Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Sữa có thực sự giúp trẻ cao hơn?

Chắc chắn ít nhất một lần bạn đã từng được nghe hoặc từng được đọc rằng uống nhiều sữa sẽ giúp con bạn cao hơn trên truyền hình, bảng quảng cáo, internet, mạng xã hội… Liệu những thông tin này có thực sự đúng? Và sữa có ảnh hưởng như thế nào đến tăng trưởng chiều cao của trẻ?

Sữa có thực sự giúp trẻ cao hơn?

Trong gần 20 năm trở lại đây, Việt Nam đã chứng kiến ​​sự gia tăng nhu cầu tiêu thụ sữa của người dân, đặc biệt là ở trẻ em. Tổng lượng sữa tiêu thụ tại Việt Nam tăng từ 580 triệu lít vào năm 2004 lên hơn 2 tỷ lít sữa một năm vào năm 2013. Việt Nam không phải là nước có lịch sử sản xuất sữa lâu đời, tuy nhiên, trong vài năm gần đây, người Việt Nam đã nhận ra tầm quan trọng của các sản phẩm sữa và chi tiêu nhiều hơn cho loại thức uống giàu dinh dưỡng này.

Đối tượng chính sử dụng sữa là trẻ em đang trong độ tuổi phát triển, sau đó là người cao tuổi và các bệnh nhân cần bổ sung dinh dưỡng. Ngày nay, các bậc phụ huynh chi rất nhiều tiền trong việc đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ thông qua việc bổ sung dinh dưỡng từ thực phẩm và đặc biệt là các thực phẩm từ sữa nhằm giúp trẻ luôn phát triển ở trạng thái tốt nhất, đặc biệt là chiều cao.

Trẻ em trong độ tuổi phát triển là đối tượng chính sử dụng sữa

Sữa giúp trẻ cao hơn là một trong những điều mà bạn được nghe, được thấy và được xem hàng ngày trên các phương tiện truyền thông cũng như truyền miệng từ người này sang người khác. Tuy nhiên, nguồn thông tin chính xác khẳng định rằng uống sữa giúp trẻ cao hơn bắt nguồn từ đâu?

Yếu tố nào ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao của trẻ?

Để trả lời cho câu hỏi này, chúng ta cần hiểu rõ được những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao của trẻ.

Yếu tố đầu tiên và cũng là quan trọng nhất chính là di truyền. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chiều cao của trẻ được thừa hưởng từ gen của bố mẹ. Các gen về chiều cao của bố mẹ có thể quyết định trẻ sẽ cao hơn, tương đương hay thấp hơn so với bố mẹ của mình.

Di truyền là yếu tố quan trọng nhất quyết định chiều cao của trẻ
Tuy nhiên, quá trình phát triển chiều cao của trẻ còn bị ảnh hưởng rất nhiều từ chế độ ăn và tình trạng sức khỏe trong suốt giai đoạn tăng trưởng. Nếu trong giai đoạn này, trẻ không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho sự tăng trưởng của cơ thể đặc biệt là quá trình phát triển của xương, trẻ sẽ dễ dàng rơi vào tình trạng còi xương, chậm lớn. Bên cạnh đó, các tình trạng bệnh lý cũng có thể cản trở sự phát triển bình thường của cơ thể và chiều cao, đặc biệt là các bệnh truyền nhiễm, nhiễm giun sán, bệnh đường hô hấp mạn tính là một trong những tác nhân phổ biến có tác động ngắn hạn, dài hạn, thậm chí là vĩnh viễn lên sự phát triển chiều cao của cơ thể.

