Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Điều trị loét miệng như thế nào?

Loét miệng là tình trạng phổ biến và có thể tự khỏi sau 1 đến 2 tuần. Tuy nhiên nếu tình trạng loét miệng xảy ra quá 3 tuần, hãy đến gặp nha sỹ nhé.

Điều trị loét miệng

Loét miệng hiếm khi là dấu hiệu của bệnh lý nghiêm trọng, nhưng bạn có thể sẽ rất khó chịu khi phải sống cùng tình trạng này.

Loét miệng cần thời gian để điều trị và dưới đây là một số giải pháp nhanh với bạn.

Tránh mọi thứ có thể gây kích ứng miệng của bạn sẽ giúp:

  • Đẩy nhanh quá trình tự chữa lành
  • Giảm đau đớn
  • Giảm khả năng tái loét miệng

Bạn nên:

  • Sử dụng bàn chải đánh răng có lông mềm
  • Uống đồ uống mát qua ống hút
  • Ăn thức ăn mềm
  • Thường xuyên đến nha sĩ kiểm tra
  • Chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng

Bạn không nên:

  • Không ăn đồ ăn quá cay, nhiều muối hoặc nhiều acid
  • Không ăn đồ ăn thô cứng, giòn như bánh mỳ nướng giòn hoặc khoai tây chiên giòn
  • Không uống đồ uống quá nóng hoặc quá nhiều acid như nước hoa quả
  • Không ăn kẹo cao su
  • Không sử dụng kem đánh răng có chứa sodium lauryl sulphate

Can thiệp thuốc

Dược sĩ có thể khuyến nghị một số điều trị để tăng nhanh tốc độ lành bệnh, phòng ngừa nhiễm trùng hoặc giảm đau, như là:

  • Nước súc miệng kháng khuẩn
  • Thuốc, nước súc miệng, gel hoặc thuốc xịt giảm đau
  • Viên ngậm corticosteroid
  • Nước súc miệng muối

Bạn có thể mua những thuốc kể trên mà không cần đơn thuốc, nhưng chúng có thể không phải luôn có hiệu quả.

Đến gặp nha sĩ

Bạn nên đến gặp nha sĩ ngay nếu như:

  • Loét miệng kéo dài trên 3 tuần
  • Liên tục tái loét
  • Vết loét ngày càng to hơn thông thường và lan dần đến cổ họng
  • Chảy máu hoặc trở nên đau và đỏ hơn – đây có thể là dấu hiện của một nhiễm trùng

Mặc dù hầu hết vết loét miệng không có hại, tuy nhiên vết loét miệng tồn tại lâu dài lại có thể là dấu hiệu của ung thư miệng. Do đó sẽ tốt hơn nếu bạn đi khám và thực hiện các kiểm tra.

Nha sĩ sẽ điều trị cho bạn như thế nào?

Nha sĩ có thể kê cho bạn một đơn thuốc mạnh hơn để điều trị những loét miệng nặng, dai dẳng hoặc nhiễm trùng.

Các phương pháp điều trị có thể bao gồm:

  • Xịt miệng steorid hoặc viên nén steorid tan trong miệng của bạn
  • Gel, thuốc mỡ, thuốc xịt hoặc thuốc viên giảm đau
  • Nước súc miệng để diệt hoặc loại bỏ bất kỳ vi trùng nào trong miệng.

Phân biệt loét miệng và mụn nhọt

Bạn có thể có nhiều hơn 1 vết loét miệng trong cùng 1 khoảng thời gian và chúng cũng có thể thay đổi kích thước.

Loét miệng không lây và không nên nhầm lẫn với mụn nhọt. Các vết mụn nhọt xuất hiện trên môi hoặc quanh miệng và thường bắt đầu với cảm giác ngứa ran, ngứa ngáy hoặc nóng rát.

