Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Siêu vi Corona mới 2019-nCoV: Từ cảm cúm đến suy hô hấp cấp

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tuyên bố sự bùng phát chủng virus corona mới (2019-nCoV) từ Trung Quốc là “tình trạng khẩn cấp toàn cầu” (global emergency).

Corona là một chủng virus lớn có thể gây ra nhiều bệnh nhiễm trùng khác nhau, từ chứng cảm cúm thông thường tới Hội chứng suy hô hấp cấp tính SARS và dịch hội chứng viêm đường hô hấp vùng Trung Đông MERS và nay là corona.

Virus khác với vi khuẩn vì chúng rất nhỏ được gọi là siêu vi, chỉ có thể quan sát bằng kính hiển vi điện tử. Virus là loài bắt buộc sống ký sinh, “ăn nhờ ở đậu” bên trong tế bào của ký chủ mà chúng xâm nhiễm.

Cấu trúc hình hài của virus rất đơn giản, chỉ gồm lõi là bộ gien của acid nucleic (là DNA hoặc RNA, như virus Ebola có bộ gien là RNA gồm 7 loại gien) và bao quanh bộ gien là lớp vỏ protein. Lớp vỏ protein chứa nhiều kháng nguyên giúp virus gây bệnh, đồng thời nhờ các phương pháp xét nghiệm tìm các kháng nguyên này mà các nhà khoa học nhận diện được loại virus thuộc loại nào. Theo WHO, ngày 12/1/2020 Trung Quốc đã chia sẻ thông tin về trình tự gien của chủng corona mới gây viêm phổi lạ giúp các nước khác chẩn đoán bệnh viêm phổi lạ này.

Quá trình xâm nhiễm và nhân lên của virus trong tế bào gồm nhiều giai đoạn: gắn và xâm nhập tế bào bằng cách trút bỏ lớp vỏ và hòa nhập bộ gIen vào bên trong tế bào bị nhiễm; dựa vào nguyên liệu của tế bào virus tổng hợp nguyên liệu mà nó cần như tạo DNA…; bên trong tế bào virus tìm cách nhân lên thành nhiều tế bào mới; cuối cùng các virus mới trưởng thành được phóng thích khỏi tế bào bị nhiễm để xâm nhập vào các tế bào mới của cơ thể.

Virus corona (Coronavirus) là loài của virus thuộc phân họ Coronavirinae trong gia đình Coronaviridae. Tên “coronavirus” có nguồn gốc từ tiếng Latin corona, có nghĩa là vương miện hoặc hào quang, dùng để chỉ sự xuất hiện đặc trưng của virus dưới kính hiển vi điện tử. Chúng có dạng bao quanh bề mặt của virus có các gai glycoprotein trông như một rìa lớn, tạo thành hình ảnh như vương miện hoàng gia; các gai này giúp cho virus bám vào các receptor của tế bào vật chủ và xâm nhập vào tế bào.

Coronavirus được phân loại thành 3 nhóm: nhóm I gồm các mầm bệnh động vật; nhóm II gồm các virus gây bệnh ở súc vật nuôi và các coronavirus ở người liên quan đến hô hấp; nhóm III bao gồm các coronavirus gia cầm như gà, vịt.

Siêu vi Corona mới 2019-nCoV

Các coronavirus lây bệnh cho người từ lâu gồm coronavirus chủng 229E và coronavirus chủng OC43, 2 chủng virus này gây nhiễm trùng hô hấp trên nhẹ - gọi là bệnh cảm lạnh. Năm 2003 một chủng virus mới của corona được tìm thấy gây bệnh viêm phổi nặng, lây truyền mạnh và có tỷ lệ tử vong cao ở người được gọi là coronavirus gây SARS (SARS–CoV: severe acute respiratory syndrome-associated coronavirus). Những nhà khoa học của CDC (Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ) đã phân lập được virus từ 2 bệnh nhân SARS, sau đó bằng các phương tiện đặc biệt, họ cuối cùng đã xác định được tác nhân này. Qua quan sát bằng kính hiển vi điện tử, virus này cho thấy có hình dạng và nhiều đặc điểm tương tự chủng coronavirus.

Năm 2012, tại Saudi Arabia lại có coronavirus gây ra hội chứng MERS (MERS-CoV: middle east respiratory syndrome - hội chứng hô hấp Trung Đông) dấy lên quan ngại về bệnh dịch đe dọa nhân loại. Hầu hết người nhiễm MERS-CoV phát triển và diễn tiến đến bệnh suy hô hấp cấp tính với các triệu chứng sốt, ho, khó thở. Khoảng 50% số ca đã tử vong. Sự lây lan dịch hô hấp cấp MERS tương tự như SARS năm 2003, tuy nhiên, tốc độ lây lan nhanh hơn so với dịch SARS. Tính từ tháng 6/2012 đến tháng 6/2015, MERS-Cov đã ảnh hưởng đến hơn 30 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đã có gần 1.200 ca mắc bệnh và hơn 440 bệnh nhân tử vong do MERS-Cov.

