Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Làm thế nào để giảm đau khớp?

Các khớp của chúng ta hình thành kết nối giữa các xương lại với nhau, chúng rất quan trọng và cần được chăm sóc. Đau khớp là cực kỳ phổ biến và hầu hết mọi người sẽ trải qua đau nhức tại một số thời điểm trong cuộc sống của họ.

Nếu bạn bị chấn thương hoặc bị viêm khớp, khớp của bạn có thể ngày càng đau, đặc biệt là khi tuổi tác cao. Vậy làm thế nào chúng ta có thể giảm bớt những cơn đau nhức mà không cần tiếp tục dùng thuốc giảm đau? 

Tổn thương khớp

Tổn thương khớp do bệnh tật hoặc chấn thương đều hạn chế vận động và gây ra rất nhiều đau đớn. Bạn hãy lưu ý nếu có các dấu hiệu sau:

  • Có khô ở một hoặc nhiều khớp.

  • Cần phải duỗi lưng mỗi ngày.

  • Một khớp trở nên kém linh hoạt hơn trước hoặc không còn dễ dàng duỗi thẳng hoàn toàn.

  • Các khớp của bạn bị sưng hoặc thay đổi hình dạng.

  • Bàn tay và bàn chân của bạn dễ dàng bị lạnh và cứng.

  • Khớp có thể bắt đầu đau, đặc biệt là sau khi tập thể dục và không thoải mái khi quỳ xuống.

Nguyên nhân

Nguyên nhân phổ biến nhất của đau khớp là viêm khớp do hoạt động quá mức, lão hóa, chấn thương. Viêm xương khớp thường liên quan đến tuổi tác, xuất hiện ở một hoặc nhiều khớp.

Tuy nhiên, viêm khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn, trong đó hệ thống miễn dịch của cơ thể bạn tự tấn công, làm tổn thương niêm mạc khớp khiến khớp bị đau, sưng, nóng và cứng.

Chăm sóc khớp

Nếu bạn đang bị đau mạn tính, hãy đi khám bác sĩ của bạn để loại trừ bất cứ điều gì nghiêm trọng hơn. Nhưng đối với những cơn đau nhức nói chung, hãy làm theo những lời khuyên dưới để đảm bảo bạn đang chăm sóc khớp tốt khi bạn già đi:

Duy trì cân nặng khỏe mạnh

Bước đầu tiên là duy trì hoạt động thể lực của bạn, điều này có thể khó khăn nếu bạn quá béo. Một nghiên cứu chỉ ra rằng những người béo phì có khả năng yêu cầu phẫu thuật thay khớp gối cao gấp 3 lần so với những người có cân nặng khỏe mạnh.

Hãy di chuyển các chi của bạn xung quanh theo tất cả các hướng khác nhau để bôi trơn ổ khớp. Yoga và Pilates là những cách tuyệt vời để tăng phạm vi chuyển động của khớp, chức năng và khả năng vận động.

Tập thể dục thường xuyên nhưng đừng tập quá sức

Một quan niệm sai lầm phổ biến là chúng ta càng tập thể thao hoặc luyện tập nhiều hơn khi chúng ta còn trẻ, điều đó dẫn đến sự hao mòn gia tăng trên các khớp của chúng ta khi chúng ta già, nhưng đó không phải lúc nào cũng là thực tế. Các khớp và sụn bên trong, thực sự đáp ứng tốt với tải trọng, kích thích sụn bảo vệ nhiều hơn, không phải ít hơn. Tập luyện sức mạnh liên tục khi chúng ta già còn thực sự giúp bảo vệ các khớp của chúng ta và giữ cho chúng khỏe mạnh.

Trước khi bạn bắt đầu tải gym, hãy cẩn thận với việc tập luyện quá sức. Vì khối lượng quá mức cũng có thể khiến giảm mật độ xương.

