Nấm Candida là gì?
Nấm Candida là loại nhiễm trùng nấm men phổ biến nhất được tìm thấy ở miệng, đường ruột và âm đạo, và nó có thể ảnh hưởng đến da và các màng nhầy khác của cơ thể. Nếu cơ thể có một hệ thống miễn dịch hoạt động tối ưu, loại nhiễm trùng nấm men này hiếm khi gây hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu hệ thống miễn dịch gặp phải các vấn đề khiến suy yếu, nhiễm nấm Candida có thể di chuyển sang các khu vực khác, bao gồm máu và màng xung quanh tim hoặc não, gây ra các triệu chứng nấm Candida nghiêm trọng. Đây được gọi là chứng bệnh nấm Candida xâm lấn.
Gần đây, các nhà khoa học đã tìm ra loại nấm Candida “siêu hạng”, có khả năng kháng nhiều loại thuốc và khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn.
Một điều nữa là khi cân bằng pH tự nhiên của cơ thể bị rối loạn, nấm Candida có thể phát triển vượt quá tầm kiểm soát, gây ra các vấn đề và các triệu chứng khó chịu. Do vậy, hệ vi khuẩn lành mạnh cùng một hệ miễn dịch hoạt động bình thường là điều cần thiết khi chống lại căn bệnh này. Đối với những người gặp phải tình trạng nấm Candida phát triển quá mức, đặc biệt trên những người chưa từng bị nhiễm trùng ở mức nghiêm trọng có thể nhận thấy sự nhạy cảm gia tăng, tăng dị ứng hay tình trạng không dung nạp với nhiều loại thực phẩm bao gồm sữa, trứng, ngô và các thực phẩm chứa gluten.
Nguyên nhân gây nhiễm nấm Candida?
Có nhiều nguyên nhân có thể gây ra tình trạng nhiễm nấm Candida, bao gồm chế độ ăn nhiều đường, nhiều carbohydrate tinh chế và sử dụng rượu giúp nuôi dưỡng nấm.
Trong một số trường hợp, thuốc kháng sinh là cần thiết để chống lại nhiễm trùng và tiêu diệt vi khuẩn. Vấn đề ở đây là việc lạm dụng thuốc kháng sinh không chỉ tiêu diệt vi khuẩn có hại mà còn giết cả những vi khuẩn có lợi. Các vi khuẩn có lợi trong cơ thể cũng chịu trách nhiệm kiểm soát nấm Candida, và sau một thời gian sử dụng thuốc kháng sinh kéo dài, cơ thể bạn có khả năng lại trở thành nơi sinh sôi của nấm Candida.
Không giống như thuốc kháng sinh, thuốc tránh thai không trực tiếp gây ra nhiễm trùng nấm men hay hội chứng phát triển quá mức kiểm soát của nấm Candida. Tuy nhiên, nếu một người phụ nữ sử dụng quá nhiều sản phẩm đường tinh chế và cả kháng sinh, thuốc tránh thai có thể ảnh hưởng xấu đến cơ thể và kéo theo tình trạng nhiễm trùng nấm Candida. Một số phụ nữ nhận thấy rằng thuốc tránh thai dường như kích thích quá trình nhiễm trùng nấm men - và thậm chí rất lâu sau khi hết đợt nhiễm trùng ban đầu, khi họ bắt đầu quay trở lại sử dụng thuốc tránh thai, nấm Candida lại phát triển trở lại.
Những người điều trị bệnh hen suyễn bằng thuốc dạng hít chứa corticosteroid có nguy cơ phát triển nấm candida trong khoang miệng, dẫn đến sự phát triển quá mức của nấm trên toàn coe thể. Trên những đối tượng này, bắt buộc phải tuân theo hướng dẫn súc miệng sau mỗi lần sử dụng ống hít.
