Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Ốm nghén: triệu chứng, nguy cơ và các phương pháp khắc phục

Ốm nghén là cảm giác buồn nôn và nôn mửa nổi bật xảy ra trong thai kỳ. Ốm nghén có thể xảy ra bất cứ ban ngày hay ban đêm, và đặc biệt trong khoảng 3 tháng đầu thai kỳ. Hãy cùng tìm hiểu về tình trạng này trong bài viết dưới đây.

Ốm nghén là gì?

Đa phần tình trạng ốm nghén gặp phải ở 3 tháng đầu thai kỳ, nhưng đôi khi cũng có những người gặp phải tình trạng ốm nghén trong suốt cả thai kỳ. Hiếm khi ốm nghén nghiêm trọng đến mức tiến triển thành một tình trạng gọi là chứng nôn nghén nặng. Khi đó, phụ nữ mang thai bị buồn nôn, nôn và có các triệu chứng nghiêm trọng có thể gây mất nước hoặc dẫn đến giảm hơn 5% trọng lượng cơ thể so với trước khi mang thai.

Triệu chứng của ốm nghén

Các dấu hiệu và triệu chứng phổ biến của ốm nghén bao gồm buồn nôn và nôn, thường gây ra bởi một số mùi nhất định, thức ăn cay, nóng, tiết nhiều nước bọt hoặc chẳng có tác nhân cụ thể nào cả. Ốm nghén phổ biến nhất trong 3 tháng đầu tiên thai kỳ và thường bắt đầu vào khoảng 9 tuần sau khi thụ thai. Các triệu chứng được cải thiện hầu hết vào khoảng giữa đến cuối 3 tháng giữa thai kỳ.

Yếu tố nguy cơ

Ốm nghén có thể ảnh hưởng đến bất kỳ phụ nữ nào đang mang thai. Tuy nhiên, nó có thể xảy ra nhiều hơn nếu bạn có các yếu tố nguy cơ như:

  • Bị buồn nôn hoặc nôn do say tàu xe, đau nửa đầu, hoặc tiếp xúc với mùi hay vị nhất định; hoặc tiếp xúc với estrogen (ví dụ: trong thuốc tránh thai) trước khi mang thai
  • Ốm nghén trong lần mang thai trước
  • Mang thai đôi hoặc đa thai
  • Mang thai con gái
  • Có tiền sử gia đình mắc chứng bệnh trầm cảm
  • Từng trải qua chứng buồn nôn khi mang thai trước đó

Biến chứng

Các tình trạng buồn nôn và nôn nhẹ khi mang thai thường sẽ không gây ra bất kỳ biến chứng nào cho mẹ hoặc bé. Tuy nhiên, nếu không được điều trị, buồn nôn và nôn nhiều có thể gây mất nước, mất cân bằng điện giải, giảm lượng nước tiểu và nặng hơn là phải nhập viện. Hiện tại, các nghiên cứu hiện nay vẫn chưa thống nhất về quan điểm liệu chứng buồn nôn có gây giảm khả năng tăng cân của thai nhi hay không.

Điều trị tình trạng ốm nghén

Nếu các triệu chứng ốm nghén vẫn còn duy trì và khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, hãy đề cập với bác sĩ về vấn đề này. Bác sĩ có thể cho bạn bổ sung vitamin B6 (pyridoxine), gừng và các thuốc không kê đơn như doxylamine để kiểm soát tình trạng ốm nghén. Trong một số trường hợp ốm nghén nặng, thuốc chống buồn nôn kê đơn có thể được sử dụng.

Buồn nôn và nôn ở mức độ trung bình đến nặng khi mang thai có thể gây mất cân bằng nước và chất điện giải, chẳng hạn như natri hoặc kali. Do vậy nên uống thêm nước và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ trong những trường hợp này. Nhìn chung, bạn nên đi kiểm tra trước khi dùng bất kỳ loại thuốc không kê đơn hoặc chất bổ sung chất nào trong thời kỳ mang thai.

