Bệnh màng trong khiến cho trẻ khó thở, thường xảy ra ở trẻ non tháng, trẻ càng non tháng nguy cơ bị bệnh càng cao.
1. Tổng quan bệnh màng trong
Bệnh màng trong là một bệnh phổ biến gây suy hô hấp nặng thường gặp ở trẻ sơ sinh non tháng do thiếu hụt Surfactant, là chất có tác dụng làm giảm sức căng bề mặt và duy trì tính ổn định của phế nang, ngăn ngừa xẹp các phế nang ở cuối thì thở ra. Bệnh thường gặp ở trẻ non tháng, cân nặng lúc sinh thấp, trẻ sinh mổ, trẻ được sinh ra từ mẹ bị đái tháo đường…
Ở phổi của người bình thường, trong phế nang chứa một chất giúp làm giảm hoạt bề mặt, có tác dụng duy trì tính ổn định của phế nang, làm cho các phế nang tránh bị xẹp, chất này được gọi là Surfactant.
Surfactant ở phổi của bào thai sẽ xuất hiện vào tuần thai thứ 20, chất này sẽ phủ vào vách trong của phế nang và có mặt trong nước ối vào tuần thai thứ 28 - 36. Ở những trẻ sinh non, phổi chưa thực sự trưởng thành, chất Surfactant chưa hoàn thiện.
Thiếu Surfactant sẽ khiến phế nang của trẻ bị xẹp, dẫn đến tình trạng huyết tương tràn vào phế nang, fibrin trong huyết tương sẽ lắng đọng bên trong phế nang và các tiểu phế quản tạo thành một lớp màng cản trở sự lưu thông không khí và sự trao đổi oxy, lúc này khí CO2 từ phế nang đi qua các mao mạch sẽ dẫn đến suy hô hấp và có thể gây tử vong nhanh.
Theo nghiên cứu, khoảng 0,5 - 1% trẻ sinh ra mắc căn bệnh này, tuổi thai càng nhỏ thì nguy cơ mắc bệnh càng cao, đây chính là yếu tố sinh non và thường gặp ở trẻ dưới 28 tuần tuổi (chiếm khoảng 60%). Và đây cũng là một yếu tố quan trọng nhất gây tăng tỷ lệ bệnh và tử vong ở trẻ sơ sinh.
Suy hô hấp do bệnh màng trong thường gặp ở trẻ sinh non.
2. Biểu hiện của bệnh màng trong
Thường có biểu hiện sớm sau sinh và ngày càng nặng hơn. Trẻ có thể tím tái, thở nhanh, thở rút lõm ngực, cánh mũi phập phồng, nghe tiếng rên khi trẻ thở. Các triệu chứng bệnh màng trong xuất hiện sau sinh vài giờ hoặc vài ngày, đặc biệt là trong vòng 6 giờ đầu.
Trên thực tế, bệnh màng trong thường xuất hiện ở trẻ sinh non, thai ngạt. Người mẹ có mắc các bệnh lý như đái tháo đường, xuất huyết sinh dục trước sinh.
Trẻ đang thở bình thường thì đột ngột xuất hiện suy hô hấp: Triệu chứng tím tái xuất hiện ngày càng tăng, trẻ thở nhanh >60 lần/phút.
Trẻ co kéo cơ hô hấp thấy rõ: Hiện tượng rút lõm lồng ngực, cánh mũi phập phồng. Trẻ thở rên: Chủ yếu ở thì thở ra. Rối loạn tim mạch: Mạch nhanh >120 chu kỳ/phút. Nếu biểu hiện bệnh màng trong nhẹ và điều trị đúng thì sau khoảng 72 giờ, các triệu chứng sẽ giảm dần. Nếu nặng, các dấu hiệu tím tái, khó thở tăng lên, huyết áp hạ, thân nhiệt hạ, trẻ sẽ tử vong sau vài giờ. Tuy nhiên, trẻ sau khi khỏi bệnh vẫn có thể để lại di chứng khá nặng nề như thiếu oxy não, xuất huyết não, hạ đường huyết...
Trẻ sau khi khỏi bệnh vẫn có thể để lại di chứng khá nặng nề.
3. Chẩn đoán và điều trị bệnh màng trong
Sau khi được thăm khám, các bác sĩ sẽ chỉ định làm những xét nghiệm như: Máu để loại trừ nhiễm trùng, kiểm tra mức oxy máu… Chụp Xquang phổi cho thấy thể tích phổi giảm, lưới hạt lan tỏa và hình ảnh ứ khí cây phế quản.
4 giai đoạn của bệnh màng trong:
+ Ở giai đoạn I: Hình ảnh lưới hạt nhỏ rải rác, phổi nở tốt.
+ Ở giai đoạn II: Hình ảnh lưới hạt rải rác với khí phể quản đồ mức độ trung bình, giảm thể tích phổi.
+ Ở giai đoạn III: Hình ảnh lưới hạt lan toả, xoá bờ tim, khí phế quản đồ nổi bật.
+ Ở giai đoạn IV: Mờ cả 2 bên phổi (phổi trắng xoá).
