Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh tim mạch phòng ngừa xơ vữa động mạch cần đảm bảo nguyên tắc gì?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, để phòng ngừa xơ vữa động mạch vành, những người bệnh tăng huyết áp, mỡ máu cao cần ăn đầy đủ cả 4 nhóm chất dinh dưỡng gồm tinh bột, chất đạm, chất xơ và chất béo, tuy nhiên cần chọn lựa thực phẩm theo nguyên tắc dưới đây:
– Ăn ít chất béo xấu nhất: Chất béo xấu gồm nhiều loại như cholesterol, chất béo chuyển hóa, chất béo bão hòa. Đây là tác nhân khiến cho mỡ máu tăng, khiến các mảng xơ vữa hình thành hoặc gia tăng kích thước.
– Hạn chế Natri: Natri thường có trong muối và các loại thực phẩm đóng hộp. Tuy không trực tiếp gây hình thành các mảng xơ vữa nhưng nạp quá nhiều natri có thể làm tăng huyết áp, từ đó tăng gánh nặng cho tim.
– Bổ sung nhiều chất xơ: Chất xơ, đặc biệt là các chất xơ hòa tan giúp cơ thể giảm hấp thu cholesterol. Đồng thời tăng đào thải chất béo xấu ra khỏi cơ thể, nhờ đó cải thiện tình trạng xơ vữa động mạch tim.
– Bổ sung chất chống oxy hóa, kháng viêm: Các chất này có thể ngăn ngừa phản ứng viêm, giúp bảo vệ được mạch vành, tránh nguy cơ hình thành xơ vữa.
Dựa vào những nguyên tắc trên, người bị tăng huyết áp, mỡ máu sẽ biết nên ăn gì và không nên ăn gì để phòng ngừa xơ vữa động mạch vành hoặc cải thiện tình trạng tắc hẹp do xơ vữa.
Bệnh nhân tăng huyết áp và mỡ máu cao không nên ăn gì?
Ngoài việc biết được “Người tăng huyết áp và mỡ máu cao nên ăn gì?”, bạn cũng nên tìm hiểu thêm về những loại thực phẩm cần kiêng cữ. Kiêng một số thực phẩm có tác động xấu tới huyết áp và mạch máu là phần không thể thiếu trong quá trình xây dựng chế độ ăn cho người tăng huyết áp và mỡ máu cao.
Người bệnh tăng huyết áp, mỡ máu cao nên nhớ tránh các món sau đây:
- Sữa và các sản phẩm từ sữa chưa tách béo
- Phần trang trí trên món ăn như vụn pho mát, sốt mayonnaise, đường cát…
- Những loại bánh có nhiều chất béo như bánh rán, bánh quy, bánh ngọt… hay khoai tây chiên, bắp rang bơ…
- Thịt và protein chứa nhiều chất béo hoặc chế biến sẵn như thịt đỏ, thịt xay, thịt sườn; xúc xích, thịt nguội; nội tạng động vật; da của gia cầm; lòng đỏ trứng.
- Bơ, dầu dừa, dầu cọ hoặc dầu chiên đi chiên lại nhiều lần, bơ ca cao có trong chocolate, sốt kem. Chúng là các chất béo chuyển hóa trans không có lợi cho tim mạch
- Giảm tối đa lượng tinh bột trắng có trong gạo trắng, bún, phở, mì. Thay vào đó, trong khẩu phần ăn cho người tăng huyết áp và mỡ máu cao, nên ưu tiên lựa chọn các loại thực phẩm làm từ ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt, mì lứt, bánh mì đen, đậu nguyên hạt…
- Giảm lượng bia rượu tiêu thụ ở dưới mức khuyến cáo, tránh cà phê, thuốc lá hay những chất kích thích…
Trên đây là một số lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho các người bệnh tăng huyết áp, mỡ máu cao giúp phòng ngừa xơ vữa động mạch tim. Những thực phẩm này chỉ là gợi ý và không có giá trị tuyệt đối. Để biết mình nên ăn gì và không nên ăn gì, tốt nhất bạn nên đi khám chuyên khoa tim mạch. Sau quá trình thăm khám và kết luận tình trạng bệnh, các bác sỹ sẽ tư vấn cho bạn phác đồ điều trị bao gồm chế độ dinh dưỡng, tập luyện phù hợp để cải thiện bệnh một cách hiệu quả.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Bỏ bữa sáng tăng gấp đôi nguy cơ xơ vữa động mạch.
Cùng khám phá cẩm nang du lịch cuối năm khỏe mạnh với những mẹo hữu ích giúp bạn phòng tránh say tàu xe, các bệnh thường gặp và chuẩn bị thuốc men cần thiết. Đảm bảo chuyến đi an toàn và tràn đầy năng lượng!
Sau khi sinh, người mẹ thường tập trung vào việc chăm sóc trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, các vấn đề sức khỏe có thể phát sinh trong giai đoạn này, nhưng nhiều bà không nhận biết được các dấu hiệu cảnh báo sớm.
Một chế độ ăn uống được kiểm soát cẩn thận có thể giúp cải thiện chất lượng cuộc sống và làm chậm tiến triển của người bị hội chứng urê huyết tán huyết.
Nấm móng và bệnh vẩy nến móng là hai tình trạng ảnh hưởng đến móng. Chúng có các triệu chứng tương tự nhau và bạn có thể bị cả nấm móng và vẩy nến móng tay cùng một lúc. Tuy nhiên, hai bệnh là khác nhau và có các phương pháp điều trị riêng biệt.
Từ ngày 1/1 - 28/2/2025 Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM - thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam triển khai chương trình tri ân: khám dinh dưỡng miễn phí.
Nhiều người ăn cà chua hàng ngày vì sở thích và mong muốn nhận được lợi ích sức khỏe từ loại thực phẩm bổ dưỡng này. Vậy ăn cà chua mỗi ngày có tốt không?
Năm mới đến gần là thời điểm lý tưởng để chúng ta đặt ra những mục tiêu mới cho bản thân. Bên cạnh những kế hoạch về công việc, tài chính, đừng quên dành sự quan tâm đặc biệt cho sức khỏe của bản thân và gia đình.
Chế độ ăn uống có thể tạo ra khả năng miễn dịch bảo vệ, hỗ trợ phương pháp điều trị cho người mắc bệnh nhiễm ký sinh trùng đường ruột, trong đó có giun tóc.