Mối liên hệ giữa dinh dưỡng, vận động và phát triển chiều cao
Vận động ảnh hưởng như thế nào đến chiều cao?
Theo một số chuyên gia, mức độ hoạt động thể chất dường như là yếu tố quyết định quan trọng cho quá trình tạo xương. Mô xương, giống như các mô khác, phù hợp với các hoạt động thể chất hàng ngày thông thường. Các hoạt động tạo ra lực cơ lớn hơn trên xương, chẳng hạn như bài tập đối kháng và các hoạt động "tác động" với các lực phản lại trên mặt đất lớn hơn bình thường có tác dụng thúc đẩy quá trình khoáng hóa và mô hình hoá.
Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, hoạt động thể chất có thể làm giảm nguy cơ gãy xương liên quan đến loãng xương bằng cách tăng tích lũy khoáng chất trong quá trình phát triển xương; bằng cách tăng cường độ chắc khỏe của xương; và bằng cách giảm nguy cơ gãy do té ngã bằng cách cải thiện sức mạnh cơ bắp, tính linh hoạt, khả năng phối hợp các chi và cân bằng của cơ thể.
Thời kỳ tiền dậy thì là giai đoạn phát triển quan trọng. Khoảng 26% hàm lượng khoáng chất trong xương người trưởng thành được tích lũy trong thời gian xương phát triển nhanh nhất này. Sự gia tăng khoáng chất góp phần tăng mật độ xương. Khoáng chất tích tụ trên bề mặt quanh xương, giúp phát triển bề ngang của xương. Tăng bề ngang xương cũng góp phần tăng cường độ chắc khỏe của xương.
Mối liên quan giữa dinh dưỡng - vận động và chiều cao
Lười vận động là một trong những yếu tố nguy cơ gây ra thừa cân béo phì. Cộng với chế độ ăn uống không lành mạnh đã đẩy tình trạng béo phì lên mức cao trong trẻ em Việt Nam hiện nay. Chưa kể đến áp lực học hành khiến cho trẻ em phải ngồi lỳ hàng giờ để làm bài khiến cho Việt Nam là một trong những quốc gia “lười vận động” bậc nhất trên thế giới.
Mới đầu tình trạng phát triển rất nhanh cân nặng, chiều cao của trẻ khiến nhiều bậc phu huynh tưởng lầm trẻ phát triển nhanh nên không để ý tới. Nhưng thực chất những trẻ phát triển nhanh cả cân nặng và chiều cao lại thường ngừng phát triển chiều cao sớm, dẫn đến hậu quả là trong những năm tiếp theo cân nặng/ chiều cao không còn nằm trong mức hợp lý và bắt đầu vào mức béo phì. Càng béo phì, trẻ lại càng ngại vận động. Và càng lười vận động lại khiến trẻ mắc nhiều bệnh lý như tim mạch, cholesterone cao, tiểu đường.
Bên cạnh đó, một lý do khiến trẻ lười vận động đó là xương không chắc khỏe do thiếu hụt canxi. Khẩu phần ăn thiếu hụt vitamin D và vitamin K2 làm giảm hấp thu canxi gây ra tình trạng đau xương phát triển ở độ tuổi tiền dậy thì cũng khiến cho trẻ không muốn vận động nhiều.
Vậy làm thế nào để có thể nạp đủ lượng vitamin D, vitamin K2 và canxi? Hãy nạp thông qua thực phẩm, đặc biệt là một số loại sữa được bổ sung đầy đủ cả ba vi chất này mới xuất hiện trên thị trường gần đây. Đây là những sản phẩm vừa tiện lợi, dễ sử dụng lại vừa dễ hấp thu và là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời cho trẻ.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Vitamin K2 quan trọng hơn Canxi trong chăm sóc sức khỏe xương
Tiếp tục khám phá những sai lầm thường gặp về dinh dưỡng và chế độ ăn!
Dưới đây là những sai lầm hay gặp nhất về các thói quen dinh dưỡng.
Nhiễm nấm Candida là một trong những tình trạng phổ biến, thường gặp ở phụ nữ. Vậy bạn đã biết nguyên nhân và triệu chứng điển hình của tình trạng này hay chưa?
Có rất nhiều cha mẹ lo lắng về việc con cái của mình đang thực hiện các bài tập rèn luyện sức mạnh tại các phòng Gym có thể khiến làm chậm quá trình tăng trưởng, cụ thể là tập tạ làm chậm phát triển chiều cao. Đó không phải là điều tưởng chừng vô lý, khi luôn có những cơ sở hay những điều trái ngược luôn tồn tại song song và gây phân vân cho bạn.
Bạn có thể trả lời đúng bao nhiêu câu?
Thời kỳ mãn kinh là thời gian cơ thể dần dần ngừng sản xuất estrogen và giải phóng trứng mỗi tháng
Kể cả khi trẻ mới 3-4 tuổi, trẻ cũng đã có những sở thích và cảm xúc riêng của mình. Trẻ có sự yêu – ghét rõ ràng và tính cách cá nhân của trẻ sẽ phát triển từng ngày. Ở độ tuổi này, trẻ có thể sử dụng ngôn ngữ tốt hơn để biểu đạt cảm xúc của mình, và do vậy, trẻ cũng sẽ bớt cáu gắt hơn. Cảm xúc của trẻ cũng sẽ thay đổi rất nhanh từ phút này sang phút khác, nhưng trẻ sẽ nói nhiều về sự tức giân hoặc nỗi buồn của mình hơn.
Khi bạn quyết định liệu một thực phẩm này có dinh dưỡng tốt hay không thì bạn chỉ có thể dựa vào nhãn. Các nhãn hiệu và kế hoạch tiếp thị thông minh có thể đánh lừa người tiêu dùng nghĩ rằng sản phẩm này tốt cho sức khỏe. Vậy thì bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu về các mánh khóe trên nhãn, về công nghệ thực phẩm và đường mà bạn thường hay hiểu nhầm.