Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Làm thế nào để sống chung với bệnh loét dạ dày?

Nếu bạn đã được chẩn đoán bị viêm loét dạ dày, bác sĩ sẽ cung cấp thuốc để giảm tiết axit dạ dày.

Lối sống cũng là một phần quan trọng trong kế hoạch điều trị. Học cách giảm mức độ căng thẳng, ăn uống lành mạnh và tránh uống rượu cũng như sử dụng một số loại thuốc có thể giúp giảm triệu chứng và giúp vết loét dạ dày mau lành.

Kiểm soát căng thẳng

Loét dạ dày thường do vi khuẩn H. pylori gây ra tuy nhiên căng thẳng cũng có thể góp phần gây ra tình trạng này. Một nghiên cứu năm 2016 trên 17.525 đối tượng ở Đan Mạch đã phát hiện ra rằng những người có mức độ căng thẳng trong cuộc sống hàng ngày cao có nguy cơ bị loét dạ dày cao hơn.

Nguyên nhân có thể là do những người bị căng thẳng thường đối phó với tình trạng này một cách không lành mạnh như uống rượu, hút thuốc lá hoặc ăn uống không điều độ, tất cả đều làm tăng nguy cơ loét dạ dày. Những hành vi này cũng có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng ở những người đã có chẩn đoán loét dạ dày tá tràng.

Học cách kiểm soát căng thẳng theo những cách lành mạnh hơn có thể giúp ngăn ngừa các triệu chứng loét dạ dày. Các bài tập thể dục trí óc, như hít thở sâu, thiền, yoga, thái cực quyền và mát xa là những phương pháp có thể giúp giảm căng thẳng. Một số người khi trao đổi với một nhà trị liệu tâm lý cũng có thể giúp tìm ra các cơ chế đối phó tốt hơn để giảm bớt lo lắng, lo lắng và suy nghĩ tiêu cực.

Các phương pháp sau đây có thể giúp bạn giảm căng thẳng:

Thiền: Các website cung cấp các bài thiền hướng dẫn miễn phí để giúp làm dịu tâm trí và cơ thể. Ngoài trang web, còn có các ứng dụng miễn phí và phiên bản trả phí với các tùy chọn nâng cao hơn.

Hít thở: Các website cung cấp các bài hướng dẫn tập hít thở. Ngoài ra còn có một số ứng dụng miễn phí có thể giúp bạn tập thở chậm sâu.

Trị liệu: Nếu không thể sắp xếp thời gian cho một cuộc hẹn trị liệu trực tiếp, liệu pháp trực tuyến có thể giúp ích.

Tập thể dục: Nhiều người thấy tham gia lớp yoga hoặc thái cực quyền hàng tuần giúp ích cho việc giảm căng thẳng. Trên thực tế, nghiên cứu cho thấy bất kỳ loại bài tập nào cũng có thể chống lại căng thẳng bằng cách tăng cường endorphin là chất dẫn truyền thần kinh giúp giảm stress và tăng cảm giác hạnh phúc.

Thư giãn: Nếu bạn giảm căng thẳng theo xu hướng không lành mạnh, hãy tìm những cách khác để thư giãn sau một ngày vất vả. Bạn có thể thử ngâm mình trong bồn tắm, đi dạo quanh khu nhà, nghe nhạc, đọc sách.

Kết nối: Dành thời gian bên những người thân yêu. Nghiên cứu cho thấy chia sẻ với một người bạn có thể làm giảm đáng kể nồng độ hormone căng thẳng cortisol.  Một nghiên cứu khác cho thấy sự hiện diện của một người thân yêu có thể làm giảm căng thẳng thông qua việc chia sẻ cảm xúc, và sẽ tốt hơn khi bạn nắm tay ai đó để chia sẻ câu chuyện của mình.

Thay đổi lối sống

Ngoài việc giảm căng thẳng, các bác sĩ cũng khuyên thay đổi lối sống có thể giúp giảm các triệu chứng của bệnh loét dạ dày. Nhiều người bị loét dạ dày cảm thấy tốt hơn khi tránh các thực phẩm cay, giảm chất béo và các thực phẩm chứa axit. Trên thực tế, trước khi giới thiệu các loại thuốc điều trị loét dạ dày, chế độ ăn không có thức ăn kích thích được khuyến nghị cho người bệnh trước khi sử dụng thuốc.

