Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Dùng điện thoại khi đi vệ sinh: Tác hại không ngờ

Theo một số nghiên cứu, những người có thói quen sử dụng điện thoại trong nhà vệ sinh thừa nhận rằng, khi đem điện thoại vào họ đều ngồi lại nhà vệ sinh lâu hơn, đặc biệt là nhóm văn phòng.

Điều này cũng đã được chỉ ra thông qua các báo cáo quốc tế. Cụ thể, trong một cuộc khảo sát do NordVPN thực hiện, 65% số người được hỏi (trong số 9.800 người tham gia khảo sát) cho biết, thường xuyên sử dụng điện thoại di động trong phòng tắm.

Theo một số nghiên cứu, những người có thói quen sử dụng điện thoại trong nhà vệ sinh thừa nhận rằng, khi đem điện thoại vào họ đều ngồi lại nhà vệ sinh lâu hơn, đặc biệt là nhóm văn phòng.

Dùng điện thoại khi đi vệ sinh: Tác hại không ngờ - 1

Những người có thói quen sử dụng điện thoại trong nhà vệ sinh thừa nhận rằng, khi đem điện thoại vào họ đều ngồi lại nhà vệ sinh lâu hơn.

(Ảnh: Internet)

Câu hỏi đặt ra là, sử dụng điện thoại lâu khi ngồi trong nhà vệ sinh có ảnh hưởng đến sức khỏe không?

Theo TS.BS Roshini Raj - Chuyên khoa tiêu hóa tại NYU Langone (tác giả của cuốn sách về cải thiện sức khỏe đường ruột), chúng ta không nên sử dụng điện thoại trong nhà vệ sinh quá 10 phút.

Theo chuyên gia này, có 2 nguyên nhân chính khiến việc sử dụng điện thoại quá lâu khi đi vệ sinh sẽ gây hại, cụ thể:

Tăng nguy cơ nhiễm khuẩn

Dùng điện thoại khi đi vệ sinh: Tác hại không ngờ - 2

Nguyên nhân thứ nhất có thể dễ dàng nhận ra là việc nhà vệ sinh là nơi chứa nhiều mầm bệnh, tồn tại dưới dạng khí dung.

Khi chúng ta giật nước ở toilet, các mầm bệnh nguy hiểm từ khí dung có thể lây lan sang các bề mặt lân cận.

Do đó, điện thoại sẽ dễ dàng bị nhiễm khuẩn nếu bạn đặt lên các bề mặt trong nhà vệ sinh như: bồn rửa, tủ, hộc chứa đồ…

Nguy cơ bị trĩ

Dùng điện thoại khi đi vệ sinh: Tác hại không ngờ - 3

Nguyên nhân thứ hai, việc sử dụng điện thoại khi đi vệ sinh để xem các nền tảng mạng xã hội, đọc tin tức, lướt web, chơi điện tử… dễ khiến chúng ta bị mê mải và ngồi lâu hơn mức cần thiết. Thậm chí, không ít người ngồi thêm trong nhà vệ sinh tới 30 phút chỉ để xem nốt đoạn phim hay chơi nốt ván game.

Trong khi đó, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc ngồi quá lâu trong nhà vệ sinh có thể dẫn tới bệnh trĩ. Thói quen này cũng có thể khiến các tĩnh mạch xung quanh hậu môn sưng đau. Điều này là do khi ngồi toilet, phần hông ở giữa toa lét bệt khiến trọng lực vùng hậu môn lơ lửng, gây áp lực lên tĩnh mạch.

Bên cạnh đó, việc lạm dụng điện thoại có thể dẫn tới stress, giảm giao tiếp xã hội, không tốt cho sức khỏe tinh thần.

Ngoài những vấn đề trên, nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra các tác hại khác của việc dùng điện thoại quá lâu trong nhà vệ sinh như:

Tăng nguy cơ thiếu máu lên não

Hiện tượng này xảy ra sau khi ngồi nhà vệ sinh lâu gây choáng váng, chóng mặt. Nếu để tình trạng diễn ra thường xuyên gây suy giảm trí tuệ, khiến não thoái hóa nhanh.

Cụ thể, sử dụng điện thoại trong nhà vệ sinh khiến bạn ngồi lâu trong tư thế không có chỗ dựa, chăm chú vào điện thoại khiến bạn quên thời gian và máu không thể lưu thông tốt khiến máu được di chuyển lên não không kịp.

Táo bón, rối loạn tiêu hóa

Tác hại của việc sử dụng điện thoại trong nhà vệ sinh về lâu dài gây ra các hội chứng về ruột như: táo bón, rối loạn tiêu hóa, đại tràng co thắt... 

Đối với những người thường bị táo bón, việc ngồi lâu trên bồn cầu gây ứ máu trong khoang chậu khiến sưng tĩnh mạch hậu môn gây hiện tượng chảy máu hậu môn, tăng nguy cơ táo bón, thậm chí gây ung thư đường ruột. 

