng nhiễm độc thần kinh (bệnh lý não cấp và mạn do bilirubin) có thể trẻ sẽ tử vong. Khi đó, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám bác sĩ chuyên khoa sơ sinh để được chẩn đoán và điều trị vàng da sơ sinh càng sớm càng tốt, tránh xảy ra biến chứng nhiễm độc thần kinh sau này.
Vàng da ở trẻ sơ sinh có hai loại, đó là vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý.
(Ảnh minh họa)
2. Nguyên nhân dẫn đến vàng da
2.1. Do sản xuất Bilirubin quá nhiều
- Nguyên nhân là do tiêu huyết bẩm sinh, rối loạn cấu tạo hồng cầu làm cho hồng cầu giảm bất thường về cấu tạo màng hồng cầu, thiếu hụt các enzym hồng cầu, những bất thường trong tổng hợp Hb, thiếu men hồng cầu G6PD, Pyruvat kinase…
- Các nguyên nhân tiêu huyết thứ phát bao gồm:
+ Khối máu tụ dưới da, bướu máu dưới da đầu làm hồng cầu bị phá hủy gây tăng bilirubin tự do.
+ Trẻ sinh ngạt, sinh non do thiếu oxy, thành mạch và hồng cầu dễ vỡ, giảm tổng hợp enzym glucuronyl transferase tại gan.
+ Trẻ nhiễm khuẩn sơ sinh như nhiễm khuẩn huyết (do liên cầu, E. Coli, trực khuẩn, tụ cầu…), vàng da do tăng cả bilirubin tự do và kết hợp.
+ Dùng vitamin K tổng hợp, liều cao kéo dài hay dùng các loại thuốc như Naphtalen, thiazid gây vàng da tăng bilirubin tự do, nhất là ở trẻ sinh non.
2.2. Do bất đồng nhóm máu mẹ - con
Đây là hiện tượng tiêu huyết do miễn dịch đồng loại, đặc thù ở lứa tuổi sơ sinh và là nguyên nhân chính gây vàng da tăng bilirubin tự do trầm trọng, có khả năng đe dọa tính mạng trẻ. Bất đồng nhóm máu mẹ - con gây tan huyết chủ yếu là bất đồng nhóm ABO và Rhesus (Rh).
Bất đồng nhóm máu ABO xảy ra khi mẹ có kháng thể anti A, anti B chống lại kháng nguyên A, B của hồng cầu con. Bình thường các kháng thể tự nhiên anti A, anti B trong huyết thanh người là những IgM nên không qua được nhau thai. Nếu một lý do nào đó làm tổn thương màng đệm của bánh nhau, làm hồng cầu của con sang tuần hoàn của mẹ, cơ thể mẹ sẽ sản xuất ra các kháng thể kháng A hoặc kháng B là các IgG qua được rau thai, vào tuần hoàn của con gây vỡ hồng cầu.
2.3. Do thiếu hoặc rối loạn chức năng các enzym kết hợp
Trẻ bị thiếu enzym glucuronyl transferase do các bệnh Gilbert gây vàng da nhưng nhẹ, không đe dọa tính mạng trẻ. Bệnh Crigler Najjar gây vàng da xuất hiện sớm, có thể gây vàng da nhân não; do trẻ sinh non, thấp cân làm gan chưa trưởng thành gây vàng da thể nặng, nhất là ở trẻ có cân nặng khi sinh thấp, giảm albumin máu, hạ thân nhiệt, hạ đường máu, suy hô hấp, toan máu… Trẻ bị tổn thương gan do ngạt, nhiễm khuẩn, nhiễm độc… gây ức chế sản xuất các enzym gan.
Ngoài ra, rối loạn chức năng enzym hoặc sữa mẹ bị kích thích gây ức chế tổng hợp protein Z làm tăng bilirubin tự do. Hoặc do thiếu các chủng vi khuẩn, đường tiêu hóa bị cản trở… làm bilirubin kết hợp khi qua ruột bị enzym bê-ta glucuronidase phân hóa trở lại thành bilirubin tự do tái hấp thu vào máu qua tuần hoàn ruột gan. Ngoài vàng da, trẻ có các triệu chứng đào thải chậm hoặc ít phân xu.
3. Vàng da sinh lý xảy ra ở thời điểm nào?
Thường xuất hiện sau ngày thứ 3.
Hết vàng da trong vòng 1 tuần đối với trẻ đủ tháng và 2 tuần đối với trẻ non tháng.
Mức độ vàng da nhẹ, chỉ vàng da vùng mặt, cổ, ngực và vùng bụng phía trên rốn.
Trẻ bú tốt, khỏe mạnh. Vàng da đơn thuần, không kết hợp các triệu chứng bất thường khác như thiếu máu, gan lách to, bỏ bú, li bì…
Xét nghiệm Bilirubin trong máu: trẻ đủ tháng < 12 mg/dl, trẻ non tháng < 15 mg/dl.
4. Hậu quả nếu vàng da sơ sinh không được phát hiện và chữa trị kịp thời
Một số biến chứng nặng bao gồm:
4.1. Bệnh não cấp do tăng Bilirubin
+ Giai đoạn sớm: Trẻ vàng da nhiều, ngủ gà, giảm trương lực cơ, bú kém.
