Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Đâu là chế độ ăn uống tốt cho người bệnh xơ vữa động mạch?

Thói quen ăn uống kém lành mạnh là một trong những yếu tố nguy cơ gây xơ vữa động mạch. Tuy nhiên, đây là một yếu tố bạn hoàn toàn có thể thay đổi được. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu hơn về chế độ ăn tốt cho người bị xơ vữa động mạch.

Thói quen ăn uống kém lành mạnh là một trong những yếu tố nguy cơ gây xơ vữa động mạch. Tuy nhiên, đây là một yếu tố bạn hoàn toàn có thể thay đổi được. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu hơn về chế độ ăn tốt cho người bị xơ vữa động mạch.

Đâu là chế độ ăn uống tốt cho người bệnh xơ vữa động mạch?

Người bệnh xơ vữa động mạch nên thực hiện chế độ ăn tốt cho tim mạch.

Nhìn chung, người bị xơ vữa động mạch nên có chế độ ăn tốt cho tim mạch (ví dụ như chế độ ăn Địa Trung Hải), bao gồm các loại rau củ, trái cây tươi, ngũ cốc nguyên hạt, thịt nạc, sản phẩm từ sữa ít béo, các loại hạt, các loại đậu… để tăng cường sức khỏe và chức năng tim.

Theo đó, bạn nên ăn đủ các loại thực phẩm sau trong chế độ ăn uống thường ngày:

Rau củ, trái cây tươi

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc tăng cường ăn các loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật có thể cải thiện đáng kể chức năng tim, giúp ngăn ngừa cơn đau tim hoặc ngừng tim đột ngột.

Các loại rau củ, trái cây tươi thường chứa nhiều dưỡng chất như chất xơ, các loại vitamin, khoáng chất và các chất chống oxy hóa, giúp giữ sức khỏe tim mạch tối ưu. Thêm vào đó, các loại rau củ, trái cây cũng thường chứa ít calorie, từ đó giúp bạn duy trì cân nặng ổn định, giảm nồng độ cholesterol trong cơ thể.

Bạn có thể ăn nhiều loại rau củ, trái cây khác nhau nhưng nên chọn thực phẩm tươi, tránh ăn trái cây đóng hộp hay nước ép vì chúng thường chứa nhiều đường, các chất bảo quản không tốt cho tim mạch.

Một người trưởng thành bị xơ vữa động mạch nên ăn từ 1,5 - 2 cốc trái cây, 2,5 - 3 cốc rau củ mỗi ngày.

Ăn nhiều rau củ, trái cây tươi có thể giúp giảm nồng độ cholesterol, ngăn mảng xơ vữa.

Các loại ngũ cốc

Các loại ngũ cốc nguyên hạt là một phần của chế độ ăn uống lành mạnh, giúp giữ sức khỏe tim mạch và giảm thiểu tác động tiêu cực của mảng xơ vữa động mạch. Các loại ngũ cốc nguyên hạt thường giàu dưỡng chất, chất xơ, các vitamin và khoáng chất giúp điều chỉnh huyết áp và nồng độ cholesterol trong cơ thể, từ đó giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch tới 30%.

Thịt nạc

Các thực phẩm giàu protein thực vật và các loại thịt nạc đều chứa ít chất béo và natri. Các nguồn thịt nạc tốt gồm các loại cá béo (giàu acid béo omega-3), thịt gia cầm bỏ da, trứng… giúp giảm viêm, giảm nồng độ cholesterol và chất béo trung tính. Các loại thực phẩm giàu protein thực vật lành mạnh có thể kể tới như đậu Hà Lan, đậu lăng, đậu nành…

Chất béo lành mạnh

Nhiều người nghĩ người bị xơ vữa mạch vành cần tránh tất cả các loại chất béo. Tuy nhiên, không phải chất béo nào cũng xấu. Trên thực tế, ăn một lượng vừa phải các chất béo lành mạnh cũng rất tốt cho tim.