Ngủ đủ giấc

Một nghiên cứu năm 2015 được công bố trên Arthritis Care and Research cho thấy chất lượng giấc ngủ kém có liên quan đến tăng cảm giác đau và suy giảm sức khỏe tâm thần. Những người bị đau xương khớp có vấn đề về giấc ngủ có nhiều khả năng bị trầm cảm và thậm chí bị tàn tật theo thời gian, vì vậy điều trị chứng mất ngủ và ngủ đủ 8 tiếng một đêm là một bước quan trọng trong việc kiểm soát cơn đau khớp.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Viêm xương khớp ở người trẻ

CN. Bùi Thương - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Netdoctor
Bình luận
Tin mới
  • 19/06/2025

    5 loại rau đặc biệt tốt cho gan

    Các bệnh về gan ngày càng gia tăng, ảnh hưởng đến hàng triệu người trên toàn cầu. Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của gan.

  • 19/06/2025

    Làm thế nào để trung hòa tác dụng của Caffeine?

    Có thể bạn uống quá liều cà phê hay uống một ly nước tăng lực, bạn gặp dấu hiệu run rẩy, nhịp tim không đều, đau bụng và các tác dụng phụ khác của caffeine. Từ việc uống nước đến ăn chuối, hãy tìm hiểu cách thực sự hiệu quả để trung hòa tác dụng của quá nhiều caffeine.

  • 19/06/2025

    Lựa chọn vitamin D3 K2: Đừng chỉ nhìn vào nhãn, hãy xem kỹ chất lượng nguyên liệu

    Vitamin D3 (cholecalciferol) và vitamin K2 (menaquinone) là hai vi chất dinh dưỡng đóng vai trò thiết yếu trong quá trình chuyển hóa canxi và phát triển hệ xương. Trong bối cảnh trẻ em có xu hướng giảm đáng kể tiếp xúc với ánh nắng tự nhiên (nguồn tổng hợp chính của vitamin D3) và chế độ ăn uống của trẻ không đảm bảo đủ lượng vitamin K2, việc bổ sung phối hợp hai vi chất này thông qua các sản phẩm bổ sung ngày càng được quan tâm của các chuyên gia dinh dưỡng nhi khoa cũng như các bậc cha mẹ.

  • 18/06/2025

    6 cách ăn uống để hạn chế suy thận ở người trẻ

    Suy thận thường được coi là bệnh của người lớn tuổi nhưng thực tế, các yếu tố nguy cơ và thói quen ăn uống không lành mạnh ở một bộ phận người trẻ có thể âm thầm dẫn đến suy thận.

  • 18/06/2025

    Tiêm chủng vaccine có thật sự cần thiết?

    Trong suốt lịch sử y học, tiêm chủng được coi là một trong những phát minh quan trọng nhất, mang lại khả năng phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Tuy nhiên, trên thực tế, vẫn tồn tại không ít lo ngại và hiểu lầm về quy trình và tác dụng của việc tiêm vaccine.

  • 18/06/2025

    Bổ sung vitamin D3 từ nguồn nào tốt?

    Vitamin D3 (cholecalciferol) là một vi chất dinh dưỡng thiết yếu, có vai trò trung tâm trong quá trình khoáng hóa xương, chuyển hóa canxi–phospho, hỗ trợ hệ miễn dịch, điều hòa nội tiết và góp phần phòng ngừa nhiều bệnh mạn tính. Các thụ thể vitamin D được tìm thấy ở hầu hết các mô trong cơ thể, cho thấy phạm vi ảnh hưởng sinh học rất rộng của vitamin D(1).

  • 17/06/2025

    Làm gì để da không bắt nắng?

    Mùa hè với ánh nắng gay gắt là thời điểm làn da dễ bị tổn thương nhất. Vậy làm sao để bảo vệ da không bị bắt nắng, duy trì làn da khỏe mạnh và sáng mịn?

  • 17/06/2025

    Có phải tất cả các dạng Vitamin K2 đều giống nhau?

    Trong số các vitamin thiết yếu đối với cơ thể, Vitamin K2 đang ngày càng được chú ý nhờ vai trò nổi trội đối với sức khỏe xương và tim mạch. Tuy nhiên, nhiều người tiêu dùng vẫn còn băn khoăn rằng: liệu tất cả các dạng Vitamin K2 có thực sự giống nhau và mang lại hiệu quả như nhau? Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam làm rõ những điểm khác biệt giữa các dạng Vitamin K2 trong bài viết dưới đây.

Xem thêm