Một số người bị loét dạ dày sẽ dễ bị kích ứng dạ dày, sản xuất axit quá mức và ợ nóng khi ăn một số thực phẩm cụ thể. Những người khác có thể không gặp các triệu chứng liên quan đến thực phẩm cụ thể nhưng có thể phản ứng sau khi ăn vào những thời điểm nhất định trong ngày hoặc ăn quá nhiều trong một lần.

Lối sống cũng có thể gây kích ứng và loét và dẫn đến các triệu chứng khó chịu. Các mẹo sau đây có thể cải thiện tình trạng loét dạ dày:

  • Ăn sáu bữa nhỏ thay vì ba bữa lớn:  Điều này giúp dạ dày của bạn không bị quá no và giảm áp lực dạ dày. Hãy cố gắng nhai chậm.
  • Tránh ăn uống ít nhất là hai giờ trước khi đi ngủ: Nếu bạn ngủ trưa, hãy thử ngủ trên ghế. Nằm xuống với một dạ dày đầy thức ăn có thể khiến tăng áp lực lên dạ dày và cơ thắt thực quản dưới, tăng nguy cơ trào ngược thức ăn. Trọng lực sẽ giúp giữ thức ăn và axit dạ dày trong dạ dày.
  • Tránh xa các thực phẩm tăng tiết axit quá mức hoặc ợ nóng: Nhận biết các loại thực phẩm có khả năng gây ra vấn đề cho những người bị loét dạ dày. Nếu không chắc chắn thực phẩm nào kích hoạt các triệu chứng của loét dạ dày, hãy thử ghi nhật ký thực phẩm trong một tuần.
  • Tránh uống rượu: Rượu làm tăng sản xuất axit dạ dày, sẽ gây kích ứng loét và làm nặng thêm các triệu chứng. Rượu cũng làm thư giãn cơ thắt thực quản dưới, khiến các chất trong dạ dày trào ngược trở lại vào thực quản.
  • Không hút thuốc: Hút thuốc kích thích sản xuất axit dạ dày, làm giảm khả năng chữa lành vết loét và có liên quan đến sự tái phát của vết loét.
  • Cẩn thận với thuốc giảm đau không kê đơn: Một số loại thuốc gây kích ứng niêm mạc dạ dày, bao gồm cả aspirin và thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như acetaminophen, có thể làm nặng tình trạng loét ở người loét dạ dày do vi khuẩn H pylori. Ngoài ra, dùng NSAID kết hợp với corticosteroid, thuốc chống đông hoặc thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI) có thể gây ra vấn đề  Nếu bạn cần dùng các loại thuốc này, bác sĩ có thể kê các loại thuốc thay thế khác để bảo vệ dạ dày của bạn.

Các cách thức áp dụng cho cuộc sống hàng ngày

Sống với bệnh loét dạ dày khá khó khăn. Tuân thủ kế hoạch ăn uống lành mạnh bằng cách tránh các chất béo và thực phẩm cay nóng và kiêng rượu giúp vết loét nhanh lành. Những lời khuyên này có thể giúp bạn:

  • Ăn uống lành mạnh: Bạn càng không thực hiện đúng kế hoạch ăn uống lành mạnh của mình, bạn càng có nhiều khả năng bị ợ nóng, khó tiêu, đầy hơi và đau.
  • Uống thuốc: Nếu bạn bị ợ nóng hoặc trào ngược axit, hãy uống thuốc kháng axit trước khi ra ngoài để làm giảm triệu chứng. Ngoài ra, hãy mang thêm thuốc kháng axit trong trường hợp có triệu chứng phát sinh khi bạn ra ngoài.
  • Tránh quần áo chật: Nếu đầy hơi là triệu chứng thường gặp, hãy chọn loại vải mềm thoải mái, dây thắt lưng hoặc quần ống rộng để giúp bạn thoải mái sau bữa ăn.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những dấu hiệu cảnh báo biến chứng của loét dạ dày - tá tràng

 

Bình luận
Tin mới
  • 01/04/2025

    Tăng cường miễn dịch cho trẻ mùa xuân

    Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.

  • 01/04/2025

    Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ: Hiểu đúng và đồng hành cùng người tự kỷ

    Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

  • 29/03/2025

    Đi bộ nhanh mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong

    Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.

  • 29/03/2025

    Tại sao bạn bị đau bụng khi chạy?

    Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.

  • 28/03/2025

    3 nhóm người nên hạn chế ăn chanh

    Hầu hết mọi người có thể ăn chanh hoặc uống nước chanh một cách an toàn nhưng vì chanh có tính acid nên nó có nguy cơ gây bất lợi cho một số trường hợp cụ thể. Vậy nhóm người nào nên hạn chế ăn chanh?

Xem thêm