Ung thư dạ dày là gì?
Có nhiều loại ung thư dạ dày. Loại phổ biến nhất là ung thư biểu mô tuyến, xuất phát từ các tế bào tuyến của niêm mạc dạ dày. Các loại khác bao gồm ung thư tế bào vảy, u lympho, u mô đệm đường tiêu hóa và u thần kinh nội tiết.
Nguyên nhân gây ung thư dạ dày?
Nguyên nhân gây ung thư dạ dày vẫn chưa rõ ràng. Ung thư dạ dày phổ biến ở nam giới hơn nữ giới và thường ở người cao tuổi từ 40 đến 60 tuổi. Các yếu tố nguy cơ có thể bao gồm:
Một số tình trạng dạ dày như viêm dạ dày teo cơ và thiếu máu ác tính có thể làm thay đổi niêm mạc dạ dày, và cũng có thể làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày.
Đối với một số ít bệnh nhân, nguy cơ ung thư dạ dày có thể bắt nguồn từ việc họ có mang đột biến gen ung thư được di truyền từ thế hệ trước.
Các triệu chứng của ung thư dạ dày là gì?
Có một số triệu chứng có thể giúp bạn nhận thấy có gì đó không ổn, bao gồm các triệu chứng sau:
• Vấn đề về tiêu hóa
Ung thư dạ dày có thể gây ra các triệu chứng như trào ngược acid, ợ nóng và khó tiêu, nhưng điều quan trọng là cần biết rằng ung thư là nguyên nhân hiếm gặp của các triệu chứng phổ biến này.
• Vấn đề về về vị giác
Các triệu chứng khác có thể bao gồm mệt mỏi nói chung, thay đổi khẩu vị, buồn nôn và giảm sự thèm ăn.
• Đầy chướng
Một số bệnh nhân cũng trải qua cảm giác 'no bụng' hoặc chướng bụng sớm hơn bình thường sau khi ăn. Ợ hơi quá mức cũng có thể là một triệu chứng.
• Giảm cân
Giảm cân không rõ nguyên nhân cũng có thể liên quan đến ung thư dạ dày.
• Đau và khó chịu
Người bị bệnh cũng có thể cảm thấy một sự khó chịu mơ hồ hoặc thậm chí cảm thấy đau nếu khối u đã phát triển qua thành dạ dày.
• Những khối lồi lên ở bụng
Bệnh nhân gầy có thể nhận thấy một khối nhô lên ở vùng thượng vị ngay bên dưới xương ức.
• Khối u
Đôi khi các khối u có thể gây tắc nghẽn cửa ra của dạ dày, gây nôn ra những thực phẩm chưa được tiêu hóa lâu sau khi ăn.
• Xuất huyết trong
Nếu trong chất nôn có lẫn máu, hoặc phân có màu đen thì có thể đã xảy ra hiện tượng xuất huyết trong. Hoặc hiện tượng xuất huyết trong có thể ở mức độ nhẹ và không nhận ra. Ở tình trạng này, những người bị bệnh thường cảm thấy mệt mỏi, nhợt nhạt, thiếu máu và cần phải đi khám.
Ung thư dạ dày có thể phát triển chậm và khi đó, các triệu chứng chỉ xuất hiện khi bệnh đã lan ra ngoài dạ dày, ví dụ di căn đến gan. Trong trường hợp này, các triệu chứng sẽ là triệu chứng của ung thư liên quan đến đến gan. Nếu bạn lo lắng về bất kỳ triệu chứng nào, bạn nên đến gặp bác sĩ.
Chẩn đoán ung thư dạ dày như thế nào?
Có 2 cách để chẩn đoán ung thư dạ dày:
X-quang dạ dày có cản quan: Bạn sẽ phải nuốt một chất lỏng màu trắng sệt sau đó chụp X-quang dạ dày.
Nội soi dạ dày: Kiểm tra bên trong dạ dày bằng ống nội soi có gắn camera ở đầu. Sinh thiết khối u cũng có thể được thực hiện cùng lúc trong thủ thuật này.
Phác đồ điều trị thích hợp nhất khác nhau tùy vào từng bệnh nhân và phụ thuộc vào các yếu tố bao gồm giai đoạn ung thư, các vấn đề y tế khác và sức khỏe chung của người bệnh.
Phẫu thuật là chỉ định điều trị ưu tiên cho bệnh ung thư dạ dày giai đoạn sớm, và có nhiều loại phẫu thuật được thực hiện (bao gồm loại bỏ một phần, hoặc tất cả dạ dày). Tỷ lệ chữa khỏi sau phẫu thuật là khoảng 30%.
Hóa trị, đôi khi kết hợp với xạ trị, có thể có hiệu quả cao đối với một số dạng ung thư dạ dày và có thể giúp chuyển đổi một khối u không thể phẫu thuật thành một khối u có thể phẫu thuật. Hóa trị cũng có thể được sử dụng để giảm hoặc kiểm soát các triệu chứng ở bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn. Tuy nhiên, hóa trị liệu có nhiều tác dụng phụ khác nhau và có thể gây độc. Xạ trị cũng có thể được sử dụng để điều trị một số triệu chứng do ung thư dạ dày gây ra.
Tiên lượng bệnh ung thư dạ dày ra sao?
Tiên lượng bệnh ung thư dạ dày hiện vẫn còn chưa cao, chủ yếu là do căn bệnh này chỉ được phát hiện khi đã quá muộn. Tỷ lệ sống sót sau 5 năm của căn bệnh này chỉ là 17,6%.
Việc phát hiện sớm sẽ làm tăng tỉ lệ trên và có thể đưa ra những phác đồ đánh giá và điều trị tốt hơn, đặc biệt ở những người có nguy cơ cao, dẫn đến tiên lượng bệnh tốt hơn.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những điều cần biết về ung thư dạ dày
Cà phê từ lâu đã trở thành thức uống quen thuộc của hàng triệu người mỗi sáng. Tuy nhiên, uống bao nhiêu là đủ để tốt cho sức khỏe và khi nào thì trở thành quá nhiều?
Khi nước kiềm ngày càng phổ biến, các tuyên bố xung quanh lợi ích sức khỏe và khả năng cải thiện sức khỏe tổng thể của nó cũng tăng theo. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải xem xét kỹ lưỡng những khẳng định này. Vì vậy, hãy cùng tìm hiểu và khám phá sự thật về nước kiềm và những lợi ích thật sự của nước kiềm.
Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.
Chế độ ăn uống lành mạnh không thể thiếu thực phẩm giàu creatine - hợp chất tự nhiên giúp cung cấp năng lượng cho cơ bắp, cải thiện hiệu suất tập luyện và sức khỏe não bộ.
Có rất nhiều loại bệnh võng mạc khác nhau. Những bệnh này có thể do gen di truyền từ cha mẹ hoặc từ tổn thương võng mạc tích lũy trong suốt cuộc đời. Một số loại bệnh võng mạc phổ biến hơn các bệnh khác.
Chuối là một trong những loại thực phẩm có lợi ích dinh dưỡng đáng kể. Vậy khi ăn chuối luộc có tác dụng gì?
Nhiễm ký sinh trùng có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe như các triệu chứng về tiêu hóa không rõ nguyên nhân, ngứa, thiếu máu, đau cơ và khớp, ăn không thấy no,… Cùng tìm hiểu về 10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng qua bài viết sau đây!
Nước dừa có thành phần dinh dưỡng đặc biệt và nhiều lợi ích cho sức khỏe như cung cấp chất điện giải, giúp hạ huyết áp... Đây là lý do nước dừa ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều người.