Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Salmonella và thực phẩm

Salmonella là một vi khuẩn hình que, thuộc họ Enterobacteriaceae (vi khuẩn đường ruột).

Salmonella và thực phẩm

Có nhiều chủng vi khuẩn Salmonella gây bệnh, trong đó chủ yếu là các chủng Salmonella gây ngộ độc thực phẩm (bệnh Salmonellosis), khác với chủng Salmonella gây bệnh thương hàn và phó thương hàn.

Theo CDC Hoa Kỳ, Salmonella gây bệnh cho con người nhiều hơn là chúng ta nghĩ, cứ mỗi ca mắc Salmonella được phát hiện thì có tới 30 ca chưa được phát hiện. Tại Mỹ, ước tính mỗi năm Salmonella gây ra hơn 1,35 triệu ca mắc, 26.500 BN phải nhập viện và 420 BN tử vong.

Salmonella có thể tìm thấy trong rất nhiều loại thực phẩm: thịt gà, thịt bò, thịt lợn, trứng, rau, hoa quả và thậm chí cả trong thực phẩm chế biến. Thực phẩm bị nhiễm Salmonella có thể ảnh hưởng đến hình dáng, mùi vị, chất lượng và có khả năng gây bệnh cho con người.

Bạn có thể nhiễm Salmonella như thế nào?

Bạn có thể nhiễm Salmonella từ các thực phẩm đã bị nhiễm khuẩn

Thịt gà, thịt gà tây, thịt bò, thịt lợn, trứng, các loại rau, quả, hạt, thậm chí là các thực phẩm chế biến (bơ hạt, đậu đông lạnh, các món ăn từ gà…).

Một số vụ ngộ độc thực phẩm do Salmonella ghi nhận gần đây ở nhiều nước có liên quan đến gà, gà tây, bò, cá thu tươi sống, nấm, hành, đào, đu đủ, hoa quả và sốt làm từ một số loại hạt.

Bạn có thể nhiễm Salmonella từ môi trường, từ nước đã nhiễm khuẩn hoặc từ người mang mầm bệnh, hoặc động vật nhiễm bệnh

Các thú cưng nuôi trong gia đình hoặc ở các vườn thú, trang trại… cũng có thể mang Salmonella lây nhiễm cho bạn.

Những ai dễ bị nhiễm Salmonella?

Theo CDC Hoa Kỳ, một số người có thể bị mắc bệnh nặng hơn những người khác, bao gồm:

  • Trẻ em dưới 5 tuổi là nhóm dễ mắc Salmonella nhất. 1 số báo cáo cho biết, 2/3 số người mắc Salmonella trên Thế giới là trẻ dưới 5 tuổi.

  • Trẻ nhỏ dưới 12 tháng tuổi, nhất là những trẻ không bú sữa mẹ.

  • Trẻ nhỏ, người cao tuổi từ 65 tuổi trở lên, người có hệ miến dịch suy yếu dễ mắc Salmonella nặng hơn.

  • Những người bệnh đang điều trị các thuốc làm giảm acid dạ dày cũng có nguy cơ mắc Salmonella cao hơn.

Triệu chứng của mắc Salmonella

 

Salmonella có thể gây bệnh nặng, các triệu chứng thường xuất hiện từ 6 h đến 6 ngày sau khi nhiễm. Triệu chứng điển hình bao gồm: tiêu chảy và có thể có máu trong phân, sốt, đau quặn dạ dày. Hầu hết bệnh nhân sẽ hồi phục trong vòng 4-7 ngày mà không phải dùng kháng sinh. Tuy nhiên, một số trường hợp bị tiêu chảy nặng phải nhập viện và điều trị kháng sinh.

Các dấu hiệu cần đi khám bệnh ngay:

  • Tiêu chảy kèm theo sốt cao hơn 38,8 độ C;

  • Tiêu chảy kéo dài hơn 3 ngày và không có biểu hiện tốt hơn;

  • Chảy máu trong phân;

  • Nôn liên tục, kéo dài khiến bệnh nhân không thể bù được dịch;

  • Có các dấu hiệu mất nước, như: tiểu ít, miệng họng khô, mắt trũng, da khô, chóng mặt khi đứng dậy…

CDC Hoa Kỳ khuyến cáo 4 bước phòng nhiễm Salmonella: Clean - Separate - Cook and Chill (Rửa sạch - Riêng biệt - Nấu chín - Bảo quản lạnh)

Clean - Rửa sạch

Rửa tay: bằng xà phòng và nước sạch tốt nhất là dưới vòi nước chảy ít nhất 20 giây, TRƯỚC và SAU khi: chế biến thực phẩm, đặc biệt là khi bạn chế biến các thự cphẩm sống hoặc chưa nấu chín, bao gồm: trứng, các loại thịt, gia cầm (gà, gà tây), hải sản hoặc các sản phẩm dạng dung dịch của thực phẩm.

