Ảnh hưởng từ việc làm móng
Làm móng có thể gây tổn thương lớp da bên dưới móng, từ đó gây xuất hiện các đốm trắng trên móng tay. Các hành động gây ra tình trạng này là sử dụng các dụng cụ sắc nhọn chà sát lên móng hoặc làm móng quá thường xuyên.
Nhiễm nấm
Một nguyên nhân phổ biến khác gây ra các đốm trắng trên móng tay của bạn là nhiễm nấm. Tình trạng này xảy ra khi vi khuẩn từ môi trường xâm nhập qua các vết nứt nhỏ trên móng tay hay vùng da xung quanh. Một số biện pháp để ngăn chặn nhiễm nấm là:
- Rửa chân, tay thật sạch và lau khô hoàn toàn
- Thay tất hàng ngày
- Đảm bảo mang giày vừa chân, không quá chật, thông thoáng
- Đảm bảo chất lượng, độ sạch sẽ của tiệm làm móng và dụng cụ làm móng
- Không đi chân trần ở những không gian công cộng
Một số dấu hiệu của việc nhiễm nấm bao gồm móng tay bị nứt, mọc dày hơn, chuyển sang vàng hoặc nâu
Cách điều trị: tìm đến tư vấn của bác sĩ để được kê đơn thuốc và điều trị trong trường hợp trở nặng.
Thiếu khoáng
Một số chuyên gia cho rằng những đốm trắng trên móng tay có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt một vài loại khoáng chất như canxi, kẽm. Những dấu hiệu khác của việc thiếu khoáng chất là:
- Khô da
- Chuột rút cơ bắp
- Móng tay dễ gãy
- Tóc thô ráp
- Trí nhớ kém
- Rụng tóc
- Nhiễm trùng thường xuyên hơn
Giảm thèm ăn
- Tiêu chảy
- Cáu gắt
Một số loại thuốc nhất định
Một số loại thuốc nhất định có thể làm gián đoạn sự phát triển của móng tay hoặc làm hỏng lớp móng của bạn, từ đó gây xuất hiện các đốm trắng. Các loại thuốc điển hình nhất bao gồm
- Thuốc hóa trị cho bệnh ung thư
- Retinoids (được sử dụng để điều trị mụn trứng cá)
- Một số loại thuốc kháng sinh (có chứa sulfonamide, cloxacillin)
- Lithium
- Thuốc chống co giật như carbamazepine
- Thuốc chống nấm như itraconazole
- Một số thuốc huyết áp như metoprolol
Những loại thuốc này cũng có thể gây ra các triệu chứng như chậm phát triển móng tay, làm mỏng móng và làm móng dễ gãy
Cách điều trị: Không có phương pháp điều trị các vết đốm móng tay do thuốc gây ra nhưng nếu cảm thấy cần thiết, bạn có thể trao đổi lại với bác sĩ để đổi sang loại thuốc khác.
Nhiễm độc kim loại nặng
Trong một số trường hợp hiếm hoi, các đốm trắng có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đã tiếp xúc với các kim loại nặng như thallium và asen – tình trạng diễn ra khi ăn phải thực phẩm bị ô nhiễm hay hít phải chất độc trong khói công nghiệp.
Một số triệu chứng của nhiễm độc asen là:
- Nhức đầu
- Buồn ngủ
- Hoang mang
- Tiêu chảy
- Nôn mửa
- Sốt
- Huyết áp thấp
Một số triệu chứng của nhiễm độc thallium là:
- Buồn nôn
- Nôn mửa
- Buồn ngủ thường xuyên
- Rụng tóc
- Đau dây thần kinh
- Co giật
Nếu gặp bất kỳ triệu chứng nào trong số này, bạn nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 10 cách đơn giản để có bộ móng tay khỏe đẹp.
Bệnh ngộ độc thịt là một tình trạng nghiêm trọng do vi khuẩn Clostridium botulinum tấn công vào các dây thần kinh của cơ thể, bệnh có thể gây tử vong.
Áp lực công việc và cuộc sống ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần như thế nào? Các dấu hiệu cảnh báo kiệt sức, stress là gì? Các phương pháp giúp người trưởng thành cân bằng công việc và cuộc sống, duy trì sức khỏe tinh thần: quản lý thời gian, thư giãn, rèn luyện thể chất...
Một số nghiên cứu cho thấy diệp lục có thể giúp chữa lành da, bảo vệ cơ thể chống lại ung thư, giảm cân cùng nhiều lợi ích khác. Tuy nhiên, diệp lúc có thật sự “thần thánh” như các quảng cáo vẫn đưa tin hay không? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây!
Mặc dù sữa nổi tiếng vì chứa nhiều canxi nhưng có nhiều loại thực phẩm khác có thể giúp mọi người đáp ứng nhu cầu bổ sung canxi mỗi ngày.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới ước tính mỗi năm có khoảng 300.000 phụ nữ tử vong khi mang thai hoặc sinh con và hơn 2 triệu trẻ sơ sinh tử vong trong tháng đầu tiên sau khi sinh; ước tính cứ 7 giây lại có 1 ca tử vong có thể phòng ngừa được.
Không dung nạp lactose ảnh hưởng nhiều đến khả năng tiêu hoá và hấp thụ dinh dưỡng. Do đó việc điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp sẽ giúp cải thiện triệu chứng khó chịu.
Bệnh đái tháo đường và đái tháo nhạt có chung chữ “đái tháo ” trong tên gọi và một số triệu chứng giống nhau. Tuy nhiên, hai căn bệnh này hoàn toàn không liên quan đến nhau. Chúng gây ra các tác hại khác nhau đối với sức khỏe con người và phương pháp điều trị cũng khác nhau. Cùng tìm hiểu sự khác biệt của 2 bệnh lý này qua bài viết sau!
Người mắc bệnh sởi cần một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch và nhanh chóng phục hồi.