Nguyên nhân gây loét miệng

Hầu hết những vết loét miệng gây ra bởi những thứ mà bạn có thể tránh được như là:

  • Cắn vào mặt trong má
  • Lắp răng giả không phù hợp, niềng răng, miếng trám răng thô hoặc một chiếc răng sắc nhọn
  • Bị cắt hoặc bỏng khi ăn uống, ví dụ ăn đồ ăn cứng hoặc đồ uống nóng
  • Không dung nạp hoặc bị dị ứng một số thức ăn
  • Nướu bị tổn thương do bàn chải đánh răng hoặc kem đánh răng gây kích ứng
  • Cảm thấy mệt mỏi, áp lực hoặc căng thẳng

Đôi khi loét miệng cũng bị gây ra bởi những lý do bạn không thể kiểm soát được như là:

  • Thay đổi nội tiết tố, ví dụ khi mang thai
  • Gen của bạn – có một số gia đình hay bị loét miệng thường xuyên hơn
  • Thiếu vitamin B12 hoặc thiếu sắt
  • Đang dùng thuốc – bao gồm một số thuốc NSAIDs, thuốc chặn beta hoặc nicorandil
  • Ngừng hút thuốc – một số người có thể bị loét miệng khi họ ngưng thuốc thời gian đầu

Nếu bạn đang bị nhiều vết loét miệng, đó có thể là triệu chứng của:

  • Bệnh chân tay miệng, cũng có thể gây phát ban bàn tay hoặc bàn chân
  • Lichen phẳng vùng miệng, gây ra một mô hình viền trắng bên trong má
  • Bệnh Crohn và bệnh celiac (các tình trạng ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa)
  • Hệ thống miễn dịch suy yếu do mắc một số bệnh như HIV hoặc lupus.

 Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Phương pháp tự nhiên giảm loét miệng

BS. Đoàn Thu Hồng - Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM (theo NHS) -
Bình luận
Tin mới
  • 29/03/2024

    Đau đầu có nên uống trà?

    Khi bị stress, đau nhức đầu, nhiều người tìm tới thức uống giúp giải tỏa mệt mỏi như trà. Tuy nhiên, liệu trà nhiều caffeine và tannin có giúp giảm đau đầu hiệu quả?

  • 29/03/2024

    Điều gì thực sự xảy ra với cơ thể bạn khi bạn dùng Collagen?

    Theo các thống kê collagen là một trong những chất bổ sung phổ biến và thị trường tiêu thụ ngày càng tăng. Nhưng trước khi bạn đổ tiền vào các gian hàng thực phẩm bổ sung, bạn nên biết rằng không phải tất cả những tuyên bố về lợi ích của collagen đều có cơ sở khoa học.

  • 29/03/2024

    Cảnh báo nguy hiểm khi thiếu vitamin B12: Đau đầu, thiếu máu ác tính

    Vitamin B12 là dưỡng chất rất cần thiết cho các tế bào thần kinh và tế bào máu đỏ và cũng cần thiết cho sự hình thành ADN.

  • 29/03/2024

    Tác dụng phụ có thể xảy ra sau mổ đẻ

    Mổ đẻ là phẫu thuật lấy thai ra ngoài qua đường cắt ở vùng bụng và tử cung, được thực hiện khi sinh thường qua âm đạo có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ hoặc thai nhi. Mặc dù sinh mổ ngày nay đã an toàn hơn nhờ sự tiến bộ của y học, phương pháp này vẫn tiềm ẩn một số rủi ro và tác dụng phụ đối với cả người mẹ và trẻ sơ sinh.

  • 28/03/2024

    Vì sao bạn nên tẩy lớp trang điểm trước khi tập thể dục?

    Việc trang điểm nhẹ nhàng trước khi đến phòng tập thể dục có thể giúp chị em phụ nữ tự tin hơn. Nhưng theo một nghiên cứu mới được đăng trên Journal of Cosmetic Dermatology, việc này có thể có thể làm giảm lượng dầu trên da, gây khô da.

  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

  • 28/03/2024

    Thực phẩm, đồ uống nên hạn chế khi đang bị nghẹt mũi

    Dấu hiệu nghẹt mũi thường gặp khi bạn bị cảm cúm, viêm mũi dị ứng hoặc viêm đường hô hấp. Một số thực phẩm, đồ uống có thể khiến triệu chứng này trầm trọng hơn, cản trở việc hít thở của bạn.

Xem thêm