Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Cách xử trí khi trẻ nôn

Nôn là triệu chứng rất thường gặp ở trẻ em, nhất là trẻ nhỏ, khi hệ tiêu hóa còn yếu và các van ở dạ dày hoạt động chưa đồng bộ.

Thông thường, trẻ có triệu chứng nôn khi gặp những vấn đề đường tiêu hóa. Tuy nhiên, tình trạng này cũng có thể do nguyên nhân ngoài đường tiêu hóa. Nôn có thể là dấu hiệu của một bệnh lý thông thường hoặc báo động một bệnh lý nguy hiểm.

Do đó, cha mẹ cần hiểu rõ về tình trạng này để quyết định khi nào có thể cho trẻ ở nhà theo dõi và xử trí phù hợp, khi nào cần đưa trẻ đến cơ sở y tế.

Nguyên nhân nôn

Theo tiến sĩ Lê Bích Liên, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM), nôn có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau tùy vào độ tuổi của trẻ.

xu tri tre non anh 1

Nôn là triệu chứng thường gặp ở trẻ.

(Ảnh minh họa: Parentmap)

Cụ thể, ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 12 tháng tuổi, các nguyên nhân thường bao gồm:

  • Trào ngược dạ dày thực quản sinh lý hoặc bệnh lý. Điều này khó phân biệt nên người lớn cần đưa trẻ đi khám để bác sĩ chẩn đoán và điều trị.

  • Bệnh lý ngoại khoa như hẹp môn vị dạ dày, lồng ruột, tắc ruột… Nếu trẻ nôn nhiều hay dịch nôn có màu bất thường, cha mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay.

  • Nôn kèm với sốt: Trong trường hợp này, có thể, trẻ bị nhiễm siêu vi, nhiễm trùng đường ruột hoặc nhiễm trùng nơi khác trong cơ thể.

  • Tư thế cho bé bú hoặc ăn dặm chưa đúng cách.

Trong khi đó, với trẻ trên 12 tháng tuổi, nguyên nhân nôn có thể là:

  • Nhiễm siêu vi, viêm dạ dày ruột hay ngộ độc thực phẩm. Đây cũng là nguyên nhân phổ biến nhất. Lúc này, nôn thường bắt đầu đột ngột và hết trong vòng 24 đến 48 giờ. Ngoài ra, trẻ còn có một số triệu chứng khác như đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy, sốt.

  • Một số nguyên nhân khác có thể gặp là trào ngược dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng, nhiễm trùng đường hô hấp, viêm màng não, nhiễm trùng đường ruột, tắc ruột, lồng ruột, viêm ruột thừa…

BS Liên hướng dẫn một số cách xử trí ngay khi trẻ nôn cha mẹ có thể làm là:

  • Nghiêng đầu trẻ sang một bên để tránh hít sặc chất nôn. Nhanh chóng làm sạch chất nôn trong miệng mũi trẻ bằng cách hút mũi, quấn gạc ngón tay thấm hết chất nôn trong miệng trẻ. Nếu trẻ trớ khi đang ngủ, nên để trẻ nằm yên, kê đầu cao và nghiêng qua bên để tránh trào ngược và hít sặc.

  • Vệ sinh thân thể sạch sẽ.

  • Tránh bế xốc trẻ lên khi đang nôn trớ vì tăng nguy cơ trào dịch ói vào phổi.

Một lưu ý quan trọng khác sau khi trẻ nôn là phụ huynh cần theo dõi sát dấu hiệu mất nước ở con. Một số dấu hiệu mất nước nhẹ bao gồm cảm giác khát nước, môi hơi khô.

“Trẻ bị mất nước nhẹ thường không cần đi khám ngay. Tuy nhiên, cha mẹ cần theo dõi sát diễn biến để phát hiện kịp thời các dấu hiệu của tình trạng mất nước nặng hơn”, BS Liên nhấn mạnh.

xu tri tre non anh 2

Bù nước là nhiệm vụ quan trọng khi trẻ nôn.

(Ảnh minh họa: Pediatrics of Florence)

Cụ thể, một số dấu hiệu mất nước vừa và nặng là môi khô nhiều, mắt trũng, khóc không thấy nước mắt, tiểu ít, tay chân lạnh, lừ đừ, mạch nhanh, sốc trụy tim mạch… Khi trẻ có một trong các dấu hiệu này, gia đình phải đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay.

Bù dịch bằng đường uống sẽ là nhiệm vụ quan trọng lúc này. Theo BS Liên, dung dịch bù nước tốt nhất là oresol, giúp bù lại nước và các chất điện giải (natri, kali, clorua) bị mất do nôn và tiêu chảy. Oresol không dùng điều trị nôn ói nhưng giúp ngăn ngừa và điều trị mất nước.

Đối với trẻ bị mất nước nhẹ, cha mẹ có thể cho trẻ uống oresol tại nhà. Tuy nhiên, vị chuyên gia lưu ý phụ huynh nên kiên nhẫn cho trẻ uống từng ngụm nhỏ, đút chậm mỗi 1-2 phút bằng muỗng nhỏ để hạn chế bị trớ. Lượng oresol trẻ cần uống trong vòng 4 giờ là 50 ml cho mỗi kg cân nặng. (Ví dụ trẻ 10 kg, lượng oresol cần bù là 500 ml).