Thay đổi lối sống và các biện pháp khắc phục tại nhà
  • Chọn thực phẩm cẩn thận. Lựa chọn thực phẩm giàu đạm, ít dầu mỡ, dễ tiêu hóa, tránh đồ ăn nhiều dầu mỡ, gia vị và chất béo. Thức ăn nhạt như chuối, cơm, sốt táo và bánh mì nướng có thể dễ tiêu hóa. Thực phẩm mặn đôi khi cũng mang lại hữu ích, ví dụ như thực phẩm có chứa gừng - chẳng hạn như kẹo ngậm gừng.
  • Ăn nhẹ thường xuyên. Trước khi rời khỏi giường vào buổi sáng, hãy ăn một vài chiếc bánh quy giòn hoặc một miếng bánh mì nướng khô. Bạn cũng nên ăn nhẹ trong suốt cả ngày, thay vì ăn ba bữa lớn hơn để dạ dày của bạn không quá no và được hoạt động đều đặn. Việc dạ dày trống rỗng có thể làm cho cảm giác buồn nôn trở nên tồi tệ hơn.
  • Uống nhiều nước. Nên cố gắng uống sáu đến tám ly nước mỗi ngày. Có thể lựa chọn các loại đồ uống khác, song nên lưu ý chúng không có chứa caffein.
  • Chú ý đến các tác nhân gây buồn nôn. Tránh các loại thực phẩm có mùi mạnh vì chúng có thể làm cho cơn buồn nôn dễ xuất hiện và nặng nề hơn.
  • Hít thở không khí trong lành. Khi thời tiết và môi trường cho phép, hãy mở cửa để tận hưởng không khí trong lành. Bạn cũng có thể đi bộ hàng ngày ngoài trời một cách nhẹ nhàng.
  • Sử dụng bổ sung các loại vitamin. Nếu bạn cảm thấy buồn nôn sau khi uống các loại bổ sung vitamin, hãy thử với bữa ăn nhẹ hoặc ngay trước khi đi ngủ. Bạn cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ về những cách khác có thể sử dụng để bổ sung sắt và vitamin cần thiết cho cơ thể.
  • Súc miệng sau khi nôn. Acid từ dạ dày có thể làm hỏng lớp men răng. Vì vậy, hãy súc miệng bằng nước, và tốt hơn nữa là nước có pha một thìa cà phê bột nở. Điều này sẽ giúp trung hòa acid và bảo vệ răng của bạn.

Một số biện pháp thay thế

  • Bấm huyệt. Các nghiên cứu về vòng đeo tay bấm huyệt cho nhiều kết quả khác nhau, nhưng một số phụ nữ đã kể lại rằng dường như chúng có ích trong những trường hợp như vậy.
  • Châm cứu. Châm cứu không phải là một cách đã được chứng minh rõ ràng có thể để điều trị ốm nghén, nhưng tương tự như vòng tay bấm huyệt, một số người cảm thấy nó hữu ích.
  • Gừng. Bổ sung gừng dường như làm giảm bớt triệu chứng ốm nghén cho một số phụ nữ. Hầu hết các nghiên cứu cho thấy rằng gừng có thể được sử dụng một cách an toàn trong thai kỳ, nhưng cũng có một số lo ngại cho rằng gừng có thể ảnh hưởng đến hormone giới tính của thai nhi.
  • Thôi miên. Mặc dù có rất ít nghiên cứu về vấn đề này, song một số phụ nữ đã tìm thấy sự giảm bớt ốm nghén nhờ phương pháp thôi miên.
  • Liệu pháp hương thơm. Cũng có rất ít nghiên cứu về liệu pháp này, nhưng một số mùi hương nhất định, thường được tạo ra bằng cách sử dụng tinh dầu (dầu thơm) có thể giúp những người sử dụng cảm thấy thoải mái và tăng đối phó với chứng ốm nghén.

Phòng ngừa

Hiện tại không có cách nào để ngăn ngừa hoàn toàn tình trạng ốm nghén khi mang thai. Tuy nhiên, việc tránh các tác nhân như các mùi mạnh, tình trạng mệt mỏi quá mức, thức ăn cay và thức ăn nhiều đường có thể hữu ích cho các bà mẹ mang thai trong giai đoạn 3 tháng đầu.

Tổng kết

Ốm nghén là điều gặp phải ở hầu hết các bà mẹ mang thai, nhất là trong khoảng thời gian 3 tháng đầu dù chúng có thể kéo dài trong suốt quãng thời gian mang thai ở một số trường hợp đặc biệt. Tình trạng ốm nghén thông thường không gây ra các vấn đề gì quá nghiêm trọng, nhưng trong các trường hợp nặng, ốm nghén có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe đáng lo ngại. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ chi tiết, cũng như thực hiện các mẹo nhỏ trong sinh hoạt hàng ngày để có thể giảm nhẹ triệu chứng ốm nghén và có một thai kỳ khỏe mạnh.

Tham khảo thêm thông tin tại: Mẹo để giảm chứng ốm nghén cho bà bầu

 

Bình luận
Tin mới
  • 01/04/2025

    Tăng cường miễn dịch cho trẻ mùa xuân

    Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.

  • 01/04/2025

    Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ: Hiểu đúng và đồng hành cùng người tự kỷ

    Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

  • 29/03/2025

    Đi bộ nhanh mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong

    Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.

  • 29/03/2025

    Tại sao bạn bị đau bụng khi chạy?

    Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.

  • 28/03/2025

    3 nhóm người nên hạn chế ăn chanh

    Hầu hết mọi người có thể ăn chanh hoặc uống nước chanh một cách an toàn nhưng vì chanh có tính acid nên nó có nguy cơ gây bất lợi cho một số trường hợp cụ thể. Vậy nhóm người nào nên hạn chế ăn chanh?

Xem thêm