Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Trẻ chậm mọc răng phải làm gì?

Răng sữa là bộ răng đầu tiên mọc lên sau khi trẻ sinh ra. Răng sữa chỉ là răng tạm thời, sau đó sẽ rụng đi và được thay thế bằng răng vĩnh viễn.

Thông thường, răng sữa bắt đầu mọc khi trẻ từ 6 đến 12 tháng tuổi nhưng thời điểm bắt đầu mọc răng ở mỗi trẻ sẽ là khác nhau. Một số trẻ sinh ra đã có răng, một số trẻ có thể mọc những chiếc răng đầu tiên ngay khi được 4 tháng tuổi, trong khi những trẻ khác có thể đến gần 12 tháng mới bắt đầu mọc răng.

Nếu con bạn chưa có răng sữa trước 12 tháng, hãy đưa trẻ đến nha sĩ. Bạn cũng nên đưa trẻ đến nha sĩ nếu trẻ đến 4 tuổi mà vẫn tiếp tục đang mọc răng

Trẻ thường mọc răng sữa khi nào?

Nói chung, răng sữa bắt đầu mọc trong khoảng từ 6 đến 12 tháng. Đa số trẻ em sẽ mọc chiếc răng đầu tiên khi trẻ đủ 1 tuổi.

Thời gian mọc dự kiến ​​của các răng khác nhau tùy thuộc vào từng răng. Theo Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ, các mốc thời gian mọc răng điển hình ở hàm trên bao gồm:

  • Răng cửa trung tâm: 8 đến 12 tháng
  • Răng cửa bên: 9 đến 13 tháng
  • Răng nanh: 16 đến 22 tháng
  • Răng hàm đầu tiên: 13 đến 19 tháng
  • Răng hàm thứ hai: 25 đến 33 tháng

Trong khi đó, các mốc thời gian cho răng hàm dưới bao gồm:

  • Răng cửa trung tâm: 6 đến 10 tháng
  • Răng cửa bên: 10 đến 16 tháng
  • Răng nanh: 17 đến 23 tháng
  • Răng hàm đầu tiên: 14 đến 18 tháng
  • Răng hàm thứ hai: 23-31 tháng

Tất cả các răng sữa thường sẽ mọc đầy đủ trong  khoảng từ 27 đến 33 tháng, hoặc khoảng 3 tuổi. Hãy nhớ rằng, các mốc thời gian này là chung. Thứ tự phát triển răng sữa của con bạn có thể khác nhau.

Khi nào trẻ được coi là chậm mọc răng?

Chậm mọc răng xảy ra khi răng mọc muộn hơn so với thời điểm thông thường.

Đối với những chiếc răng sữa đầu tiên, mọc răng trong khoảng từ 12-24 tháng có thể được coi là bất thường. Đối với những răng sữa còn lại, việc mọc răng sau 4 tuổi có thể được coi là bất thường

Bác sĩ răng trẻ em sẽ có thể xác định xem liệu mốc thời gian mọc răng của con bạn có phù hợp với sự phát triển của trẻ hay không.

Nguyên nhân khiến trẻ chậm mọc răng?

Một số yếu tố có thể gây ra tình trạng chậm mọc răng. Trong một số trường hợp, nó có thể là triệu chứng đầu tiên hoặc duy nhất của một tình trạng bệnh lý tiềm ẩn.

Nguyên nhân chậm mọc răng sữa bao gồm:

Sinh non hoặc nhẹ cân

Trẻ sinh non có nguy cơ bị chậm phát triển và tăng trưởng cao hơn, bao gồm cả việc mọc răng muộn.

Tương tự, trẻ nhẹ cân có nhiều khả năng gặp các khó khăn trong quá trình phát triển hơn, bao gồm cả việc mọc răng muộn.

Suy dinh dưỡng

Dinh dưỡng hợp lý trong thời kỳ mang thai và thời thơ ấu là cần thiết để trẻ phát triển bình thường. Suy dinh dưỡng trong những thời điểm này có thể khiến trẻ mọc răng muộn. Cụ thể, nó có thể dẫn đến tình trạng mọc răng muộn trong vòng từ 1 đến 4 tháng.

Để đạt hiệu quả cao trong việc điều trị suy dinh dưỡng ở trẻ, bố mẹ hãy đưa con em mình đến những cơ sở khám dinh dưỡng uy tín để được các chuyên gia xác định tình trạng bệnh và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Đồng thời, các chuyên gia cũng sẽ xây dựng chế độ ăn hợp lý cho từng bữa ăn để đảm bảo quá trình phát triển tốt nhất cho trẻ.

 

Nhằm đáp ứng nhu cầu của các bậc phụ huynh trong việc chăm sóc sức khỏe của con em, Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM cung cấp các dịch vụ tư vấn, thăm khám dinh dưỡng cho trẻ với cam kết hỗ trợ phát triển sức khỏe và cải thiện các tình trạng như còi xương, suy dinh dưỡng, thừa cân… Hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 0935.18.39.39  hoặc 0243.633.5678 để nhận tư vấn chi tiết.

 

Các hội chứng

Một số hội chứng có thể gây chậm mọc răng sữa, bao gồm:

  • Hội chứng Down
  • Hội chứng apert
  • Hội chứng Ellis-van Creveld
  • Hội chứng progeria Hutchinson-Gilford
  • Hội chứng Zimmermann-Laband-1
  • Hội chứng Axenfeld – Rieger

Những tình trạng này cũng có thể làm chậm quá trình mọc răng vĩnh viễn.

