Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Dấu hiệu thiếu vitamin D ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Tình trạng thiếu vitamin D ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất phổ biến và có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Nguồn cung cấp vitamin D của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ phụ thuộc vào sữa mẹ, ánh nắng mặt trời và các chế phẩm bổ sung. Trẻ sơ sinh đặc biệt dễ bị thiếu hụt vitamin D do hàm lượng vitamin D trong sữa mẹ phụ thuộc vào tình trạng vitamin D của người mẹ. Chế độ ăn của mẹ thường bị thiếu vitamin D trong những tháng cuối vì nhiều lý do khác nhau: khẩu phần ăn không đa dạng, mẹ không được bổ dung thêm vitamin D, mẹ kém ăn hoặc có vấn đề về sức khỏe...

Trong bài viết này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ tổng hợp các dấu hiệu thiếu vitamin D ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa dựa trên các nghiên cứu khoa học gần đây.

Dấu hiệu thiếu vitamin D ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Các dấu hiệu thiếu vitamin D và hậu quả

Thiếu vitamin D ở trẻ sơ sinh có thể biểu hiện qua nhiều dấu hiệu khác nhau, từ những triệu chứng nhẹ đến nghiêm trọng.

  • Thiếu vitamin D mức độ nhẹ và vừa

Thiếu vitamin D ở mức độ nhẹ và vừa thường khó nhận biết nếu không quan sát kỹ. Cha mẹ cần chú ý các biểu hiện dưới đây:

  • Một biểu hiện sớm từ khi sinh ra của thiếu vitamin D là xương đầu mềm, ấn vào có thể lõm gọi là dấu hiệu “bóng bàn”, đầu bẹt, đầu to, trán dô, bướu đỉnh, thóp rộng, bờ thóp mềm;
  • Có thể gặp dấu hiệu ngực “ức gà”, ngực lõm “lòng thuyền”, ngực hình “nút chai”
  • Trẻ hay quấy khóc, khó ngủ, biếng ăn, ra mồ hôi trộm, luôn trong tình trạng bị kích thích;
  • Dấu hiệu muộn hơn có thể gặp là chậm phát triển về chiều cao và cân nặng so với lứa tuổi, khó ngóc cổ, chậm biết lẫy;
  • Chậm mọc răng: trẻ bình thường mọc chiếc răng đầu tiên lúc khoảng 6 tháng tuổi. Nếu đến 1 tuổi mà trẻ vẫn chưa mọc chiếc răng nào, có thể xem đó là dấu hiệu của chậm mọc răng. Chậm mọc răng là do trẻ thiếu vitamin D sẽ khiến cơ thể không thể sử dụng canxi để xây dựng cấu trúc xương và răng. 

Ngoài ra, thiếu vitamin D còn ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh. Một nghiên cứu năm 2021 cho thấy trẻ sơ sinh thiếu vitamin D có nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cao hơn 60% so với trẻ không thiếu vitamin D. Điều này được giải thích bởi vai trò quan trọng của vitamin D trong việc kích thích sản xuất các peptide kháng khuẩn và điều hòa phản ứng miễn dịch.

Vitamin D deficiency in children: eight symptoms every parent should know -  Ms.Priyanka Singh

  • Thiếu vitamin D mức độ nặng

Khi tình trạng thiếu vitamin D trở nên nghiêm trọng, các dấu hiệu sẽ rõ ràng và đáng lo ngại hơn, bao gồm:

  • Còi xương: là một trong những biểu hiện nặng nhất của thiếu vitamin D ở trẻ nhỏ, đặc trưng bởi tình trạng biến dạng hệ xương. Còi xương là một bệnh lý do thiếu hụt vitamin D, canxi hoặc phosphate, dẫn đến xương mềm yếu, dễ biến dạng, gặp ở trẻ em trong giai đoạn phát triển. Còi xương dinh dưỡng xuất hiện khi trẻ không nhận đủ lượng vitamin D hoặc canxi từ chế độ ăn uống.
  • Đặc biệt, trong những trường hợp rất nặng, thiếu vitamin D có thể dẫn đến co giật do hạ canxi máu, một tình trạng nguy hiểm cần cấp cứu ngay. Cơ chế xảy ra co giật là do vitamin D kích thích sự hấp thu canxi ở ruột và tái hấp thu canxi ở thận. Khi thiếu vitamin D, quá trình này bị suy giảm, dẫn đến hạ canxi máu. Canxi đóng vai trò quan trọng trong việc dẫn truyền thần kinh và co cơ. Khi nồng độ canxi trong máu quá thấp, có thể gây ra tình trạng kích thích quá mức của hệ thần kinh, dẫn đến co giật.