Các nhà khoa học thường sử dụng khái niệm “chiều cao tiềm năng” để nói về việc chiều cao của một người sẽ tăng lên đến mức tối đa có thể nếu như không có bất cứ cản trở nào từ môi trường bên ngoài. Mức “chiều cao tiềm năng” được quy định bởi gen di truyền và điều tốt nhất chúng ta có thể làm được chính là cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng bên cạnh các hoạt động khác như ngủ đủ giấc, luyện tập thể thao… để đảm bảo trẻ có thể đạt được mức “chiều cao tiềm năng” đó. Vì vậy, bất cứ bổ sung nào, bao gồm sữa hay hormone tăng trưởng, cũng chỉ có thể giúp trẻ cao đến một độ cao nhất định mà thôi. Hay nói một cách khác: Bạn không thể “cãi” lại gen.

Sữa giúp trẻ phát triển chiều cao như thế nào?

Sữa có chứa một yếu tố tăng trưởng giống insulin, được biết đến dưới tên gọi IGF-1, một loại protein mà cơ thể con người cũng có thể tự tạo ra một cách tự nhiên. Điều thú vị hơn về IGF-1 trong sữa là các nghiên cứu chỉ ra rằng những người uống sữa có mức IGF-1 trong máu cao hơn những người không uống sữa. Nghĩa là sữa giúp những người uống sản sinh ra nhiều protein hơn. IGF-1 kích hoạt tăng trưởng toàn diện, ở tất cả các loại tế bào trong cơ thể, có thể là xương, mô hoặc máu phân chia và nhân lên. Mặc dù điều này đôi khi không có lợi ở những người bị ung thư, nhưng chắc chắn IGF-1 đóng vai trò quan trọng trong việc tăng trưởng chiều cao của một người, và những thuốc bổ sung IGF-1 được sử dụng để điều trị ở những trẻ em có rối loạn chiều cao.

Sữa là một nguồn giàu canxi và khoáng chất thiết cho sức khỏe của xương
Sữa cũng là một nguồn giàu canxi và các khoáng chất thiết yếu cũng như vitamin D cần thiết cho sự phát triển, duy trì sự khỏe mạnh của xương và ngăn ngừa loãng xương. Tuy nhiên, không phải cứ uống thật nhiều sữa và bổ sung thật nhiều canxi thông qua sữa sẽ giúp có đủ chất cho sự hình thành và phát triển xương ở trẻ. Ở theo chiều hướng ngược lại, một số nghiên cứu thậm chí đưa ra các kết quả về việc tiêu thụ nhiều sữa không cải thiện độ toàn vẹn và phát triển khỏe mạnh ở xương của trẻ em. Một nghiên cứu khác được thực hiện trong 7 năm, theo dõi chế độ ăn và hoạt động thể lực của các trẻ vị thành niên cũng đã chỉ ra rằng các sử dụng nhiều các sản phẩm sữa và canxi không giúp ngăn ngừa được những chấn thương liên quan đến xương như gãy xương.

Mặc dù vậy, sữa và các sản phẩm sữa vẫn được coi là có lợi cho sự phát triển xương ở trẻ em do chúng cung cấp đầy đủ những chất dinh dưỡng đảm bảo cho xương có thể phát triển ở mức tối đa và trẻ có thể đạt được mức chiều cao tiềm năng của mình.

Cuối cùng, sữa có thực sự giúp trẻ cao hơn hay không? Dựa trên những bằng chứng khoa học cho tới thời điểm hiện tại, sữa không thể làm cho trẻ phát triển cao hơn, đơn giản bởi vì, không có gì có thể làm cho trẻ cao hơn mức chiều cao tiềm năng của chúng, loại trừ những can thiệp vật lý. Nhưng sữa có thể là một công cụ hữu ích để giúp trẻ phát triển đến mức chiều cao tiềm năng của mình bên cạnh một chế độ dinh dưỡng hợp lý, bảo vệ sức khỏe và có thời gian biểu tập luyện thể dục thể thao phù hợp.