Rối loạn phát triển

Răng sữa mọc muộn hoặc không mọc có thể do rối loạn phát triển, chẳng hạn như:

  • chứng loạn dưỡng trong sọ
  • loạn sản ngoại bì

Rối loạn nội tiết

Hệ thống nội tiết chịu trách nhiệm sản xuất hormone. Một số hormone này điều chỉnh sự tăng trưởng và phát triển.

Một bệnh nội tiết có thể dẫn đến chậm mọc răng, bao gồm:

  • suy giáp
  • suy tuyến yên
  • suy tuyến cận giáp

Di truyền

Nếu trong gia đình bạn có tiền sử mọc răng muộn, con bạn cũng có thể sẽ mọc răng muộn. Tương tự, nếu bất kỳ tình trạng nào nêu trên xảy ra trong gia đình bạn, điều đó có thể liên quan đến việc trẻ mọc răng muộn.

Chậm mọc răng sữa có gây nguy cơ gì không?

Ở hầu hết trẻ em, việc chậm mọc răng đơn thuần sẽ không gây ra vấn đề gì. Tuy nhiên, nếu răng sữa của con bạn mọc muộn hơn so với mốc thời gian trung bình, điều đó có thể gây ra các biến chứng trong tương lai.

Việc mọc răng muộn có thể dẫn đến:

  • khó nhai
  • khó nói
  • khó biểu hiện trên khuôn mặt, chẳng hạn như cau mày hoặc mỉm cười

Khi nào nên đưa trẻ đến gặp nha sĩ?

Nếu con bạn chưa có răng sữa trước 12 tháng tuổi, hãy đưa chúng đến nha sĩ. Bạn cũng nên đưa chúng đến gặp nha sĩ nếu những chiếc răng sữa còn lại của chúng không mọc vào lúc 4 tuổi.

Nha sĩ có thể giới thiệu bạn đến bác sĩ chuyên khoa để xác định nguyên nhân.

Các dấu hiệu khác yêu cầu trẻ cần phải đến gặp nha sĩ bao gồm:

  • mất răng
  • khoảng cách rộng giữa các răng
  • răng to hoặc nhỏ bất thường
  • dấu hiệu sâu răng ở răng sữa
  • răng sữa không rụng khi mọc răng vĩnh viễn

Nếu trẻ bị sốt  trên 38°C bạn nên đưa trẻ đến bác sĩ nhi khoa. Sốt mọc răng là hiện tượng phổ biến khi trẻ mọc răng, nhưng sốt cũng có thể là dấu hiệu của bệnh gì đó nghiêm trọng hơn.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Thực phẩm bạn nên và không nên ăn nếu bạn đang niềng răng

Hồng Ngọc - Viện Y học ứng dụng Việt Nam (theo Healthline) -
Bình luận
Tin mới
  • 16/04/2024

    5 lợi ích của việc tắm nước lạnh

    Chỉ nghĩ đến việc tắm nước lạnh thôi cũng khiến nhiều người rùng mình. Tuy nhiên, đây lại là một phương pháp tuyệt vời để cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần của bạn. Dưới đây là những lý do tại sao bạn nên cân nhắc tắm nước lạnh.

  • 16/04/2024

    Nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở trẻ em

    Trẻ em rất dễ bị mắc nhiễm trùng trong những năm đầu đời. Cảm lạnh và các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp khác là những bệnh phổ biến. Trong đó cũng không thể không nhắc tới nhiễm khuẩn đường tiết niệu.

  • 16/04/2024

    Uống nước dừa có thể hỗ trợ quá trình giảm cân

    Nước dừa là nguồn cung cấp chất điện giải tự nhiên, ít calo và giàu chất dinh dưỡng tốt sức khỏe tổng thể. Nhưng uống nước dừa có giúp giảm cân không?

  • 16/04/2024

    7 lời khuyên để có thai nhanh hơn

    Bạn đã sẵn sàng để có thai. Một khi bạn đã sẵn sàng lập gia đình, chẳng ai lại muốn chờ đợi cả.

  • 15/04/2024

    6 cách để giảm nguy cơ ung thư đại tràng

    Các biện pháp phòng ngừa có thể giúp ích rất nhiều trong việc giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư đại trực tràng, nguyên nhân gây tử vong do ung thư hàng đầu thứ ba ở Hoa Kỳ.

  • 15/04/2024

    5 thực phẩm giúp giảm căng thẳng hiệu quả

    Chế độ dinh dưỡng có tác động không nhỏ đến tâm trạng, cảm xúc của chúng ta. Bổ sung thực phẩm lành mạnh là cách để giảm căng thẳng và thúc đẩy thư giãn.

  • 15/04/2024

    8 loại rau giàu protein nên có trong bữa ăn hàng ngày

    Để bổ sung chất đạm cho bữa ăn hàng ngày, bên cạnh thịt cá, trứng, sữa, bạn không nên bỏ qua 8 loại rau xanh, hạt họ đậu giàu protein.

  • 15/04/2024

    Bệnh trĩ khi mang thai

    Bệnh trĩ là tình trạng phổ biến khi mang thai, đặc biệt là trong ba tháng cuối khi tử cung mở rộng gây áp lực lên các tĩnh mạch.

Xem thêm