Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những loại trái cây bổ dưỡng bạn nên ăn khi mang thai

Ăn trái cây khi mang thai giúp bổ sung đầy đủ các vitamin và khoáng chất vô cùng cần thiết. Vậy bà bầu nên ăn quả gì trong thời kỳ mang thai để tốt cho cả mẹ và bé? Hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây nhé!

I. Ăn trái cây khi mang thai có lợi ích gì?

Khi bạn mang thai, điều quan trọng nhất là phải ăn thức ăn bổ dưỡng để mẹ khỏe và thai nhi phát triển tốt. Tuy nhiên, nếu ăn quá mức hoặc ăn vặt quá nhiều sẽ khiến bạn bị béo phì và ảnh hưởng đến em bé trong bụng.

Trong khi đó, trái cây và rau quả lại chứa rất nhiều chất dinh dưỡng. Nếu bạn thêm những loại thực phẩm này vào chế độ ăn uống của mình, bạn sẽ cung cấp được hầu hết các loại vitamin, khoáng chất và chất xơ mà bạn và thai nhi đều cần.

Đặc biệt, ăn trái cây và rau quả sẽ giúp ngăn ngừa táo bón, một triệu chứng phổ biến khi mang thai.

bà bầu ăn trái cây

Khi mang thai để ăn đủ chất, tốt cho sự phát triển của bé yêu, mẹ cần ăn nhiều loại trái cây.

II. Những loại trái cây nào bạn nên ăn khi mang thai?

Khi mang thai, đa số chị em phụ nữ đều thích đồ ăn ngọt như bánh, kẹo, socola,… Tuy nhiên, trái cây lại là thực phẩm an toàn hơn, vì nó cung cấp vị ngọt vừa phải và chất dinh dưỡng cần thiết. Dưới đây là những loại trái cây mẹ bầu nên ăn, bao gồm:

1. Cam

Cam là một nguồn folate hay axit folic tuyệt vời, giúp cung cấp đủ nước cho mẹ bầu. Folate là một loại vitamin B rất quan trọng trong việc giúp ngăn ngừa khuyết tật não và tủy sống, còn được gọi là khuyết tật ống thần kinh.

Vitamin C chứa trong cam rất nhiều. Đây là chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa tổn thương tế bào. Nó cũng giúp cơ thể bạn hấp thụ chất sắt tốt hơn.

Do đó, mẹ bầu nên bổ sung khoảng 85 mg vitamin C hằng ngày, tương đương với việc tiêu thụ 3 quả cam mỗi ngày.

2. Xoài

Xoài là một thực phẩm bổ sung tuyệt vời cho chế độ ăn uống khi mang thai của bạn. Nó cung cấp vitamin C và rất giàu vitamin A. Nếu thiếu vitamin A khi sinh sẽ ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch và nguy cơ biến chứng cao hơn, như tiêu chảy và nhiễm trùng đường hô hấp.

Trong 100g xoài chứa khoảng 13,66g đường, do đó mẹ bầu không nên ăn quá nhiều xoài trong thai kỳ, mà chỉ nên thưởng thức khoảng nửa quả xoài mỗi ngày.

ăn cam khi mang thai

Mẹ bầu có thể ăn hoặc uống nước ép cam đều rất tốt.

3. Quả bơ

Bơ có nhiều folate hơn các loại trái cây khác. Nó cũng là một nguồn cung cấp rất nhiều các chất dinh dưỡng khác như: vitamin C, vitamin B, vitamin K, chất xơ, choline, magiê, kali.

Bên cạnh đó, bơ còn giúp giảm buồn nôn khi nghén. Kali chứa trong bơ có thể giúp giảm chuột rút ở chân, một triệu chứng phổ biến khi mang thai.

Ngoài ra, Choline cũng rất quan trọng cho sự phát triển của não và thần kinh của bé. Thiếu choline có thể gây ra khuyết tật ống thần kinh và suy giảm trí nhớ suốt đời.

Một quả bơ chứa 200-250 calo, gồm 20 gam chất béo, do đó mẹ bầu nên ăn 1 quả bơ 1 ngày là đủ.

4. Chanh

Chanh cũng là một loại trái cây tốt để giúp giảm buồn nôn khi mang thai.

Chanh chứa nhiều vitamin C, giúp kích thích hệ tiêu hóa để giảm táo bón.

5. Chuối

Chuối chứa nhiều vitamin B6, vitamin C và chất xơ, giúp giảm tình trạng táo bón xảy ra phổ biến khi mang thai. Vitamin B6 có trong chuối giúp giảm buồn nôn và nôn trong thời kỳ đầu mang thai.

Mẹ bầu nên ăn 1 - 2 quả chuối mỗi ngày sẽ cung cấp cho mẹ bầu nguồn năng lượng dồi dào.

6. Quả mọng

Các loại quả mọng như quả việt quất, quả mâm xôi, dâu tây, và quả goji rất giàu chất dinh dưỡng: cacbohydrat, vitamin C, chất xơ, folate

Carbohydrate cung cấp cho bạn nhiều năng lượng cần thiết và chúng dễ dàng đi qua nhau thai để nuôi dưỡng em bé của bạn.

ăn quả mọng khi mang thai

Các loại quả mọng rất giàu chất chống oxy hóa và được coi là một siêu trái cây tốt cho bà bầu.

7. Táo

Táo có nhiều chất xơ và là một nguồn cung cấp vitamin C. Ngoài ra, chúng còn chứa vitamin A, kali và pectin. Pectin là một loại tiền sinh học cung cấp vi khuẩn tốt trong đường ruột của bạn.

Để có hiệu quả tốt nhất cho lượng dinh dưỡng của bạn, hãy ăn vỏ - chỉ cần đảm bảo rửa sạch với nhiều nước trước.