Đó chính là lý do khiến từ rất nhiều năm trước, sữa và các sản phẩm từ sữa đã được lựa chọn để bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ nói chung và tăng trưởng chiều cao nói riêng. Bên cạnh đó, thói quen cho trẻ sử dụng các sản phẩm từ sữa, vốn rất thịnh hành ở những nước phát triển, đang dần trở nên phổ biến ở các quốc gia đang phát triển. Do đó, các nhà sản xuất sữa và các sản phẩm từ sữa ngày càng bổ sung nhiều các chất dinh dưỡng vào sản phẩm của mình để giúp trẻ không chỉ có đủ dinh dưỡng cho việc phát triển chiều cao, mà còn cải thiện trí thông minh, hệ miễn dịch cũng như nhiều vấn đề sức khỏe khác.

Thông tin thêm trong bài viết: Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chiều cao

Ts. Bs. Trương Hồng Sơn - Viện Y học ứng dụng Việt Nam
Bình luận
Tin mới
  • 25/04/2024

    Dùng thuốc an toàn khi đang cho con bú

    Nếu bạn đang cho con bú sữa mẹ, bạn đang cho con bạn một khởi đầu khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu cần dùng thuốc, bạn có thể thắc mắc về việc thuốc có thể ảnh hưởng đến sữa mẹ như thế nào. Bài viết dưới đây là những gì bạn cần biết.

  • 25/04/2024

    Cẩn trọng với thói quen bóc da môi

    Bóc da môi là một thói quen không lành mạnh phổ biến ở nhiều người. Dù là vô tình hay hữu ý, nó có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự khỏe đẹp của đôi môi.

  • 25/04/2024

    Tập thể dục khi mang thai

    Duy trì thói quen tập thể dục thường xuyên trong suốt thai kỳ có thể giúp bạn khỏe mạnh và cảm thấy tốt nhất. Tập thể dục cũng có thể cải thiện tư thế của bạn và giảm một số khó chịu thường gặp như đau lưng và mệt mỏi. Một số bằng chứng cho thấy tập thể dục có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ (bệnh tiểu đường phát triển trong thai kỳ), giảm căng thẳng và tăng cường sức chịu đựng cần thiết cho quá trình chuyển dạ và sinh nở.

  • 24/04/2024

    Ngủ không quá 5 giờ mỗi đêm khiến da chảy xệ và nhiều nếp nhăn gấp đôi

    Thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây lão hoá da. Nghiên cứu cho thấy người ngủ không đủ giấc làm tăng gấp đôi nếp nhăn và sự chảy xệ da so với người có giấc ngủ chất lượng.

  • 24/04/2024

    Mẹo chăm sóc da dầu mùa Hè

    Nhiệt độ cao kết hợp với ánh nắng khiến tuyến bã nhờn trên da hoạt động mạnh mẽ, da đổ nhiều dầu và dễ nổi mụn. Một vài mẹo chăm sóc da dưới đây giúp bạn kiểm soát dầu nhờn trên da.

  • 24/04/2024

    Nỗi lo an toàn thực phẩm mùa nắng nóng

    Thời tiết nắng nóng càng làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Cùng với sự quản lý của cơ quan chức năng, người dân cần nâng cao ý thức trách nhiệm, bởi nếu xuê xoa với bất kỳ vi phạm an toàn thực phẩm dù là nhỏ cũng gây hậu quả khôn lường.

  • 24/04/2024

    Tránh ăn gì khi bị viêm kết mạc để nhanh khỏi?

    Tuy chế độ ăn không giúp chữa khỏi viêm kết mạc (đau mắt đỏ) nhưng việc hạn chế ăn một số loại thực phẩm, đồ uống có thể giúp giảm bớt các triệu chứng và thúc đẩy quá trình phục hồi nhanh hơn.

  • 24/04/2024

    Triệu chứng của ung thư buồng trứng

    Hiện nay, ngày càng nhiều phụ nữ bị mắc phải căn bệnh ung thư buồng trứng, vậy triệu chứng của bệnh là gì, hãy cũng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

Xem thêm