+ Giai đoạn trung gian: Trẻ lừ đừ, dễ bị kích thích và tăng trương lực cơ, có thể sốt, khóc the thé hay lơ mơ và giảm trương lực cơ, tăng trương lực cơ biểu hiện bằng ưỡn cổ và thân.
+ Giai đoạn nặng: Hệ thần kinh bị tổn thương và không hồi phục được, biểu hiện bằng tư thế ưỡn cổ - ưỡn người, trẻ khóc, không bú được, có cơn ngưng thở, hôn mê, một số trường hợp co giật và tử vong.
4.2. Bệnh não mạn do tăng bilirunin (vàng da nhân)
Trẻ có biểu hiện của bại não thể múa vờn, rối loạn thính lực, loạn sản răng, mắt nhìn trần, hiếm gặp thiểu năng trí tuệ và các tàn tật khác.
Chiếu đèn là phương pháp điều trị vàng da sơ sinh hiệu quả nhất, an toàn, đơn giản và kinh tế nhất.
5. Điều trị vàng da ở trẻ
Hiện có 3 phương pháp chính điều trị vàng da ở trẻ, tùy từng trường hợp cụ thể mà các bác sĩ sẽ lựa chọn cho phù hợp, đó là:
- Cung cấp đầy đủ nước và năng lượng (qua cho bú hoặc truyền dịch), truyền Albumine và dùng một số loại thuốc để gia tăng tốc độ chuyển hoá bilirubin gián tiếp.
- Chiếu đèn là phương pháp điều trị vàng da sơ sinh hiệu quả nhất, an toàn, đơn giản và kinh tế nhất.
- Thay máu khi trẻ có triệu chứng đe dọa nhiễm độc thần kinh do Bilirubin trong máu tăng cao.
Các bác sĩ có thể sử dụng một, hai hay ba phương pháp cùng lúc tuỳ theo từng trường hợp.
6. Tắm nắng cho trẻ có thể giúp điều trị vàng da sơ sinh không?
Ánh sáng mặt trời chỉ có thể giúp trẻ bị vàng da do sinh lý. Còn vàng da bệnh lý cần được điều trị. Vì vậy, trẻ cần được tắm nắng ấm mỗi sáng, bú mẹ tích cực, nhưng nếu trẻ đã vàng da nhiều thì phải sớm đưa trẻ đi khám ở bác sĩ chuyên khoa để được điều trị ngay.
Cha mẹ cần theo dõi tiến triển màu của da và phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh nặng để thời đưa trẻ đến cơ sở y tế. Không nằm buồng tối liên tục, quan sát màu da trẻ dưới ánh sáng mặt trời mỗi ngày.
7. Lời khuyên của thầy thuốc
Vàng da là một triệu chứng thường gặp ở trẻ sơ sinh do nhiều nguyên nhân gây nên. Hầu hết các trường hợp trẻ vàng da sinh lý có hàm lượng bilirubin trong máu thấp nên không nguy hại và không cần điều trị. Cần chú ý theo dõi xử trí kịp thời các trường hợp vàng da nặng để tránh nguy cơ tổn thương não ảnh hưởng đến sự phát triển tinh thần, vận động của trẻ.
Nhiều người thường hỏi rằng, khi nào cần nghĩ đến vàng da bệnh lý? Để trả lời câu hỏi này, cha mẹ cần lưu ý:
Vàng da xuất hiện trong 3 ngày đầu, đặc biệt trong vòng 24 giờ đầu sau sinh.
Vàng da kéo dài trên 14 ngày đối với trẻ đủ tháng và trên 21 ngày đối với trẻ sinh non.
Vàng da lan nhanh đến đùi hoặc cẳng chân, bàn chân trong những ngày đầu sau sinh. Da màu vàng mạnh hơn (vàng xạm, không tươi hoặc vàng chanh) hoặc nếu kết mạc mắt xuất hiện màu vàng. Vàng da kèm theo bỏ bú, bú kém hoặc nôn trớ.
Trẻ ngủ khó đánh thức, bứt rứt hoặc kích thích, gồng cứng, co giật (bệnh rất nặng). Chính vì vậy, quá trình chăm sóc trẻ khi thấy có biểu hiện bất thường cần tới cơ sở y tế để khám và điều trị.
Tham khảo thêm thông tin bài viết: Vàng da ở trẻ sơ sinh: Những dấu hiệu được coi là bệnh lý.
Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.
Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh
Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.
Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.
Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.
Thật khó khăn khi bạn phải đối mặt với bệnh tiêu chảy, nhất là khi bạn đang phải cho con bú. Trong bài viết này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục tự nhiên để điều trị bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ vẫn đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.
Ăn rau đầu tiên trong bữa ăn có tác dụng thế nào với người bệnh đái tháo đường? Thứ tự các ăn các món trong bữa ăn của người bệnh đái tháo đường có gì đặc biệt? Nhân Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Ngày Trẻ em Thế giới là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhiều thay đổi, việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.