Trong quá trình hoá trị, cơ thể của bạn sẽ phải trải qua rất nhiều phản ứng phụ. Một số phản ứng phụ phổ biến có thể bao gồm:
Tuy nhiên, có một số phản ứng phụ khác, ví dụ như ảnh hưởng lên móng tay móng chân, vẫn có thể xảy ra và khiến người bệnh bất ngờ. Nếu bạn đang điều trị hoá trị và nhận thấy sự thay đổi ở móng tay và móng chân, thì trải nghiệm của bạn có thể khác với những gì bạn đã đọc, đã nghe.
Thay đổi về móng trong quá trình hoá trị
Hoá trị có thể làm cản trở chu trình phát triển của các tế bào mới trong cơ thể. Các tế bào giàu keratin tạo nên da và móng có thể bị ảnh hưởng rõ rệt bởi quá trình hoá trị. Khoảng 6-12 tháng sau khi kết thúc điều trị, móng tay và móng chân tự nhiên của bạn sẽ bắt đầu mọc lại. Và sẽ mất khoảng 6 tháng để bộ móng tay của bạn mọc lại và mất khoảng 1.5 năm để mọc lại toàn bộ bộ móng chân. Bạn có thể nhận thấy một hoặc một số triệu chứng sau.
Móng yếu
Trong quá trình hoá trị, móng của bạn thường sẽ bị cong và gãy dễ dàng hơn. Việc gãy móng có thể giúp bạn thực hiện các công việc hàng ngày khó khăn hơn, ví dụ như đi bộ trong một đôi giày chật hoặc thậm chí là cầm bút.
Móng mỏng hơn
Bạn có thể nhận thấy rằng móng tay của bạn sẽ mỏng hơn và dễ gãy hơn, móng tay sẽ không thể mọc dài được như trước. Những thay đổi này sẽ khiến móng của bạn sẽ dễ gãy hơn.
Móng tối màu hơn
Móng của bạn sẽ trông giống như bị bầm tím và móng có thể sẽ có màu tím, đỏ hoặc đen. Những người có da tối màu hơn sẽ nhận thấy sự thay đổi ở móng tay rõ ràng hơn so với những người có làn da sáng màu.
Mất móng
Một số móng sẽ bị bong khỏi phần giường móng. Móng trong quá trình hoá trị có thể sẽ gãy, rơi hẳn ra khỏi phần giường móng hoặc vỡ, sứt mẻ.
Móng xuất hiện đường kẻ sọc
Móng của bạn có thể sẽ xuất hiện các đường kẻ chạy ngang qua móng. Tình trạng này xảy ra khi sự phát triển của móng bị gián đoạn trong quá trình hoá trị.
Móng tay hình thìa là tình trạng móng tay mọc nhưng phía gốc móng tay sẽ bị lõm vào giống như hình cái thìa. Nguyên nhân gây ra tình trạng móng tay hình thìa bao gồm thiếu dinh dưỡng, chấn thương phần móng tay hoặc do phản ứng của các chất trong cơ thể với quá trình hoá trị.
Viêm móng thứ phát
Các trường hợp sau có thể dẫn đến viêm móng thứ phát ở phần giường móng hoặc các vùng da xung quanh móng:
Tình trạng viêm này có thể đi kèm với:
Nấm móng
Do móng sẽ có độ dày khác nhau nên bạn cũng rất dễ bị nấm ở phía dưới móng. Nấm là một dạng nhiễm trùng và sẽ cần phải điều trị.
Một số loại hoá trị sẽ dễ ảnh hưởng đến móng hơn, bao gồm:
Cần làm gì để dự phòng các phản ứng phụ đối với móng?
Nếu bạn đang điều trị bằng taxol, bác sĩ có thể sẽ kê thêm cho bạn một dung dịch dưỡng ẩm cho móng để dự phòng các phản ứng phụ xảy ra với móng. Ngoài ra, bạn có thể thử một vài biện pháp tự chăm sóc dưới đây để tránh các phản ứng phụ xảy ra với móng. Bao gồm:
Bạn cũng có thể sơn móng tay để che đi các khiếm khuyết xuất hiện ở móng tay và giúp tăng sức mạnh của móng. Các loại sơn móng tan trong nước sẽ là lựa chọn tốt nhất cho tình trạng móng mỏng, dễ gãy, tuy nhiên, bạn cũng có thể sử dụng loại sơn móng tay từ trước đến nay bạn vẫn dùng để tránh phản ứng dị ứng. Để tẩy lớp sơn móng tay cũ, bạn có thể sử dụng các loại sơn tẩy móng tay không chứa aceton để làm giảm tình trạng khô móng.