Cuối cùng, thiếu vitamin D nặng còn có thể dẫn đến suy giảm miễn dịch nghiêm trọng, khiến trẻ dễ mắc các bệnh nhiễm trùng nặng và kéo dài, đặc biệt là các bệnh về đường hô hấp và tiêu hóa.

Những trẻ có nguy cơ cao thiếu vitamin D

Thiếu vitamin D có nhiều nguyên nhân khác nhau. Nguyên nhân phổ biến nhất là do thiếu tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, vì da cần ánh sáng tự nhiên để tổng hợp vitamin D.

Những nhóm trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới đây sẽ có nguy cơ cao bị thiếu vitamin D:

  • Trẻ ở trong nhà gần như cả ngày, không hoạt động bên ngoài và không tiếp xúc với ánh nắng mặt trời;
  • Trẻ được che chắn quá kỹ khi ra ngoài (mặc áo trùm kín người, đội mũ rộng vành, đeo tất, găng tay…) mỗi khi ra ngoài;
  • Trẻ mắc một số bệnh lý như bệnh về ruột, gan, thận có thể ảnh hưởng đến hấp thu và chuyển hóa vitamin D (bệnh Crohn, Celiac...);
  • Trẻ bú mẹ suốt một thời gian dài và bản thân cơ thể người mẹ có lượng vitamin D thấp;
  • Trẻ bị béo phì vì vitamin D có thể bị mắc kẹt trong mô mỡ, làm giảm nồng độ vitamin D trong máu;
  • Khẩu phần ăn của trẻ thiếu vitamin D hoặc thiếu chất béo;

Khuyến cáo giải pháp phòng thiếu vitamin D ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Để phòng ngừa tình trạng thiếu vitamin D ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, các chuyên gia đề xuất nhiều biện pháp khác nhau, tập trung vào cả giai đoạn trước sinh và sau sinh.

  • Ở giai đoạn trước sinh

Trước hết, việc bổ sung vitamin D cho phụ nữ mang thai là rất quan trọng. Viện Dinh dưỡng Quốc gia khuyến nghị phụ nữ mang thai nên bổ sung 800 IU vitamin D mỗi ngày. Điều này giúp đảm bảo thai nhi nhận đủ vitamin D trong quá trình phát triển.

  • giai đoạn sau sinh
  • Cho bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ

Ở giai đoạn sau sinh, việc đảm bảo đủ vitamin D cho cả mẹ và trẻ vẫn rất quan trọng, đặc biệt đối với các bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ. Đối với bà mẹ cho con bú, việc tiếp tục bổ sung vitamin D rất cần thiết để đảm bảo hàm lượng vitamin D trong sữa mẹ. Phụ nữ cho con bú được khuyến nghị bổ sung 800 IU vitamin D mỗi ngày.

Ngoài việc bổ sung vitamin D, các bà mẹ cũng nên duy trì chế độ ăn uống cân bằng, giàu các thực phẩm chứa vitamin D như cá béo, trứng và các sản phẩm sữa được tăng cường vitamin. Đồng thời, việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời một cách an toàn cũng giúp cơ thể tự tổng hợp vitamin D.

  • Cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Viện Dinh dưỡng khuyến nghị trẻ ngay sau khi sinh cần được bổ sung vitamin D theo hướng dẫn sau:

+ Trẻ sơ sinh đến 1 tuổi: 400 IU/ngày

+ Trẻ trên 1 tuổi: 600 IU/ngày

Bên cạnh việc bổ sung vitamin D, tăng cường tiếp xúc với ánh nắng mặt trời an toàn cũng là một biện pháp hiệu quả. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời cần được thực hiện một cách an toàn, tránh các giờ nắng gắt và luôn bảo vệ da của trẻ. Ở Việt Nam, thời điểm thích hợp nhất để phơi nắng là từ 7 giờ đến 9 giờ sáng hoặc từ 4 giờ đến 5 giờ chiều. Thời gian phơi nắng nên kéo dài từ 10 đến 15 phút mỗi lần phơi nắng.

Cuối cùng, việc theo dõi định kỳ nồng độ vitamin D trong máu của trẻ, đặc biệt là những trẻ có nguy cơ cao cũng là một biện pháp quan trọng để phát hiện và can thiệp sớm tình trạng thiếu vitamin D.

Lời khuyên của Chuyên gia dinh dưỡng

Việc nhận biết sớm các dấu hiệu thiếu vitamin D ở trẻ sơ sinh và áp dụng các biện pháp phòng ngừa hiệu quả có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh của trẻ.

