Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Món ăn - bài thuốc trị bệnh giảm tiểu cầu

Tiểu cầu đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình cầm máu của cơ thể. Nếu bị mắc chứng bệnh thiếu tiểu cầu sẽ làm cho các bộ phận trong hay ngoài cơ thể bị xuất huyết, máu sẽ khó đông lại.

Bệnh giảm tiểu cầu trong máu thường là do kháng thể hình thành trong cơ thể tấn công vào tiểu cầu của cơ thể mà sinh ra. Nó làm tổn hại đến sức khỏe của tiểu cầu, sau đó với tốc độ nhanh chóng từ trong máu bài trừ ra ngoài. Chứng bệnh giảm số lượng tiểu cầu này được gọi là bệnh tử điến (xuất hiện ở da và niêm mạc, da có vết màu tím). Nguyên nhân gây ra bệnh này còn chưa rõ lắm. Bệnh nhân với cách chữa trị và sử dụng thuốc khác nhau cũng có thể gây ra bệnh này. Người điều trị phóng xạ hoặc truyền hóa chất để chữa bệnh ung thư cũng bị giảm tiểu cầu trong máu.

Theo y học cổ truyền, bệnh thuộc phạm trù “huyết chứng” và có các thể bệnh khác nhau:

Thể khí hư

Biểu hiện: Xuất huyết dưới da, chủ yếu ở tứ chi từng đợt, hơi mệt mỏi, đầu váng, phụ nữ kinh lượng nhiều, rêu lưỡi trắng mỏng, chất lưỡi nhạt, có hằn răng, mạch nhu tế.

Điều trị: Bổ khí nhiếp huyết

Bài thuốc: chích hoàng kỳ 30g, đương quy 9g, bạch truật 12g, bạch thược 12g, đẳng sâm 30g, a giao 12g, hạn liên thảo 15g, thục địa 12g, sinh tây thảo 12g, tiên hạc thảo 30g, đại táo 10g. Tác dụng: Bổ khí nhiếp huyết, khiến cho huyết lưu thông theo đường của nó, xuất huyết sẽ tiêu.

Thể huyết nhiệt (thực nhiệt)

Biểu hiện: Phát bệnh nhanh, sốt, sợ rét, xuất huyết dưới da, có trường hợp là ban, rêu lưỡi ít, chất lưỡi đỏ sẫm, mạch huyền sác.

Điều trị: Thanh nhiệt giải độc, lương huyết chỉ huyết.

Bài thuốc: tê giác 6g, ngọc trúc 15g, sinh địa 30g, xích thược 12g, đan bì 9g, tử thảo 9g, liên kiều 9g, trúc nhự 9g, tây thảo 9g, sinh hà tiệp 1 lá, bạch mao căn 30g.

Thể âm hư

Biểu hiện: Sắc mặt đỏ nhạt, đầu váng mắt hoa, xuất huyết dưới da, chủ yếu là ở chân, miệng khô, sốt nhẹ, mồ hôi trộm, rêu lưỡi mỏng ít, chất lưỡi đỏ, mạch tế huyền.

Điều trị: Tư âm bổ huyết

Bài thuốc: đương quy 12g, bạch thược 15g, sinh địa 20g, đan bì 12g, a giao 9g, hạn liên thảo 12g, bạch truật 12g, phục linh 12g, chích cam thảo 6g.

bệnh giảm tiểu cầu

Vị thuốc hoàng kỳ trong bài thuốc trị giảm tiểu cầu.

Thể huyết ứ

Biểu hiện: Niêm mạc, da có điểm chấm đen, sốt nhẹ, miệng khô, khát nhưng không thích uống, chất lưỡi tím tối, mép lưỡi có ban xanh tím, mạch trì hoặc sác.

Điều trị: Hoạt huyết hóa ứ thông lạc.

Bài thuốc: đương quy 20g, xích thược 15g, đào nhân 15g, đan sâm 30g, ngũ linh chi 10g, ngưu tất 10g, hồng hoa 10g, sinh bồ hoàng 8g, xuyên khung 10g.

Các bài thuốc trên sắc uống ngày 1 thang. Cho 1 lít nước vào thang thuốc sắc kỹ. Chắt lấy 0,3 lít chia uống 3 lần trong ngày sau khi ăn 1 giờ. Uống khi nước thuốc ấm.

Liệu pháp ăn uống điều trị bệnh

Những người mắc bệnh này không nên ăn thức ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn sống, rượu nếp hoặc bã rượu, đồ biển và thức ăn dễ gây dị ứng. Nên ăn lạc cả vỏ, quả hạnh đào, đậu cô-ve.

Dưới đây là thực đơn cho người mắc chứng giảm tiểu cầu trong máu.

Gan lợn hấp: gan lợn 200g, vân nhĩ 20g, lá sung 2 cái, muối 3g, tía tô 10g. Gan lợn thái thành từng miếng mỏng, tía tô thái mỏng bóp với nước ướp cùng muối khoảng 2 tiếng, sau đó rửa sạch. Vân nhĩ sau khi ngâm nước nóng rửa lại bằng nước lạnh. Lá sung cắt nhỏ. Sau khi trộn đều hỗn hợp 3 thứ thì hấp chín. Có thể ăn thường xuyên. Tác dụng: Lợi gan bổ máu, thúc đẩy chức năng của tiểu cầu phát triển.

Gà đen: gà đen 1 con, hoàng kỳ 20g, măng tươi 50g, gia vị đủ dùng. Gà làm sạch, bỏ phủ tạng, dùng nước nóng ngâm một chút rồi vớt ra, sau đó đặt vào trong nồi kín và bỏ hoàng kỳ, măng, muối ăn, hành, 1 ít gừng. Trước tiên cho lửa to, sau đó cho lửa nhỏ dần đến khi chín nhừ bắc ra ăn nóng.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Bệnh giảm tiểu cầu: nguyên nhân và dinh dưỡng hợp lý
Lương y Hoài Vũ - Theo Sức khỏe & Đời sống
Bình luận
Tin mới
Xem thêm