Theo nghiên cứu, bệnh nấm Candida có thể xâm lấn ở các bệnh nhân ung thư và gây biến chứng nghiêm trọng. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, có tới 1/3 số bệnh nhân đang điều trị ung thư bị nhiễm nấm Candida xâm lấn. Hóa trị và xạ trị đều có thể có tác dụng tiêu diệt tế bào ung thư và khối u; tuy nhiên, chúng cũng tiêu diệt vi khuẩn tốt của cơ thể - những vi khuẩn có khả năng chống lại nấm candida một cách tự nhiên.
Ở bệnh nhân tiểu đường, lượng đường trong miệng và các màng nhầy khác trong cơ thể thường cao hơn so với người không mắc bệnh. Với bản chất là một loại nấm men, và điều dễ hiểu là những người mắc bệnh tiểu đường sẽ có nguy cơ mắc phải tình trạng phát triển quá mức của nấm Candida hơn so với người bình thường.
Bất kỳ đối tượng nào gặp phải tình trạng suy yếu hệ thống miễn dịch cũng đều có nhiều khả năng phát triển nấm candida. Nhóm đối tượng này bao gồm trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người già, những người được chẩn đoán nhiễm HIV/AIDS và các tình trạng viêm nhiễm hay các bệnh tự miễn khác.
9 triệu chứng cơ bản của nhiễm nấm Candida
Các phương pháp xét nghiệm tình trạng nhiễm nấm Candida có thể có bao gồm xét nghiệm phân, xét nghiệm huyết thanh, xét nghiệm DNA, xét nghiệm PCR trong phân hay xét nghiệm axit hữu cơ vi sinh vật. Bệnh cũng có những biểu hiện theo cách khác nhau ở những đối tượng khác nhau.
Thông thường, một trong những triệu chứng của nấm candida là mệt mỏi mạn tính. Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi hay kiệt sức cho dù bất kể bạn ngủ là bao nhiêu chăng nữa, rất có thể bạn đang gặp phải hội chứng này. Chứng bệnh này được đặc trưng bởi tình trạng mệt mỏi kéo dài tối thiểu sáu tháng và thường đi kèm với các triệu chứng nhiễm nấm Candida khác, bao gồm đau đầu, đau khớp, khó ghi nhớ tập trung và đau họng.
Một trong những lý do khiến việc chẩn đoán nấm Candida gặp nhiều khó khăn là do rất nhiều triệu chứng của nấm trùng với các triệu chứng của các bệnh lý khác, bao gồm cả rối loạn tâm trạng. Những người bị nấm Candida nặng có thể bị thay đổi tâm trạng một cách mạnh mẽ, gây lo lắng, cáu kỉnh, trầm cảm và thậm chí là các cơn hoảng loạn.
Nấm Candida có thể là nguyên nhân gây nhiễm trùng tái phát ở đường tiết niệu hoặc âm đạo. Đặc biệt, nấm có thể lây truyền qua đường tình dục. Đối với phụ nữ, có một số cách làm giảm nguy cơ như tránh mặc quần lót bó sát hay tránh tắm nước nóng khi đang bị nhiễm trùng.
Nấm miệng thực chất là nhiễm trùng nấm men do cùng một chủng nấm Candida ảnh hưởng đến các màng nhầy khác nhau, bao gồm cả âm đạo. Nguyên nhân thường gặp là do sử dụng coritcoid. Nếu không được điều trị, nó có thể lây lan khắp cơ thể bao gồm cả đường tiêu hóa, phổi, gan và van tim. Nấm Candida ở miệng có thể lây truyền. Trẻ sơ sinh có thể bị tưa miệng trong quá trình sinh con; trẻ có thể mắc bệnh này khi dùng chung đồ chơi với trẻ khác; và người lớn có thể truyền cho trẻ qua nước bọt.