Rửa sạch bằng nước nóng/ xà phòng/ nước rửa bát tất cả các dụng cụ chứa đựng, chế biến, dao thớt, bát, đĩa, nồi… sử dụng trong quá trình chế biến các thự cphẩm sống hoặc chưa nấu chín, bao gồm: trứng, các loại thịt, gia cầm (gà, gà tây), hải sản hoặc các sản phẩm dạng dung dịch của thực phẩm.

Không rửa các loại trứng, thịt sống, thịt gia cầm sống, hải sản sống trước khi nấu vì việc rửa này có thể làm lây lan vi khuẩn gây bệnh sang các thực phẩm, đồ dùng và các bề mặt khác.

Vệ sinh sạch sẽ bề mặt bếp, các nơi chế biến thực phẩm bằng các dung dịch vệ sinh, sát khuẩn có chứa chlorine.

Separate - Riêng biệt

Tách riêng, bảo quản riêng biệt các loại thịt sống, thịt gia cầm, hải sản, trứng với các thực phẩm khác. Bảo quản trứng sống trong hộp đựng riêng, trong ngăn mát của tủ lạnh, không để trong cánh cửa tủ lạnh đeẻ đảm bảo nhiệt độ thích hợp.

Bảo quản riêng biệt các loại thịt sống, thịt gia cầm, hải sản, trứng với các thực phẩm để ăn ngay (như sa lát, nộm, thịt chín…).

Dùng thớt, đồ đựng riêng biệt cho các loại thịt sống, thịt gia cầm, hải sản, trứng.

Không bao giừo đựng các thực phẩm đã nấu chín trong các đĩa, bát… dùng để đựng các loại thịt sống, thịt gia cầm, hải sản, trứng hoặc các sản phẩm từ các thực phẩm này.

Cook - Nấu chín

Hãy chắc chắn rằng bạn đã nấu chín kỹ thức ăn của mình.

Tham khảo bảng nhiệt độ cần thiết để nấu chín thức ăn dưới dây để chắc chắn rằng thực phẩm của bạn đã được nấu chín kỹ: ( lưu ý đây là nhiệt độ đo ở bên trong lòng món ăn):

  • 62,50 C cho thịt bò, thịt lợn, thịt bê, thịt cừu, sau đó để món ăn 3 phút trước khi ăn; các món cá nguyên con…

  • 710 C cho các loại thịt tự nuôi: bò, lợn, bê, cừu, gà tây…; các món có trứng…

  • 740 C cho các loại gia cầm (gà, gà tây, vịt, ngan, ngỗng…), bao gồm các gia cầm tự nuôi.

  • Lò vi sóng khi nấu, chế biến món ăn luôn để từ 750 C trở lên.

  • Nấu chín kỹ trứng, không ăn trứng sống, trứng lòng đào…

Chill - Bảo quản lạnh

Giữ ngăn mát tủ lạnh của bạn ở mức 40 C hoặc lạnh hơn.

Không bao giờ để các thực phẩm dễ hỏng bên ngoài tủ lạnh hơn 2 giờ. Nếu thực phẩm phải tiếp xúc với nhiệt độ cao hơn 320 C (như trong xe ô tô nóng hoặc thời tiết mùa hè), phải đưa vào bảo quản lạnh hoặc ngăn đá ngay trong vòng 1 giờ.

Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM cung cấp các dịch vụ tư vấn, thăm khám dinh dưỡng cho trẻ  em và người lớn với cam kết hỗ trợ nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng và cải thiện các tình trạng như còi xương, suy dinh dưỡng, thừa cân,… Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline: 0935 18 3939 hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.

Tham khảo thêm thông tin lại bài viết: TS. BS Trương Hồng Sơn: Uống sữa nhiễm khuẩn Salmonella dễ gây mất nước, đe dọa tính mạng.

ThS. BS Trần Thị Thu Nguyệt - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo CDC Hoa Kỳ -
Bình luận
Tin mới
  • 23/11/2024

    Cách giảm đau mỏi chân khi đứng lâu

    Đau chân khi đứng lâu là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục vấn đề này bằng một vài thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt hàng ngày

  • 23/11/2024

    Triệu chứng và biến chứng của bệnh vẩy nến

    Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh vẩy nến khác nhau tùy thuộc vào từng người và loại bệnh vẩy nến. Mặc dù bệnh vẩy nến là tình trạng mãn tính kéo dài suốt đời, một số người có thể thấy các triệu chứng biến mất trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.

  • 22/11/2024

    Thuốc xịt mũi ngừa cúm

    Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.

  • 22/11/2024

    Loại tiếng ồn nào tốt cho giấc ngủ?

    Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.

  • 22/11/2024

    Cách cải thiện triệu chứng đau thần kinh tọa

    Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.

  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

  • 21/11/2024

    Tức giận - Kẻ thù thầm lặng của sức khỏe

    Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.

Xem thêm