8. Quả lựu

Lựu là nguồn cung cấp vitamin C dồi dào rất tốt cho hệ miễn dịch của bà bầu. Ngoài ra, nó còn giúp làm đẹp da và hỗ trợ ngăn ngừa rạn da vì có chứa nhiều các chất chống oxy hoá.

Bên cạnh đó, nếu mẹ bầu ăn lựu khi đang mang thai sẽ giúp ngăn ngừa thiếu máu, tốt cho hệ xương của cả mẹ và bé.

Tuy nhiên, lự lại chứa lượng calories cao, do đó mẹ bầu chỉ nên ăn 1 quả lựu hoặc uống 1 cốc nước ép lựu mỗi ngày.

9. Nho

Nho bổ sung các hàm lượng các vitamin và khoáng chất cho cơ thể như: vitamin A, vitamin C, vitamin B1, beta-carotene, phốt-pho, magiê và axit folic. Nó giúp phòng ngừa thiếu máu, hỗ trợ cải thiện tiêu hoá, tăng sức đề kháng, giảm phù nề và đặc biệt tăng cường sự phát triển hệ thần kinh của thai nhi.

Tuy nhiên, nếu mẹ bầu nào bị tiểu đường thai kỳ thì nên tránh ăn nho vì sẽ làm đường huyết tăng cao.

bà bầu ăn dâu tây

Dâu tây đặc biệt tốt cho sức khỏe của mẹ và bé suốt thai kỳ.

10. Dâu tây

Dâu tây chứa hàm lượng cao vitamin C và axit folic giúp tăng cường hệ miễn dịch, giảm nguy cơ sinh non và dị tật thai nhi. Mẹ bầu có thể ăn, hoặc làm sinh tố hay nước ép dâu tây mỗi ngày để có thể hấp thu các dưỡng chất.

III. Mẹo ăn trái cây an toàn khi mang thai

Để giảm nguy cơ tiêu thụ dư lượng thuốc trừ sâu hoặc vi khuẩn ở trái cây, mẹ bầu có thể làm theo các mẹo sau:

  • Rửa trái cây thật kỹ và ngâm qua nước muối

  • Loại bỏ bất kỳ khu vực bị bầm tím nơi vi khuẩn có thể ẩn náu

  • Bảo quản trái cây tươi trong tủ lạnh, tránh xa thịt sống

  • Nên mua nước trái cây đã được tiệt trùng để uống

  • Hoặc mua trái cây hữu cơ không sử dụng thuốc trừ sâu và phân bón tổng hợp

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những món ăn nhẹ lành mạnh dành cho bà bầu.

Theo alobacsi.com
Bình luận
Tin mới
  • 17/01/2025

    Phù nề sau sinh: Dấu hiệu nhận biết và cách xử trí hiệu quả

    Sau khi sinh, người mẹ thường tập trung vào việc chăm sóc trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, các vấn đề sức khỏe có thể phát sinh trong giai đoạn này, nhưng nhiều bà không nhận biết được các dấu hiệu cảnh báo sớm.

  • 16/01/2025

    Chế độ ăn cho người mắc hội chứng urê huyết tán huyết

    Một chế độ ăn uống được kiểm soát cẩn thận có thể giúp cải thiện chất lượng cuộc sống và làm chậm tiến triển của người bị hội chứng urê huyết tán huyết.

  • 16/01/2025

    Phân biệt nấm móng và vẩy nến móng tay

    Nấm móng và bệnh vẩy nến móng là hai tình trạng ảnh hưởng đến móng. Chúng có các triệu chứng tương tự nhau và bạn có thể bị cả nấm móng và vẩy nến móng tay cùng một lúc. Tuy nhiên, hai bệnh là khác nhau và có các phương pháp điều trị riêng biệt.

  • 15/01/2025

    VIAM Clinic Tri ân Bạn cũ - Món quà sức khỏe, Tết thêm vui

    Từ ngày 1/1 - 28/2/2025 Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM - thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam triển khai chương trình tri ân: khám dinh dưỡng miễn phí.

  • 15/01/2025

    Ăn cà chua mỗi ngày có tốt không?

    Nhiều người ăn cà chua hàng ngày vì sở thích và mong muốn nhận được lợi ích sức khỏe từ loại thực phẩm bổ dưỡng này. Vậy ăn cà chua mỗi ngày có tốt không?

  • 15/01/2025

    Đón năm mới khỏe mạnh cùng thói quen chăm sóc sức khỏe từ chuyên gia

    Năm mới đến gần là thời điểm lý tưởng để chúng ta đặt ra những mục tiêu mới cho bản thân. Bên cạnh những kế hoạch về công việc, tài chính, đừng quên dành sự quan tâm đặc biệt cho sức khỏe của bản thân và gia đình.

  • 14/01/2025

    Chế độ ăn khi bị nhiễm giun tóc

    Chế độ ăn uống có thể tạo ra khả năng miễn dịch bảo vệ, hỗ trợ phương pháp điều trị cho người mắc bệnh nhiễm ký sinh trùng đường ruột, trong đó có giun tóc.

  • 14/01/2025

    Bệnh tim mạch mùa lạnh ở người cao tuổi: Nhận biết sớm và phòng tránh

    Người cao tuổi thường dễ mắc các bệnh tim mạch, đặc biệt là trong thời tiết lạnh giá. Nhiệt độ xuống thấp khiến cơ thể phải làm việc nhiều hơn để duy trì thân nhiệt, gây áp lực lên hệ tim mạch. Việc nhận biết sớm các dấu hiệu và áp dụng các biện pháp phòng tránh là vô cùng quan trọng để bảo vệ sức khỏe tim mạch cho người cao tuổi trong mùa lạnh.

Xem thêm