Mụn xuất hiện nhiều hơn

Một số loại vi khuẩn như tụ cầu vàng có thể gây ngộ độc thực phẩm và xuất hiện mụn trứng cá. Thường xuyên đem điện thoại vào nhà vệ sinh khiến điện thoại dính nhiều vi khuẩn. Trong quá trình sử dụng điện thoại như dùng tay bấm, nghe điện thoại... vô tình khiến vi khuẩn tiếp xúc với da mặt nhiều hơn, tăng nguy cơ viêm nhiễm, hình thành nhân mụn.

Vì những tác hại kể trên, lời khuyên của chuyên gia là nếu có sử dụng điện thoại khi đi vệ sinh, hãy rửa tay thật sạch để đảm bảo chống nhiễm khuẩn. Điều cần ghi nhớ là tránh lạm dụng, chỉ sử dụng không quá 10 phút.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết:  10 thói quen tưởng vô hại nhưng nguy hiểm bất ngờ.

Minh Nhật - Theo Dantri
Bình luận
Tin mới
  • 03/10/2024

    Tại sao trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần bổ sung vitamin D3?

    Vitamin D có những vai trò rất quan trọng trọng việc hấp thu canxi, tham gia vào nhiều chức năng khác như tạo xương, miễn dịch, tăng trưởng. Việc thiếu hay thừa vitamin D đều để lại những ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Bổ sung vitamin D là điều được nhiều chuyên gia y tế khuyến cáo, tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ - trong đó vitamin D3 là dạng bổ sung được khuyến nghị tốt nhất.

  • 02/10/2024

    Phòng ngừa ngộ độc thực phẩm sau mưa lũ

    Theo Tiến sĩ, bác sĩ Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, khi trời mưa nhiều, độ ẩm tăng cao sẽ tạo môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn sinh sôi, do đó thức ăn dễ bị ôi, thiu, mốc và sinh ra độc tố gây ngộ độc thực phẩm.

  • 02/10/2024

    Cần lưu ý gì khi tiêm vaccine Qdenga phòng sốt xuất huyết?

    Vaccine Qdenga đang được khuyến nghị tiêm cho trẻ em trên 4 tuổi và người lớn để phòng chống sốt xuất huyết, cùng tìm hiểu về loại vaccine này qua bài viết sau đây.

  • 01/10/2024

    Tác động của Vitamin D với sức khỏe

    Vitamin D (còn được gọi là calciferol) là một loại vitamin tan trong dầu, có mặt trong một số thực phẩm tự nhiên. Vitamin D cũng được sản xuất nội sinh khi tia cực tím (UV) từ ánh sáng mặt trời chiếu vào da và kích thích quá trình tổng hợp vitamin D.

  • 30/09/2024

    Thừa cân béo phì ở trẻ em

    Về định nghĩa, thừa cân là tình trạng cân nặng vượt quá cân nặng “nên có” so với chiều cao. Còn béo phì là tình trạng tích lũy mỡ ở mức vượt quá và không bình thường một cách cục bộ hay toàn thể tới mức ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ.

  • 30/09/2024

    Suy thận ở trẻ em

    Suy thận ở trẻ em tuy hiếm gặp nhưng lại là bệnh lý cần phải được điều trị tích cực ở trẻ. Có 2 loại suy thận là cấp tính và mạn tính. Dấu hiệu nào để nhận biết suy thận ở trẻ? Cùng Bác sĩ của Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM tìm hiểu qua bài viết sau đây.

  • 29/09/2024

    Ho do viêm thực quản ái toan là gì?

    Viêm thực quản ái toan là tình trạng mạn tính của hệ miễn dịch, do dị ứng thực phẩm gây ra, biểu hiện với nhiều triệu chứng khác nhau. Ở một số người, viêm thực quản ái toan không được kiểm soát có thể gây ho. Những người bị viêm thực quản ái toan chủ yếu ho do dị ứng hoặc hen suyễn, đồng thời cũng có thể do trào ngược axit.

  • 29/09/2024

    Nguy cơ của việc thiếu hụt Vitamin K2 ở trẻ em

    Vitamin K2, một dưỡng chất ít được biết đến nhưng có vai trò vô cùng quan trọng, đối với sức khỏe của trẻ em, đặc biệt là trong sự phát triển của xương và tim mạch. Thiếu hụt vitamin K2 có thể gây nên nhiều nguy cơ cho sức khỏe, đặc biệt là trong giai đoạn tăng trưởng quan trọng của trẻ em. Mặc dù vậy, việc thiếu hụt Vitamin K2 còn chưa được chú ý đúng mức với cộng đồng và ngay cả giới chuyên môn nhi khoa.

Xem thêm