Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Thực phẩm bổ sung và thảo dược tốt nhất đối với bệnh xơ vữa động mạch

Xơ vữa động mạch là bệnh có khả năng chữa trị nếu có một liệu trình phù hợp. Để chữa trị và ngăn ngữa bệnh tái phát ngoài việc dùng thuốc đặc hiệu thì người mắc xơ vữa động mạch có thể sử dụng một số thực phẩm chức năng và thảo dược để hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả hơn.

Thực phẩm bổ sung và thảo dược tốt nhất đối với bệnh xơ vữa động mạch

Xơ vữa động mạch là tình trạng tổn thương động mạch do sự tích tụ của cholesterol, canxi và các chất khác lên thành động mạch và dẫn đến tắc mạch. Sự tắc nghẽn tại động mạch gây cản trở dòng máu đi tới các cơ quan sống còn trong cơ thể, đặc biệt là tim.

Xơ vữa động mạch có thể dẫn tới nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như đột quỵ, nhồi máu cơ tim, bệnh thận và mất trí nhớ. Những người nghiện thuốc lá, nghiện rượu và ít vận động thể lực có nguy cơ cao bị xơ vữa động mạch. Bạn cũng có thể mắc phải căn bệnh này nếu như tiền sử gia đình có người mắc bệnh.

Có một số loại thực phẩm chức năng nguồn gốc từ thực vật có thể giúp điều trị chứng xơ vữa động mạch. Phần lớn trong số chúng có tác động đến nồng độ cholesterol.

Cholesterol không phải là yếu tố nguy cơ duy nhất đối với sự phát triển của xơ vữa động mạch nhưng nó là yếu tố chủ yếu. Hai loại cholesterol: Cholesterol tỷ trọng thấp (LDL) được coi là cholesterol “xấu” và cholesterol tỷ trọng cao (HDL) được coi là cholesterol “tốt”. Mục tiêu điều trị đó là giữ nồng độ LDL thấp và làm gia tăng nồng độ HDL.

 
Những yếu tố cần cân nhắc khi sử dụng thực phẩm chức năng trong điều trị xơ vữa động mạch
  1. Chưa có bằng chứng chứng minh rằng chỉ sử dụng thực phẩm chức năng có thể giúp chữa khỏi xơ vữa động mạch. Kế hoạch điều trị đối với căn bệnh này sẽ bao gồm: chế độ dinh dưỡng lành mạnh, luyện tập thể dục thể thao và sử dụng cả những loại thuốc điều trị kê đơn phối hợp cùng với các thực phẩm chức năng.
  2. Trao đổi với bác sỹ trước khi sử dụng thực phẩm chức năng bởi một số loại có thể tương tác với thuốc điều trị.
  3. Nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú, hãy trao đổi với bác sỹ trước khi sử dụng bất cứ loại thực phẩm chức năng nào.

Chiết xuất ác-ti-sô

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chiết xuất từ lá ác-ti-sô có thể giúp tăng nồng độ cholesterol “tốt” và giảm lượng cholesterol “xấu”. Chiết xuất ác-ti-sô được bào chế dưới dạng viên nang, viên nén và cồn thuốc. Liều lượng sử dụng phụ thuộc vào dạng bào chế, tuy nhiên chưa có bất cứ nghiên cứu nào cho thấy sử dụng quá nhiều ác-ti-sô có thể gây quá liều.

Tỏi

Tỏi là loại gia vị từ lâu đã được chứng minh có đặc tính làm lành tổn thương trong một số bệnh từ ung thư vú cho tới hói đầu. Tuy nhiên nghiên cứu về tác dụng của tỏi đối với sức khỏe tim mạch còn khá nhiều mâu thuẫn. Một nghiên cứu tổng quan vào năm 2009 đã đưa ra kết luận rằng tỏi không có khả năng làm giảm cholesterol máu, tuy nhiên một nghiên cứu tương tự vào năm 2013 lại chứng minh sử dụng tỏi có thể giúp phòng ngừa bệnh tim mạch. Một nghiên cứu xuất bản vào năm 2012 chỉ ra rằng chiết xuất tỏi kết hợp với coenzyme Q10 làm chậm tiến triển của bệnh xơ vữa động mạch.

Dù kết quả nghiên cứu có thế nào thì tỏi rất tốt cho sức khỏe. Bạn có thể ăn sống, nấu chín hoặc sử dụng dưới dạng thực phẩm chức năng. Thành phần có hoạt tính mạnh nhất là allicin, cũng là chất tạo ra mùi hăng đặc trưng của tỏi. Do vậy theo Viện y tế quốc gia Hoa Kỳ những thực phẩm chức năng chứa tỏi và không còn mùi có thể không có tác dụng tốt như tỏi sống.

Niacin

Niacin hay vitamin B3 có trong các loại thực phẩm như gan, thịt gà, cá ngừ, cá hồi và cũng có dạng thực phẩm chức năng. Bác sỹ có thể khuyến cáo sử dụng thực phẩm bổ sung niacin để giúp giảm cholesterol máu do nó có thể giúp tăng nồng độ cholesterol tốt và đồng thời giảm triglyceride và các loại chất béo có thể gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Cần lưu ý thực phẩm chức năng chứa niacin có thể khiến da bạn đỏ bừng, cảm giác gai người và gây buồn nôn. Liều lượng khuyến cáo của niacin một ngày là 14 mg đối với phụ nữ và 16 mg đối với nam giới. Không nên sử dụng nhiều hơn lượng khuyến cáo mà không hỏi ý kiến bác sỹ.