Khi thấy trẻ có các dấu hiệu thiếu vitamin D, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám để các bác sỹ tư vấn và chỉ định liều bổ sung vitamin D phù hợp, cải thiện sớm tình trạng sức khỏe của trẻ.

Việc bổ sung vitamin D đúng cách, kết hợp với chế độ dinh dưỡng cân bằng và tiếp xúc với ánh nắng mặt trời an toàn sẽ giúp phòng ngừa hiệu quả tình trạng thiếu vitamin D ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.  

Tài liệu tham khảo

https://www.who.int/tools/elena/interventions/vitamind-infants#:~:text=Vitamin%20D%20is%20known%20to,role%20in%20immune%20system%20regulation

Xavier TA, Madalena IR, da Silva RAB, et al. Vitamin D deficiency is a risk factor for delayed tooth eruption associated with persistent primary tooth. Acta Odontol Scand. 2021;79(8):600-605. doi:10.1080/00016357.2021.1918762

Stoica AB, Mărginean C. The Impact of Vitamin D Deficiency on Infants' Health. Nutrients. 2023;15(20):4379. Published 2023 Oct 16. doi:10.3390/nu15204379
Jolliffe, David A et al. Vitamin D supplementation to prevent acute respiratory infections: a systematic review and meta-analysis of aggregate data from randomised controlled trials. The Lancet Diabetes & Endocrinology, Volume 9, Issue 5, 276 - 292
 
PGs. Ts. Nguyễn Xuân Ninh – Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM -
Bình luận
Tin mới
  • 18/10/2024

    Bạn có đánh răng đúng cách không?

    Đánh răng rất quan trọng đối với sức khỏe của bạn và đây là cách đánh răng đúng - theo các chuyên gia.

  • 18/10/2024

    Phòng chống sốt xuất huyết giao mùa: Những điều cần biết và cách bảo vệ gia đình

    Sốt xuất huyết nằm trong danh sách những bệnh truyền nhiễm phổ biến, xảy ra theo mùa và gây ra biến chứng nguy hiểm đến tính mạng người bệnh nếu không được điều trị kịp thời. Vậy nên, các gia đình cần nắm vững nguyên nhân, triệu chứng sốt xuất huyết để tránh bệnh diễn biến nặng.

  • 18/10/2024

    Bạn đã biết đến 5 cách cắt giảm đường để giảm cân nhanh hơn?

    Những người hảo ngọt sẽ hiểu khó khăn trong chế độ ăn kiêng khi phải cắt giảm đường. Tham khảo cách nói không với những món ăn có đường gây bất lợi cho quá trình giảm cân và sức khỏe.

  • 17/10/2024

    Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh viêm não Nhật Bản

    Chế độ nuôi dưỡng rất quan trọng trong quá trình điều trị và phục hồi của bệnh nhân viêm não Nhật Bản. Dinh dưỡng hợp lý cung cấp năng lượng cần thiết cho cơ thể, hỗ trợ quá trình phục hồi các tế bào thần kinh bị tổn thương, tăng cường sức đề kháng, giúp bệnh nhân hồi phục và giảm thiểu các di chứng.

  • 17/10/2024

    Vượt qua triệu chứng “trầm cảm mùa thu”

    Thiên nhiên ảm đạm trong thời tiết mùa thu khiến con người dễ buồn chán.

  • 17/10/2024

    Bổ sung vitamin K2 cho trẻ NÊN hay KHÔNG?

    Vitamin K rất cần thiết cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Vitamin K1 quan trọng trong việc dự phòng tình trạng chảy máu do thiếu vitamin K trong 6 tháng đầu đời, trong khi vitamin K2 đóng vai trò không thể thiếu trong quá trình khoáng hóa và phát triển xương của trẻ.

  • 17/10/2024

    Tại sao bạn cần xét nghiệm Vitamin D?

    Xét nghiệm vitamin D dùng để đo lượng vitamin D trong máu của bạn, kết quả xét nghiệm sẽ cho biết bạn có đủ vitamin D hay không. Vậy xét nghiệm vitamin D có ý nghĩa gì và khi nào bạn cần làm xét nghiệm vitamin D, cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu qua bài viết sau đây.

  • 17/10/2024

    Mạng xã hội có thể gây ‘nghiện’: Làm sao để trẻ không ‘nghiện’?

    Chưa có thống kê cụ thể về thời gian vào mạng xã hội hàng ngày, nhưng việc tốn 2-3 giờ đồng hồ cho mạng xã hội là phổ biến với học sinh hiện nay.

Xem thêm