Các chất béo lành mạnh (bao gồm chất béo không bão hòa đơn và không bão hòa đa) có thể duy trì cấu trúc mỡ, bảo vệ bạn khỏi các cơn đau tim, đột quỵ. Một số thực phẩm giàu chất béo lành mạnh bao gồm dầu olive, dầu lạc (đậu phộng), dầu hạt cải, hạt lanh, quả bơ, các loại hạt và quả hạch, các sản phẩm từ sữa ít hoặc không béo.

Một vài lưu ý khác để có chế độ ăn tốt cho người bị xơ vữa động mạch

- Ngoài việc ăn đủ các nhóm thực phẩm tốt cho tim mạch, bạn cũng nên hạn chế natri, chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa, carbohydrate tinh chế và rượu bia để kiểm soát tốt tình trạng xơ vữa động mạch.

- Kiểm soát khẩu phần ăn: Điều này giúp bạn không bổ sung quá nhiều calorie, chất béo và natri, từ đó có thể duy trì cân nặng ổn định.

- Thay muối ăn bằng các loại gia vị, thảo mộc.

- Đọc kỹ nhãn sản phẩm trước khi mua đồ để tránh ăn quá nhiều chất béo và natri.

- Bên cạnh chế độ ăn uống lành mạnh, người bệnh xơ vữa động mạch cũng có thể tham khảo ý kiến bác sỹ để dùng thêm một số thảo dược tốt cho tim, giúp tăng lưu thông máu như đan sâm, hoa hòe, hoạt chất sinh học immunesoyz chiết xuất từ đậu tương Nhật Bản.

Trong đó, đan sâm là dược liệu giúp hỗ trợ cho tim khỏe mạnh, tăng lưu thông máu, dự phòng nhồi máu cơ tim (đan sâm được nhiều chuyên gia đánh giá có tác dụng ngang với bài thuốc quý Tứ vật thang - bài thuốc "bổ huyết điều huyết" kinh điển của y học cổ truyền).

Tác dụng của đan sâm lên hệ tim mạch bao gồm ức chế ngưng tập tiểu cầu, giãn mạch, tăng lưu lượng máu, cải thiện chức năng tâm trương (thất trái) ở bệnh nhân tăng huyết áp, tăng cường sức khỏe tim mạch. Đan sâm cũng làm giảm sự sản xuất fibrin nên có tác dụng giảm sự hình thành cục máu đông và làm tan huyết khối, dự phòng nhồi máu cơ tim.

Hoa hòe chứa rutin - 1 dạng vitamin P giúp hạ huyết áp, giảm mỡ máu và giúp làm bền thành mạch máu, từ đó tăng lưu lượng tuần hoàn máu, tốt não khỏe tim. Đặc biệt, khi kết hợp với immunesoyz (là enzyme chiết xuất từ đậu tương lên men), các thành phần này có thể giúp hỗ trợ làm tan cục máu đông, giảm nguy cơ hình thành mảng xơ vữa (nguyên nhân gây hẹp tắc lòng mạch, giúp tăng tuần hoàn máu tới não, tới tim), hỗ trợ cải thiện các triệu chứng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ, tê bì chân tay. Dùng lâu dài sẽ hỗ trợ hạ huyết áp, phòng nguy cơ tăng huyết áp đột ngột gây ra đột quỵ.

Bạn nên sử dụng sản phẩm chứa các thành phần đan sâm, immunesoyz và hoa hòe được chứng minh hiệu quả trong Dự án Chương trình Quốc gia số CNC.02.DAPT/13 để phòng ngừa nguy cơ xơ vữa động mạch.

Tham khảo thông tin tại bài viết: Bữa ăn lành mạnh cho người xơ vữa động mạch.

Vi Bùi H+ (Theo Netmeds) - Theo Healthplus
Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

  • 18/04/2024

    Vì sao không nên tập thể dục khi vẫn còn lớp trang điểm?

    Makeup đã trở thành thói quen hàng ngày của nhiều chị em. Nhiều người thậm chí cả đi tập thể dục cũng không quên trang điểm. Tuy nhiên, việc này có thể gây hại cho da.

Xem thêm