Policosanol

Policosanol là chiết xuất từ một số loài thực vật như mía đường và khoai mỡ. Một nghiên cứu của các nhà khoa học Cuba trên hoạt chất policosanol thu được từ cây mía đường tại địa phương đã chỉ ra rằng chiết xuất này có hoạt tính giảm cholesterol, nhưng theo một nghiên cứu tổng quan năm 2010, không có nghiên cứu nào ngoài Cuba xác nhận kết quả này.

Men gạo đỏ

Men gạo đỏ là một sản phẩm thực phẩm được sản xuất bởi quá trình lên men gạo trắng với nấm men. Đây là loại thực phẩm được sử dụng trong y học cổ truyền Trung Hoa. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng men gạo đỏ có thể giúp giảm đáng kể nồng độ cholesterol. Tác dụng của men gạo đỏ nằm ở một hợp chất có tên là monacolin K có cấu trúc tương tự như lovastatin – một thuốc hạ cholesterol máu nhóm statin. Men gạo đỏ cũng đồng thời được nghiên cứu về các tác dụng trên thận, gan và tình trạng tổn thương cơ.

Sơn tra

Sơn tra hay táo gai là một loại cây bụi phát triển rộng rãi trên toàn thế giới. Chiết xuất từ lá và quả của sơn tra đã được bào chế dưới dạng thực phẩm chức năng trong hỗ trợ điều trị các bệnh tim mạch tại Đức. Sơn tra có chứa hoạt chất quercetin đã được chứng minh có thể giảm cholesterol máu.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Ý nghĩa các chỉ số Cholesterol trong ước lượng rủi ro tim mạch

Ts.Bs.Trương Hồng Sơn - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Tổng hợp từ Healthline
Bình luận
Tin mới
  • 27/04/2024

    Chế độ ăn cho người bệnh rối loạn tiền đình

    Chế độ ăn uống hàng ngày là một công cụ mạnh mẽ trong việc duy trì sức khỏe của hệ thống tiền đình và giảm các triệu chứng liên quan đến rối loạn tiền đình.

  • 27/04/2024

    Bí quyết có 1 thai kỳ khỏe mạnh - Chuẩn bị ngay từ trước khi thụ thai

    Chăm sóc sức khỏe trước khi mang thai là một bước quan trọng để đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh. Nhiều phụ nữ tập trung vào việc bổ sung dinh dưỡng và thay đổi lối sống ngay khi biết mình có thai. Tuy nhiên, các bước chuẩn bị sẽ hiệu quả hơn nếu được thực hiện trước khi thụ thai ít nhất từ 3-6 tháng.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân gây ngứa đa xơ cứng và cách điều trị

    Các rối loạn về giác quan, bao gồm cả cảm giác ngứa, có thể xảy ra trong bệnh đa xơ cứng. Đôi khi, những cảm giác này có thể là dấu hiệu sớm của bệnh.

  • 26/04/2024

    5 loại thực phẩm không nên ăn cùng chuối

    Mặc dù chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng theo y học cổ truyền Ấn Độ, sự kết hợp chuối và một số thực phẩm sẽ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa đối với một nhóm người.

  • 26/04/2024

    Chế độ ăn cho người bị nhiễm vi khuẩn HP

    Cùng với tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP.

  • 26/04/2024

    Tại sao cần tiêm vaccine phòng uốn ván?

    Uốn ván là một căn bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cơ và dây thần kinh của cơ thể nhưng có thể phòng ngừa được. Nó thường gây co thắt, tạo cảm giác đau đớn và cứng cơ hàm. Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng và dễ dàng phòng ngừa bằng tiêm chủng. Nguyên nhân là do độc tố được tạo ra bởi bào tử của vi khuẩn Clostridium tetani. Những vi khuẩn này sống trong môi trường, bao gồm cả trong đất, bụi và phân động vật.

  • 26/04/2024

    Vì sao da đầu đổ nhiều mồ hôi và cách cải thiện?

    Da đầu đổ nhiều mồ hôi khiến tóc bết, khó chịu, ngứa ngáy và tăng nguy cơ các bệnh về da. Tìm hiểu nguyên nhân tình trạng nhiều mồ hôi da đầu cũng như cách khắc phục tại nhà.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân khiến da mỏng hơn

    Làn da mỏng manh là làn da dễ bị nẻ và tổn thương. Đó là một vấn đề phổ biến ở người lớn tuổi. Khi bạn già đi, các lớp da của bạn sẽ mỏng đi và trở nên mỏng manh hơn. Tuy nhiên, có một số yếu tố khác ảnh hưởng đến độ dày của da. Ngay cả những rối loạn và việc sử dụng thuốc cũng có thể góp phần làm mỏng da.

Xem thêm