Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

8 mẹo chữa lành vết loét miệng ngay tại nhà, vừa đơn giản mà lại hiệu quả

Baking soda có tính kiềm trong tự nhiên và điều này sẽ giúp trung hòa axit gây kích ứng và hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn bên trong miệng. Điều này sẽ giúp vết loét miệng nhanh lành hơn.

Loét miệng gây ra cảm giác đau, khó chịu, khiến bạn khó ăn uống.

Loét miệng gây ra cảm giác đau, khó chịu, khiến bạn khó ăn uống.

Loét miệng là những vết loét nhỏ, đau xuất hiện bên trong miệng của bạn. Chúng thường phát triển trên lưỡi, bên trong má và bên trong môi, gây ra cảm giác đau, kích ứng, khiến bạn khó ăn uống.

Một số yếu tố gây ra loét miệng chẳng hạn như: nhiễm trùng do vi khuẩn, virus hoặc nấm, kem đánh rang, nước súc miệng có chứa natri lauryl sulphate, thiếu B12, kẽm và vitamin sắt.

Một số biện pháp khắc phục tại nhà có thể giúp giảm đau và tăng tốc quá trình chữa lành vết loét miệng.

1. Bột phèn

Bột phèn được làm từ kali nhôm sunfat, được sử dụng trong y học cổ truyền để điều trị loét miệng. Bột phèn được biết là có đặc tính làm se và cầm máu có thể giúp co bóp các mô, tăng quá trình chữa lành vết thương bằng cách giảm viêm.

Cách làm: Trộn một lượng nhỏ bột phèn với vài giọt nước và tạo thành hỗn hợp sệt. Bôi hỗn hợp này lên vết loét, để yên trong một phút và súc miệng đúng cách.

2. Rửa nước muối

Nước muối có thể giúp giảm đau, giảm viêm do loét miệng và làm khô vết loét.

Cách làm: Hòa tan một muỗng cà phê muối trong 1/2 chén nước. Uống dung dịch này trong miệng từ 15 đến 30 giây rồi nhổ ra. Lặp lại điều này sau mỗi giờ tùy theo cơn đau.

3. Baking soda

Baking soda có tính kiềm trong tự nhiên và điều này sẽ giúp trung hòa axit gây kích ứng và hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn bên trong miệng. Điều này sẽ giúp vết loét miệng nhanh lành hơn.

Cách làm: Hòa tan một muỗng cà phê baking soda trong 1/2 cốc nước ấm. Súc miệng bằng dung dịch này để giảm loét miệng.

4. Nha đam

Nha đam có tác dụng chống viêm giúp chữa lành nhanh chóng các vết loét miệng. Theo một nghiên cứu, nha đam có hiệu quả trong việc làm giảm kích thước loét, đau và viêm.

Cách làm: Cắt một lát lô hội. Thoa một lượng nhỏ gel lô hội và chấm trực tiếp lên vết loét.

5. Dầu dừa

Sự hiện diện của axit lauric trong dầu dừa có thể giúp giảm đau, sưng và giảm sự khó chịu.

Cách làm: Dùng một ít dầu dừa nguyên chất và bôi nó lên vết loét.

6. Tỏi

Tỏi có thể giúp giảm loét miệng do sự hiện diện của allicin, một hợp chất hoạt tính sinh học có đặc tính chống viêm, kháng khuẩn.

Cách làm: Xoa một tép tỏi lên vết loét rất nhẹ trong một đến hai phút rồi sau đó rửa miệng thật kỹ.

7. Hoa cúc

Hoa cúc chứa các đặc tính chống viêm, chống oxy hóa và làm se nhẹ. Nó được sử dụng trong y học cổ truyền để điều trị vết thương, vết loét, vết bầm tím, bỏng và các bệnh khác.

Cách làm: Ngâm túi trà hoa cúc vào cốc nước và đắp túi trà ẩm lên vết đau trong vài phút. Ngoài ra, bạn cũng có thể súc miệng bằng trà hoa cúc.

8. Vitamin B12

Vitamin B12 là một loại vitamin tan trong nước có thể giúp điều trị loét miệng. Vitamin B12 có trong các loại thực phẩm thịt gia cầm, trứng, cá và các sản phẩm từ sữa. 

Kết hợp những thực phẩm này trong chế độ ăn uống hàng ngày có thể giúp bạn giảm viêm loét miệng. 

Tham khảo thông tin tại bài viết: Viêm loét miệng - Bệnh dễ nhầm lẫn

Theo Giáo dục và thời đại
Bình luận
Tin mới
Xem thêm