Trở lại với bệnh viêm phổi lạ mới bùng phát ở TP Vũ Hán, Trung Quốc do 2019-nCoV. Sở Y tế TP Vũ Hán đã cho biết bệnh dịch này bùng phát từ ngày 12 đến 29-12-2019. Khi đó, đã có 7/59 bệnh nhân bị bệnh nặng nhưng chưa có trường hợp nào tử vong. Tính đến ngày 30-1-2020, theo báo South China Morning Post, số ca nhiễm virus corona 2019-nCoV trên toàn cầu lên đến 8.241, bao gồm 8.123 ca nhiễm và 171 trường hợp tử vong ở Trung Quốc đại lục. Trong khi đó, số quốc gia và vùng lãnh thổ xác nhận các ca nhiễm 2019-nCoV đã lên đến con số 21, mới nhất là Ấn Độ và Philippines.

2019-nCoV ban đầu xuất hiện từ nguồn động vật nhưng có khả năng lây lan từ người sang người. Điều quan trọng cần lưu ý là sự lây lan từ người sang người có thể xảy ra liên tục. Ở người, virus lây từ người này sang người kia thông qua tiếp xúc với dịch cơ thể của người bệnh. Tùy thuộc vào mức độ lây lan của chủng virus, việc ho, hắt hơi hay bắt tay có thể khiến người xung quanh bị phơi nhiễm.

Virus cũng có thể bị lây từ việc ai đó chạm tay vào một vật mà người bệnh chạm vào, sau đó đưa lên miệng, mũi, mắt họ. Những người chăm sóc bệnh nhân cũng có thể bị phơi nhiễm virus khi xử lý các chất thải của người bệnh.

Bộ trưởng Y tế Trung Quốc Ma Xiaowei đã đưa ra một tuyên bố gây sửng sốt về coronavirus Vũ Hán là người nhiễm coronavirus có thể lây lan trước khi xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào, có nghĩa là rất KHÓ PHÂN BIỆT người mang mầm bệnh và người khỏe mạnh và người bệnh KHÔNG NHẬN RA họ bị nhiễm trước khi truyền virus cho người khác.

Các nhà khoa học và các công ty dược phẩm đang chạy đua để tìm cách ngăn chặn coronavirus. Bài học rút ra từ dịch SARS gần hai thập kỷ trước có thể giúp họ chế tạo vaccine nhanh hơn. Đó là một cuộc chạy đua với thời gian trước khi virus có cơ hội biến đổi.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Đặt tên cho bệnh do vi rút corona mới (COVID-2019) và vi rút gây bệnh

PGS.TS. NGUYỄN HỮU ĐỨC - Theo Sức khỏe & Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 01/07/2025

    Cách sử dụng dầu dừa điều trị chàm

    Dầu dừa là một chất dưỡng ẩm tự nhiên. Nhiều người bị chàm nhận thấy dầu dừa có tác dụng làm dịu da và giảm các triệu chứng như khô và ngứa.

  • 01/07/2025

    Vai trò của chất béo trong chế độ ăn lành mạnh

    Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.

  • 30/06/2025

    Dùng nghệ và mật ong cùng nhau có tăng lợi ích không?

    Mật ong với nghệ có thể được dùng cùng nhau trong chế độ ăn hằng ngày và thực phẩm bổ sung, vậy tác dụng của chúng có mạnh hơn khi kết hợp?

  • 30/06/2025

    Xử lý vết thương do côn trùng cắn khi đi du lịch: Những điều cần biết

    Du lịch là dịp để khám phá thiên nhiên, trải nghiệm văn hóa và tận hưởng những khoảnh khắc thư giãn. Tuy nhiên, bên cạnh những điều thú vị, các chuyến đi đôi khi cũng tiềm ẩn những rủi ro nhỏ nhưng phiền toái, chẳng hạn như những vết thương do côn trùng cắn

  • 29/06/2025

    Sữa nguyên chất có dinh dưỡng, lợi ích và rủi ro gì?

    Sữa là nguồn dinh dưỡng quan trọng nên có trong chế độ ăn hằng ngày, trong đó sữa nguyên chất được đánh giá là nguồn cung cấp protein tốt. Tìm hiểu về dinh dưỡng, lợi ích và rủi ro khi tiêu thụ sữa nguyên chất.

  • 29/06/2025

    Làm thế nào để bỏ thói quen dùng điện thoại

    Một số ứng dụng có thể cho bạn biết bạn dành bao nhiêu thời gian cho điện thoại và bạn dành bao nhiêu thời gian cho từng ứng dụng. Ngay cả khi bạn không nghĩ rằng mình sử dụng điện thoại quá nhiều, việc nhìn thấy những con số thống kê tần suất sử dụng có thể khiến bạn muốn đặt điện thoại xuống.

  • 29/06/2025

    Điểm danh 5 loại dầu thực vật mang lại lợi ích sức khỏe tuyệt vời

    Chất béo thường bị hiểu lầm là “kẻ thù” của sức khỏe, đặc biệt là đối với tim mạch và cân nặng. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy không phải tất cả chất béo đều có hại. Ngược lại, một số loại chất béo tốt lại đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì năng lượng, hấp thụ vitamin và bảo vệ cơ thể khỏi viêm nhiễm. Trong đó, dầu ăn có nguồn gốc thực vật như dầu ô liu, dầu bơ, dầu mè... không chỉ mang lại hương vị phong phú cho món ăn mà còn cung cấp các acid béo có lợi cho tim mạch, não bộ và hệ miễn dịch.

  • 28/06/2025

    Người mắc bệnh tim có nên ăn trứng?

    Quan niệm sai về hàm lượng cholesterol trong trứng đã khiến nhiều người, đặc biệt là những người mắc bệnh tim hoặc đái tháo đường, loại bỏ trứng khỏi chế độ ăn uống của mình.

Xem thêm