Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những điều cần biết về ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày được đặc trưng bởi sự tăng trưởng của tế bào ung thư trong niêm mạc dạ dày. Loại ung thư này rất khó chẩn đoán bởi vì hầu hết mọi người thường không có triệu chứng trong giai đoạn đầu. Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ giúp bạn hiểu rõ thêm về căn bệnh nguy hiểm này.

Những điều cần biết về ung thư dạ dày

Theo Viện Ung thư Quốc gia Mỹ ước tính rằng căn bệnh ung thư dạ dày chỉ chiếm 1,5 % các trường hợp ung thư mới ở Hoa Kỳ. Tuy không thường gặp như các loại ung thư khác nhưng ung thư dạ dày thường chỉ được chẩn đoán và điều trị khi nó di căn sang các cơ quan khác bởi giai đoạn đầu nó thường không gây ra bất kì triệu chứng nào.

Nguyên nhân

Dạ dày là một phần của ống tiêu hóa, có chức năng tiêu hóa thức ăn và chuyển chúng xuống ruột non và ruột già.

Ung thư dạ dày xảy ra khi các tế bào ở niêm mạc dạ dày phát triển mất kiểm soát, trở thành ác tính và tạo ra khối u. Quá trình này diễn ra từ từ trong nhiều năm.

Yếu tố nguy cơ

  • Ung thư dạ dày có liên quan trực tiếp đến những khối u ở dạ dày. Tuy nhiên có một vài yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng phát triển các tế bào ác tính. Những yếu tố nguy cơ này bao gồm một số bệnh lí như:
    • U lympho (một loại ung thư máu)
    • Nhiễm khuẩn H. pylori (nhiễm trùng thường gặp dẫn đến viêm loét dạ dày)
       
  • Những khối u ở phần khác của hệ thống tiêu hóa
  • Polyp dạ dày (những mô có cuống phát triển trên niêm mạc dạ dày)

Ung thư dạ dày cũng thường gặp ở các đối tượng:

  • Người cao tuổi (50 tuổi trở lên)
  • Nam giới
  • Những người hút thuốc lá
  • Có tiền sử gia đình bị ung thư dạ dày
  • Người châu Á (đặc biệt là Hàn Quốc và Nhật Bản), người Nam Mỹ, Belarus

Những yếu tố thuộc về lối sống cũng làm tăng khả năng ung thư dạ dày:

  • Ăn nhiều muối hoặc các thực phẩm chế biến sẵn
  • Ăn quá nhiều thịt
  • Tiền sử nghiện rượu
  • Không tập thể dục
  • Bảo quản và chế biến thức ăn không hợp lí

Bạn nên cân nhắc làm các xét nghiệm sàng lọc nếu bạn có các yếu tố nguy cơ của ung thư dạ dày. Các xét nghiệm sàng lọc có thể được thực hiện ở các đối tượng có nguy cơ cao mà chưa biểu hiện triệu chứng.

Triệu chứng

Theo Viện Ung thư Quốc gia Mỹ, không có các triệu chứng hoặc dấu hiệu điển hình ở giai đoạn sớm của ung thư dạ dày. Điều đó có nghĩa là bạn thường không có bất kì biểu hiện nào cho đến khi ung thư ở giai đoạn tiến triển.

Ở giai đoạn tiến triển, các triệu chứng thường gặp bao gồm:

  • Nôn, buồn nôn
  • Thường xuyên bị ợ nóng
  • Chán ăn (thường kèm theo sụt cân đột ngột)
  • Đầy bụng kéo dài
  • Nhanh no mặc dù chỉ ăn một lượng thức ăn rất nhỏ
  • Đại tiện ra máu
  • Vàng da, vàng mắt
  • Mệt mỏi nhiều
  • Đau bụng (tăng lên sau bữa ăn)

Chẩn đoán

Bởi vì ung thư dạ dày hiếm khi có các triệu chứng ở giai đoạn sớm nên bệnh thường khó chẩn đoán cho đến tận khi nó tiến triển. Để chẩn đoán, các bác sĩ sẽ thăm khám lâm sàng để tìm ra bất kì dấu hiệu bất thường nào và làm xét nghiệm máu, tìm sự có mặt của vi khuẩn H.pylori.

