Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Hormone giới tính trong thịt và sữa

Những năm gần lại đây, người tiêu dùng có nhận thức khá rõ ràng về mối tương quan giữa thực phẩm và sức khỏe.

Trong thời buổi thực phẩm bẩn, không an toàn lẫn với thực phẩm sạch khiến nhiều người tiêu dùng hoang mang, một công bố được đưa ra rằng, trong sữa và các thực phẩm chế biến từ sữa có chứa hormone tăng trưởng, đã làm không ít gia đình e ngại về sự an toàn của thứ thực phẩm vô cùng phổ biến và được sử dụng thường xuyên từ trước đến nay.

Kinh tế xã hội ngày càng phát triển kéo theo nhu cầu và mức sống của con người được nâng cao lên. Trong đó, sức khỏe là một trong những vấn đề được dành nhiều sự quan tâm nhất.

Trong các bữa ăn hàng ngày của phương Tây, sữa, bơ, phô mai, sữa chua cực kỳ phổ biến, ở châu Á xu hướng sử dụng những thực phẩm này ngày càng tăng lên.

Các hormon được tìm thấy trong sữa có tác dụng sinh học lên cả người và động vật.Hormon tăng trưởng là một phần của quá trình trao đổi chất ở động vật, do đó bất kỳ sản phẩm nào có nguồn gốc từ động vật cũng sẽ chứa hormone này.Việc sử dụng hàm lượng lớn, thường xuyên các thực phẩm chứa hormone này sẽ thúc đẩy quá trình sản sinh các kích thích tố tính dục là tác nhân gây ra ung thư.

Tại sao hormon được tìm thấy trong thực phẩm?

Một số lý do được đưa ra để giải thích cho việc lượng hormon tăng trưởng quá nhiều trong thực phẩm có nguồn gốc từ động vật như sau:

- Giúp động vật tăng trưởng nhanh hơn.

- Giảm thời gian chăn nuôi.

- Giảm lượng thức ăn cho động vật.

- Sản lượng sữa tăng.

- Tăng lợi nhuận tổng thể của ngành công nghiệp thịt và sữa.

Tại Mỹ có 6 loại hormon khác nhau được Cục Quản lý Thực và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) phê duyệt để sử dụng trong sản xuất thực phẩm. Chúng bao gồm các hormon sinh dục tự nhiên estradiol và progesterone, hormon sinh dục tự nhiên nam testosterone và 3 hóa chất nhân tạo zaranol, trenbolone acetate, và melengesterone acetate.

Hormon giới tính trong thịt và sữa

Các hormone sinh dục được tìm thấy trong sữa

Hiện cộng đồng khoa học cho rằng, hầu hết các hormon có trong sữa được chuyển qua bằng khuếch tán, các hormon quan trọng được tìm thấy bao gồm: prolactin, estrogen, progesterone, corticoid, androgens.

Hormon tái tổ hợp tăng trưởng cho bò (rBGH) là một loại hormon giúp tăng năng suất sữa, không có tác dụng trên người.Tuy nhiên khi lạm dụng hormon này quá mức sẽ làm tăng sản xuất các hormon khác ví dụ như Insulin-1(IGF-1) chủ yếu được sản xuất tại các tuyến ở vú và gan. IGF-1 chính là kẻ tiếp tay cho các khối u bằng tác dụng “chống chết tế bào” đồng thời kích thích “tăng sinh tế bào mới”.

Nồng độ IGF-1 cao bất kể nguồn gốc từ thực phẩm hay do chính bản thân cơ thể đều làm tăng nguy cơ mắc phải ung thư đại trực tràng, tuyến tụy, vú, nội mạc tử cung ở nữ và tiền liệt tuyến ở nam giới.

Estrogen và progesterone ở phụ nữ cũng như testosterone ở nam là những hormon giới tính nội sinh quan trọng nhất.Điều đáng nói ở đây là cả estrogen và progesterone đều được phát hiện có hàm lượng cao trong sữa bò thương mại. Nguyên nhân được giải thích cho việc này chính là những con bò cái bị bắt phải mang thai ngay sau khi sinh con nhằm tối ưu hóa được thời gian cho sữa.

Hormon tăng trưởng trong các sản phẩm từ thịt

Trong vài thập niên trở lại đây, hormone tăng trưởng không còn là một khái niệm quá xa lạ với ngành công nghiệp sản xuất và chế biến thực phẩm chăn nuôi. Loại hormon này được sử dụng để kiểm soát sự tăng trưởng, giảm bớt lượng thức ăn, tăng tiết sữa hay lượng thịt nạc nhiều… Nhờ đó giảm được giá thành chăn nuôi đồng thời tăng lợi nhuận.

Hormon giới tính ngoại sinh

Hormon giới tính ngoại sinh là các hóa chất được sản xuất nhằm mô phỏng chức năng của các hormon giới tính tự nhiên, nó có thể được sử dụng để kích thích rụng trứng nhằm tăng khả năng mang thai. Một số hormon ngoại sinh được cho là có nguy cơ gây ung thư cho con người. Do đó sự hiện diện của chúng trong thực phẩm được kiểm tra một cách nghiêm ngặt, thậm chí bị cấm lưu hành. Ví dụ như sữa từ một con bò đã tiêm hormon ngoại sinh không được sử dụng với mục đích thương mại.