Nhìn chung, hãy chăm sóc móng của bạn thật cẩn thận trong suốt quá trình hoá trị. Bạn nân chăm sóc móng càng cẩn thận càng tốt vì chăm sóc móng cẩn thận có thể giúp dự phòng một số phản ứng phụ nghiêm trọng do hoá trị có thể xảy ra.
Điều trị những thay đổi về móng trong quá trình hoá trị.
Có một số phản ứng phụ của việc điều trị hoá trị bạn có thể và cần phải điều trị ngay lập tức, ví dụ như móng xuất hiện các đường sọc, móng tối màu hơn, xuất hiện các gờ trên móng tay, móng tay giòn hoặc yếu.
Điều trị móng cần rất cẩn thận và bạn cần giữ móng luôn sạch sẽ, cắt tỉa gọn gàng. Việc này sẽ giúp móng mọc lại khoẻ hơn và nhanh hơn, ngoài ra cũng sẽ giúp làm giảm nguy cơ nhiễm trùng.
Nếu bạn nhận thấy các triệu chứng nhiễm trùng móng thứ phát hoặc nấm móng, bạn cần điều trị ngay lập tức. Bạn cũng cần trao đổi với bác sĩ về việc sử dụng kháng sinh hoặc thuốc chống nấm an toàn với quá trình hoà trị.
Nếu móng của bạn bị rơi ra, bạn sẽ cần bảo vệ giường móng của bạn và đợi cho đến khi móng của bạn mọc trở lại.Bạn có thể bảo vệ giường móng bằng cách:
Nếu bạn gặp phải các phản ứng phụ của việc hoá trị, bao gồm cả các phản ứng phụ liên quan đến móng tay, hãy nói với bác sĩ ngay. Bác sĩ sẽ đưa ra các giải pháp và khuyến nghị để giúp bạn giảm các phản ứng phụ gặp phải và giảm khó chịu trong và sau mỗi lần hoá trị.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những mẹo đơn giản giúp ngăn ngừa ung thư (Phần 1)
Có rất nhiều loại bệnh võng mạc khác nhau. Những bệnh này có thể do gen di truyền từ cha mẹ hoặc từ tổn thương võng mạc tích lũy trong suốt cuộc đời. Một số loại bệnh võng mạc phổ biến hơn các bệnh khác.
Chuối là một trong những loại thực phẩm có lợi ích dinh dưỡng đáng kể. Vậy khi ăn chuối luộc có tác dụng gì?
Nhiễm ký sinh trùng có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe như các triệu chứng về tiêu hóa không rõ nguyên nhân, ngứa, thiếu máu, đau cơ và khớp, ăn không thấy no,… Cùng tìm hiểu về 10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng qua bài viết sau đây!
Nước dừa có thành phần dinh dưỡng đặc biệt và nhiều lợi ích cho sức khỏe như cung cấp chất điện giải, giúp hạ huyết áp... Đây là lý do nước dừa ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều người.
Dù là trà đen, trà xanh, trà trắng hay trà ô long, trà nóng hay trà đá đều có nguồn gốc từ cây trà, Camellia sinensis. Nhưng trà thảo mộc thì khác. Trà thảo mộc bắt nguồn từ việc ngâm nhiều loại hoa, lá hoặc gia vị trong nước nóng. Hầu hết các loại trà này đều không có caffeine. Bạn có thể bắt đầu bằng những túi trà làm sẵn hoặc ngâm các nguyên liệu rời và sau đó lọc bỏ bã.
Nhiều người thực hiện thải độc cơ thể theo hướng dẫn truyền miệng và trên các nền tảng xã hội... và hiện nay đang dấy lên trào lưu thải độc bằng nước cốt chanh. Vậy sự thật về phương pháp thải độc này như thế nào?
Dầu dừa là một chất dưỡng ẩm tự nhiên. Nhiều người bị chàm nhận thấy dầu dừa có tác dụng làm dịu da và giảm các triệu chứng như khô và ngứa.
Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.