Nếu bác sĩ nghi ngờ bạn bị ung thư dạ dày, họ có thể sẽ làm một số xét nghiệm khác như:

  • Nội soi dạ dày thực quản
  • Sinh thiết khối u qua nội soi
  • Chẩn đoán hình ảnh: chụp Xquang, chụp cắt lớp vi tính

Điều trị

Việc điều trị có thể sử dụng một hoặc nhiều phương pháp như:

  • Xạ trị
  • Hóa trị
  • Phẫu thuật
  • Liệu pháp miễn dịch

Phương pháp điều trị sẽ tùy thuộc vào giai đoạn ung thư, tuổi và sức khỏe tổng thể của bạn.

Mục đích của điều trị là ngăn chặn sự lây lan của các tế bào ung thư tới:

  • Phổi
  • Hạch bạch huyết
  • Xương
  • Gan

Phòng bệnh

Bản thân ung thư dạ dày là không thể phòng ngừa. Nhưng bạn có thể làm giảm các các yếu tố nguy cơ phát triển ung thư, bằng cách:

  • Duy trì cân nặng hợp lí
  • Chế độ ăn uống cân bằng, ít chất béo
     
  • Bỏ thuốc lá
  • Tập thể dục đều đặn

Ở một vài trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định các thuốc điều trị bệnh khác để làm giảm nguy cơ ung thư dạ dày.

Bạn cũng có thể cân nhắc đến bác sĩ để sàng lọc sớm ung thư qua:

  • Thăm khám lâm sàng
  • Xét nghiệm máu và nước tiểu
  • Chẩn đoán hình ảnh: Xquang hoặc cắt lớp vi tính
  • Xét nghiệm gen

Tiên lượng

Bệnh có tiên lượng tốt nếu bạn được chẩn đoán ở giai đoạn sớm. Theo Viện Ung thư Quốc gia Mỹ, khoảng 29% những bệnh nhân bị ung thư dạ dày sống thêm 5 năm sau khi được chẩn đoán. Và đa số những bệnh nhân này được chẩn đoán khi ung thư chưa di căn.

Khi ung thư được phát hiện ở giai đoạn tiến triển, việc điều trị sẽ trở nên khó khăn hơn.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Các liệu pháp điều trị bệnh cúm dạ dày tại nhà

Bình luận
Tin mới
  • 28/03/2024

    Vì sao bạn nên tẩy lớp trang điểm trước khi tập thể dục?

    Việc trang điểm nhẹ nhàng trước khi đến phòng tập thể dục có thể giúp chị em phụ nữ tự tin hơn. Nhưng theo một nghiên cứu mới được đăng trên Journal of Cosmetic Dermatology, việc này có thể có thể làm giảm lượng dầu trên da, gây khô da.

  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

  • 28/03/2024

    Thực phẩm, đồ uống nên hạn chế khi đang bị nghẹt mũi

    Dấu hiệu nghẹt mũi thường gặp khi bạn bị cảm cúm, viêm mũi dị ứng hoặc viêm đường hô hấp. Một số thực phẩm, đồ uống có thể khiến triệu chứng này trầm trọng hơn, cản trở việc hít thở của bạn.

  • 28/03/2024

    Chấn thương sọ não có hồi phục được không?

    Chấn thương sọ não luôn được coi là một trong những thương tổn nghiêm trọng nhất có thể xảy ra với con người. Tuy nhiên, với những tiến bộ mới trong lĩnh vực y tế và phục hồi chức năng, ngày càng có nhiều hy vọng để người bệnh chấn thương sọ não có thể phục hồi và hồi phục các chức năng quan trọng.

  • 27/03/2024

    Những triệu chứng và biến chứng điển hình của bệnh sởi

    Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng do virus sởi gây ra, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Nhận biết sớm các dấu hiệu và triệu chứng như sốt cao, ho, chảy nước mũi và phát ban da đặc trưng là rất quan trọng để điều trị kịp thời. Hiểu rõ các triệu chứng sởi còn giúp phòng ngừa sự lây lan của căn bệnh này.

  • 27/03/2024

    5 loại thảo mộc giúp tăng cường sức khoẻ hô hấp

    Khi gặp các vấn đề hô hấp, nhiều người có xu hướng tìm các giải pháp từ thiên nhiên để giảm nhanh các triệu chứng khó chịu cũng như tăng cường sức khoẻ đường thở. Dưới đây là 5 loại thảo mộc bạn có thể thử áp dụng.

  • 27/03/2024

    Biện pháp cải thiện triệu chứng viêm họng

    Viêm họng là vấn đề hô hấp có thể xảy ra quanh năm, nhất là trong thời tiết giao mùa do virus, vi khuẩn tấn công đường thở. Cần làm gì để cải thiện triệu chứng viêm họng hiệu quả?

Xem thêm