Mặt khác, với trẻ không bị mất nước hay đã hết dấu hiệu mất nước, gia đình có thể tiếp tục cho uống oresol hoặc nước đun sôi để nguội giữa các đợt nôn để ngăn ngừa tình trạng mất nước.

Một lưu ý là không nên cho trẻ uống các loại nước trái cây và đồ uống khác để bù dịch cho trẻ như nước khoáng có chất điện giải, các loại nước ngọt, nước có ga.

Về chế độ ăn, BS Liên cho hay nếu trẻ không có dấu hiệu mất nước, gia đình có thể tiếp tục cho trẻ ăn bình thường. Tuy nhiên, nếu trẻ có dấu hiệu mất nước, sau khi bù nước trong vòng 2-3 giờ, trẻ bớt nôn, chúng ta mới có thể bắt đầu cho ăn lại.

“Nguyên tắc là cho trẻ ăn thức ăn lỏng dễ tiêu hóa và chia thành nhiều cữ nhỏ”, vị chuyên gia lưu ý.

Ngoài ra, đối với trẻ còn bú mẹ, gia đình có thể tiếp tục cho bú sữa mẹ vì sữa mẹ dễ tiêu hóa hơn so với các dung dịch bù nước. Tuy nhiên, BS Liên khuyến cáo nên cho con bú từng chút một, nhiều lần vì trẻ rất dễ bị nôn khi có thức ăn vào miệng.

Chúng ta nên cho bé bú 5-10 phút, ngưng 30 phút rồi bú tiếp. Người lớn theo dõi khoảng 2-3 giờ, nếu nôn giảm, trẻ ổn định, chúng ta có thể cho bú như bình thường. Nếu không cải thiện, phụ huynh nên cho trẻ đi khám.

Đối với trẻ lớn hơn, chúng ta không cố gắng ép trẻ ăn, nhất là trong 24 giờ đầu. Thay vào vào đó, nên khuyến khích trẻ uống nước bù dịch. Song song với đó, cha mẹ nên cho trẻ ăn thức ăn lỏng dễ tiêu hóa như cháo thịt nạc, súp, sữa chua... hạn chế các thức ăn nhiều chất béo vì khó tiêu.

Vì nôn ói là một phản ứng có lợi, giúp cơ thể loại bỏ yếu tố gây bệnh, các chất có hại, BS Liên lưu ý gia đình chỉ nên dùng các thuốc chống nôn trong trường hợp trẻ nôn quá nhiều, gây nguy cơ mất nước hoặc giảm say tàu xe.

Tuy nhiên, những loại thuốc này cần được bác sĩ chỉ định, không nên tự ý dùng cho trẻ.

Vị chuyên gia khuyến cáo gia đình nên cho trẻ đi khám ngay khi xuất hiện một trong các dấu hiệu nguy hiểm sau:

  • Trẻ sơ sinh nôn nhiều, bú kém, bỏ bú

  • Nôn kéo dài hơn 24 giờ

  • Dịch nôn có màu bất thường: Có máu (đỏ hoặc nâu) hoặc màu vàng xanh (dịch mật)

  • Dấu hiệu mất nước vừa đến nặng

  • Đau bụng nhiều

  • Đi tiêu ra máu

  • Sốt từ 38,5 độ C trở lên trong 3 ngày hoặc sốt cao trên 39 độ C

  • Bé li bì, lừ đừ hoặc kích thích, quấy khóc bất thường

  • Co giật.

  • Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những việc có thể khiến trẻ sốt nặng hơn.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Biện pháp khắc phục nôn và buồn nôn ở trẻ nhỏ.

Quốc Toàn - Theo ZingNews
Bình luận
Tin mới
  • 24/11/2024

    Thoát vị khe hoành là gì?

    Thoát vị hoành, hay thoát vị khe hoành, xảy ra khi phần trên của dạ dày bị đẩy lên ngực thông qua một lỗ mở ở cơ hoành (cơ ngăn cách bụng với ngực). Tình trạng này xảy ra ở nơi dạ dày và thực quản của bạn nối lại với nhau, còn được gọi là ngã ba thực quản dạ dày. Đôi khi, thoát vị khe hoành không gây ra vấn đề gì và không cần điều trị.

  • 23/11/2024

    Cách giảm đau mỏi chân khi đứng lâu

    Đau chân khi đứng lâu là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục vấn đề này bằng một vài thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt hàng ngày

  • 23/11/2024

    Triệu chứng và biến chứng của bệnh vẩy nến

    Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh vẩy nến khác nhau tùy thuộc vào từng người và loại bệnh vẩy nến. Mặc dù bệnh vẩy nến là tình trạng mãn tính kéo dài suốt đời, một số người có thể thấy các triệu chứng biến mất trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.

  • 22/11/2024

    Thuốc xịt mũi ngừa cúm

    Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.

  • 22/11/2024

    Loại tiếng ồn nào tốt cho giấc ngủ?

    Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.

  • 22/11/2024

    Cách cải thiện triệu chứng đau thần kinh tọa

    Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.

  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

Xem thêm