Cũng như nhiều triệu chứng nấm Candida khác, nhiễm trùng xoang rất phổ biến và rất khó xác định được nguyên nhân gốc rễ. Nấm Candida ảnh hưởng đến các xoang và có thể kéo theo tình trạng ho dai dẳng, chảy nước mũi sau, tăng nghẹt mũi, dị ứng theo mùa và các triệu chứng giống cúm nói chung.
Đau quặn ruột liên tục là một trong những triệu chứng nấm Candida khó chịu. Tình trạng đầy hơi kéo dài, ợ hơi, chướng bụng, táo bón hoặc tiêu chảy hay co thắt dạ dày có thể đến từ việc thiếu vi khuẩn tốt trong đường tiêu hóa.
Khi vi khuẩn trong ruột của bạn mất cân bằng, nó được gọi là chứng rối loạn sinh học. Lượng vi khuẩn có hại xâm nhập vào trở nên vượt trội, khiến tình trạng bệnh gia tăng. Nhiều người cảm thấy giảm đáng kể chứng đau quặn ruột mạn tính khi điều trị hiệu quả bệnh nhiễm nấm Candida.
Cùng với sự thay đổi tâm trạng và mệt mỏi mạn tính, sương mù não cũng thường bị bỏ qua như một trong những triệu chứng nấm Candida. Sương mù não còn có thể gọi dân dã là chứng đờ đẫn, một tình trạng mô tả cảm giác mơ hồ về những điều đang thực hiện. Việc nấm Candida phát triển quá mức có thể gây ra tình trạng thiếu tập trung, phối hợp thể chất kém, khó tập trung vào công việc và trí nhớ kém.
Bệnh nấm da chân và nấm móng chân là một trong những nhiễm trùng nấm men phổ biến, xuất phát từ cùng một chủng nấm Candida. Quá trình nhiễm trùng liên tục kéo dài có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đã bị nhiễm nấm Candida toàn thân.
Mất cân bằng nội tiết tố là một trong những triệu chứng nấm candida xuất hiện nhiều trong nhiều tình trạng sức khỏe khác nhau. Tuy nhiên, một trong những điều quan trọng là nhiễm nấm Candida có thể gây ra mãn kinh sớm, giảm ham muốn tình dục, đau nửa đầu, lạc nội mạc tử cung, phù, thay đổi tâm trạng và không thể giảm cân. Nếu nấm Candida phát triển quá mức, cơ thể bạn có thể bị viêm và khiến nấm men phát triển lan ra ngoài đường tiêu hóa. Khi đó, sản phẩm phụ của nấm Candida có thể bắt chước estrogen và dẫn đến sự mất cân bằng nội tiết tố nghiêm trọng.
Tổng kết
Nhiễm nấm Candida là một trong những bệnh nấm tương đối phổ biến, thường gặp ở phụ nữ với các biểu hiện viêm nhiễm và các triệu chứng đa dạng dễ gây nhầm lẫn nếu không được chẩn đoán xác định. Nguyên nhân của bệnh có thể đến từ nhiều yếu tố khác nhau, do tình trạng mất cân bằng hệ vi khuẩn hay các bệnh kèm theo như tiểu đường, suy giảm miễn dịch,…
Nếu bạn đang gặp phải tình trạng này, tốt hơn cả là bạn nên gặp các chuyên gia y tế để được khám, chẩn đoán và có phương án điều trị kịp thời.
Tham khảo thêm thông tin tại: Nhiễm nấm âm đạo khi mang thai
Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.
Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh
Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.
Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.
Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.
Thật khó khăn khi bạn phải đối mặt với bệnh tiêu chảy, nhất là khi bạn đang phải cho con bú. Trong bài viết này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục tự nhiên để điều trị bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ vẫn đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.
Ăn rau đầu tiên trong bữa ăn có tác dụng thế nào với người bệnh đái tháo đường? Thứ tự các ăn các món trong bữa ăn của người bệnh đái tháo đường có gì đặc biệt? Nhân Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Ngày Trẻ em Thế giới là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhiều thay đổi, việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.