Chẩn đoán bệnh và chẩn đoán phân biệt với các bệnh khác như: Khó thở nhanh thoáng qua. Viêm phổi bẩm sinh. Các tình trạng suy hô hấp không do phổi bao gồm hạ nhiệt độ, hạ đường huyết, thiếu máu, đa hồng cầu, toan chuyển hóa.
Biến chứng bệnh màng trong thường gặp nếu không được điều trị là tràn khí màng phổi, chảy máu phổi, còn ống động mạch, xuất huyết não, viêm ruột hoại tử, bệnh võng mạc ở trẻ đẻ non, bệnh phổi mạn tính.
Các triệu chứng bệnh màng trong xuất hiện sau sinh vài giờ hoặc vài ngày.
Đối với điều trị bệnh màng trong việc điều trị chủ yếu là giúp trẻ thở tốt.
- Trước sinh, nếu có nguy cơ sinh non, mẹ có thể được tiêm Steroids trước sinh (còn gọi là tiêm thuốc trưởng thành phổi). Thuốc Steroids kích thích phổi trẻ trưởng thành.
- Sau sinh, trẻ sẽ được chuyển đến phòng hay khoa hồi sức tích cực. Được hỗ trợ hô hấp với oxy, NCPAP (dụng cụ hỗ trợ áp lực và oxy qua một hệ thống gắn vào mũi trẻ), hoặc nặng hơn trẻ có thể phải thở máy. Trẻ có thể cần được bơm chất Surfactant nhân tạo vào phổi để bù lượng bị thiếu. Ngoài ra, trẻ còn cần được điều trị những vấn đề kết hợp khác như non tháng, nhiễm trùng… Trẻ có thể cần được nằm viện trong nhiều ngày tới nhiều tháng tùy thuộc vào độ nặng của bệnh.
Tóm lại: Bệnh màng trong là một trong những bệnh hay gặp nhất gây suy hô hấp ở trẻ sơ sinh, bệnh thường biểu hiện trong vài giờ hoặc vài ngày sau sinh. Trẻ có thể gặp nhiều biến chứng khác nhau do vấn đề bệnh hay do biến chứng điều trị. Trẻ cần được theo dõi tái khám sau xuất viện, khám mắt, khám thính lực...
Để phòng bệnh, trong thời gian thai kỳ người mẹ cần khám định kỳ, nếu có đái tháo đường cần điều trị tốt, không lạm dụng chất Corticoide trong thời gian mang thai. Người mẹ cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Tham khảo thêm thông tin bài viết: Các vấn đề về phổi ở trẻ sinh non.
Lỵ trực khuẩn là tình trạng nhiễm khuẩn đường tiêu hóa cấp tính và cần được điều trị kịp thời để phòng tránh những biến chứng nguy hiểm.
Khi mùa thi đến gần, học sinh bước vào giai đoạn căng thẳng và áp lực cao, đòi hỏi sự tập trung tối đa cũng như khả năng ghi nhớ và tư duy sắc bén. Bên cạnh việc học tập chăm chỉ, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường sức khỏe não bộ, giúp kiểm soát lo âu và tối ưu hóa hiệu suất học tập.
Trong bối cảnh các nhà khoa học không ngừng tìm kiếm các biện pháp phòng ngừa ung thư, chế độ ăn uống, đặc biệt là việc tiêu thụ trái cây và rau quả, được xem là một yếu tố quan trọng. Cà chua, với thành phần lycopene nổi bật, đang thu hút sự chú ý đặc biệt.
Việc thiết lập lịch trình ngủ và thói quen trước khi đi ngủ, đặt đồng hồ báo thức và điều chỉnh chế độ ăn uống là một số phương pháp có thể giúp bạn ngủ ngon hơn và thức dậy dễ dàng vào buổi sáng.
Tuy không có chế độ ăn kiêng đặc biệt nào có thể chữa khỏi hội chứng thiên thần nhưng dinh dưỡng hợp lý có thể giúp kiểm soát cân nặng, cải thiện giấc ngủ, quản lý táo bón và hỗ trợ phát triển nhận thức.
Dậy thì là một giai đoạn quan trọng trong cuộc đời mỗi người, đánh dấu sự chuyển đổi từ trẻ em sang người trưởng thành. Đây là giai đoạn cơ thể có nhiều thay đổi về mặt thể chất và tâm sinh lý, đặt nền móng cho sức khỏe sinh sản và sức khỏe tổng quát trong tương lai. Việc thấu hiểu những biến đổi này, cùng với sự quan tâm, hỗ trợ từ gia đình và xã hội, sẽ giúp thanh thiếu niên vượt qua giai đoạn dậy thì một cách an toàn và khỏe mạnh.
Bệnh lao hạch gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và khả năng ăn uống. Việc phát hiện sớm, điều trị đúng phác đồ và có chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp người bệnh nhanh phục hồi sức khỏe.
Bạn có thể dùng salad như một bữa ăn lành mạnh hoặc món ăn kèm, nhưng salad có thể gây ra một số vấn đề về tiêu hóa tùy thuộc vào thành phần của nó. Rau và trái cây sống là những thực phẩm có thể gây đầy hơi và chướng bụng do một số hợp chất và vi khuẩn, và chúng có thể là lý do tại sao bạn có thể bị đau bụng dữ dội sau khi ăn salad.