Hormon tố tính trong thực phẩm và nguy cơ tiềm ẩn

Năm 1960, một loại thuốc estrogen tổng hợp có tên là diethylstillbestrol (DES) được sử dụng để ngăn ngừa sảy thai, đã được công bố có khả năng làm tăng nguy cơ ung thư âm đạo ở phụ nữ và sau đó loại thuốc này bị cấm lưu hành. Ở những người có nồng độ estrogen cao cũng làm tăng nguy cơ ung thư vú.

Hormon tăng trưởng trong thịt và sữa có ảnh hưởng rất lớn đến trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Một nghiên cứu cho thấy khi đứa trẻ chưa bước vào tuổi dậy thì khi sử dụng lượng lớn thực phẩm chứa hormon tăng trưởng sẽ làm  chúng phát triển sớm hơn khoảng 7 tháng. Tuy nhiên vẫn còn một số lý do khác khiến trẻ dậy thì sớm hơn như béo phì, lười vận động hay sử dụng thực phẩm chế biến sẵn thường xuyên.

Không có một bằng chứng rõ ràng nào kết luận rằng hormon tăng trưởng có trong thịt và các sản phẩm từ sữa sẽ dẫn đến ung thư hay dậy thì sớm ở trẻ em.

Hiện tại trong ngành công nghiệp thực phẩm đặc biệt là các sản phẩm từ thịt và sữa rất khó để phân biệt đâu là hormon sản sinh tự nhiên, đâu là hormone tổng hợp.Mặt khác tác động của hormon tăng trưởng lên một cá thể được biểu hiện một cách từ từ và phải mất rất nhiều thời gian mới nhận thấy rõ bên ngoài.

Lượng hormon đi vào cơ thể người qua đường ăn uống thực sự không đáng kể so với lượng hormon nội sinh tạo ra hằng ngày. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn, Cộng đồng Chung châu Âu đã cấm tất cả thịt bò có chưa hormon tăng trưởng, rBGH cũng đã bị cấm ở Nhật Bản, Úc, Canada và New Zealand.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Giải pháp tăng cường sản xuất hormone tăng trưởng, hỗ trợ phát triển chiều cao ở trẻ

BS. LƯƠNG CÔNG MINH - Theo Sức khỏe & Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 18/05/2025

    Lycopene có giúp giảm nguy cơ ung thư?

    Trong bối cảnh các nhà khoa học không ngừng tìm kiếm các biện pháp phòng ngừa ung thư, chế độ ăn uống, đặc biệt là việc tiêu thụ trái cây và rau quả, được xem là một yếu tố quan trọng. Cà chua, với thành phần lycopene nổi bật, đang thu hút sự chú ý đặc biệt.

  • 18/05/2025

    Cách để thức dậy đúng giờ vào buổi sáng

    Việc thiết lập lịch trình ngủ và thói quen trước khi đi ngủ, đặt đồng hồ báo thức và điều chỉnh chế độ ăn uống là một số phương pháp có thể giúp bạn ngủ ngon hơn và thức dậy dễ dàng vào buổi sáng.

  • 17/05/2025

    Chế độ ăn tham khảo với người mắc hội chứng thiên thần

    Tuy không có chế độ ăn kiêng đặc biệt nào có thể chữa khỏi hội chứng thiên thần nhưng dinh dưỡng hợp lý có thể giúp kiểm soát cân nặng, cải thiện giấc ngủ, quản lý táo bón và hỗ trợ phát triển nhận thức.

  • 17/05/2025

    Thanh thiếu niên và tuổi dậy thì

    Dậy thì là một giai đoạn quan trọng trong cuộc đời mỗi người, đánh dấu sự chuyển đổi từ trẻ em sang người trưởng thành. Đây là giai đoạn cơ thể có nhiều thay đổi về mặt thể chất và tâm sinh lý, đặt nền móng cho sức khỏe sinh sản và sức khỏe tổng quát trong tương lai. Việc thấu hiểu những biến đổi này, cùng với sự quan tâm, hỗ trợ từ gia đình và xã hội, sẽ giúp thanh thiếu niên vượt qua giai đoạn dậy thì một cách an toàn và khỏe mạnh.

  • 16/05/2025

    Chế độ ăn uống tốt cho bệnh nhân lao hạch

    Bệnh lao hạch gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và khả năng ăn uống. Việc phát hiện sớm, điều trị đúng phác đồ và có chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp người bệnh nhanh phục hồi sức khỏe.

  • 16/05/2025

    Lý do bạn bị đầy hơi sau khi ăn salad

    Bạn có thể dùng salad như một bữa ăn lành mạnh hoặc món ăn kèm, nhưng salad có thể gây ra một số vấn đề về tiêu hóa tùy thuộc vào thành phần của nó. Rau và trái cây sống là những thực phẩm có thể gây đầy hơi và chướng bụng do một số hợp chất và vi khuẩn, và chúng có thể là lý do tại sao bạn có thể bị đau bụng dữ dội sau khi ăn salad.

  • 15/05/2025

    5 lợi ích sức khỏe của quả lê và những kiêng kỵ khi ăn lê

    Quả lê không chỉ đơn thuần là một loại trái cây ngon mà còn là một vị thuốc tự nhiên rất tốt cho sức khỏe.

  • 15/05/2025

    Bệnh lý mùa hè thường gặp

    Mùa hè là thời điểm tuyệt vời để tận hưởng những ngày dài đầy nắng, tham gia các hoạt động ngoài trời và thư giãn. Tuy nhiên, nhiệt độ và độ ẩm cao trong mùa hè cũng có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe. Việc nhận biết các bệnh lý mùa hè phổ biến, nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.

Xem thêm