Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Các liệu pháp điều trị bệnh cúm dạ dày tại nhà

Viêm dạ dày-ruột do virus hay cúm dạ dày là một bệnh nhiễm trùng đường ruột với các triệu chứng như tiêu chảy, đau bụng và nôn mửa.

Nhiều loại virus có thể gây nên bệnh cúm dạ dày. Bệnh cúm dạ dày lây qua đường tiếp xúc trực tiếp với người bị nhiễm bệnh hay do sử dụng thực phẩm hoặc nguồn nước bị nhiễm. Mặc dù gây khá nhiều phiền toái, nhưng phần lớn những người mắc bệnh này đều có thể hồi phục trong vòng vài ngày mà không có biến chứng gì nguy hiểm.

Hiện chưa có biện pháp điều trị đặc hiệu đối với cúm dạ dày, việc điều trị chủ yếu là làm giảm triệu chứng khó chịu cho người bệnh.

Các triệu chứng của bệnh cúm dạ dày

Mặc dù có tên là cúm dạ dày nhưng căn bệnh này không hề giống với bệnh cúm. Cúm là căn bệnh có ảnh hưởng đến hệ hô hấp bao gồm mũi, họng và phổi; trong khi cúm dạ dày lại tấn công dạ dày và đường ruột. Các triệu chứng có thể bao gồm:

  • Tiêu chảy không có máu
  • Đau bụng
  • Buồn nôn và nôn mửa
  • Thỉnh thoảng có đau cơ hay đau đầu
  • Sốt nhẹ

Trong hầu hết các trường hợp, các triệu chứng đều xuất hiện trong vòng 1-3 ngày và có biểu hiện từ nhẹ đến nghiêm trọng. Trong những trường hợp nặng có thể kéo dài đến 10 ngày. Người bệnh thường khởi phát những triệu chứng trong vòng 12-48 giờ sau khi tiếp xúc với virus. 

Các liệu pháp điều trị tại nhà đối với cúm dạ dày

Kháng sinh không có tác dụng điều trị đối với cúm dạ dày vì đây là bệnh do virus gây ra. Do vậy, việc điều trị giảm nhẹ các triệu chứng bằng các liệu pháp tại nhà thường có hiệu quả, giúp người bệnh dễ chịu hơn. Dưới đây là các việc bạn có thể làm:

1. Cung cấp đủ nước

Những bệnh nhân bị cúm dạ dày thường có cảm giác không muốn ăn, thậm chí cả uống và có thể dẫn đến suy kiệt do thiếu nước. Cơ thể cũng đồng thời mất một lượng lớn dịch do tiêu chảy, nôn mửa và vã mồ hôi.

Do vậy, điều quan trọng ở đây là cần phải duy trì đủ lượng dịch lỏng trong cơ thể để giúp ngăn ngừa mất nước. Hãy cho bệnh nhân uống nhiều nước như: dung dịch Oresal, nước canh, cháo hay súp, các đồ uống không chứa caffein và nước trái cây.  Nên uống từng ngụm nhỏ để chất lỏng được hấp thu vào cơ thể từ từ.

2. Gừng và bạc hà

Gừng giúp giảm viêm và có thể hỗ trợ tiêu hóa bằng cách giảm tiêu chảy và buồn nôn. Gường cũng rất có hiệu quả giảm đau bụng và đầy bụng. Loại gia vị này cũng đồng thời là một thực phẩm kháng virus tự nhiên.

Cách đơn giản nhất khi bị cúm dạ dày là hãy pha 1 cốc trà gừng bằng cách: cho 1 thìa cà phê bột gừng hay ½ thìa cà phê củ gừng tươi cắt lát vào một chén nước; đun sôi hoặc ngâm trong nước sôi 5 - 10 phút; uống 2-3 lần/ngày. Hoặc sử dụng gừng làm gia vị trong các món ăn. Ngoài ra, những người bị cúm dạ dày cũng có thể sử dụng viên nang chiết xuất gừng, uống nước gừng hay nhai một miếng gừng.

Bạc hà có thể giúp giảm tình trạng rối loạn tiêu hóa và đầy hơi, chướng bụng, do vậy cũng có hiệu quả đối với cơn đau dạ dày khi dùng dưới dạng trà bạc hà.

Để chuẩn bị trà bạc hà, cho một vài lá bạc hà vào nước và đun sôi, lọc lấy nước và thêm một chút mật ong, khuấy đều. Những người bị cúm dạ dày nên uống trà bạc hà thường xuyên, 2 lần/ngày để giúp cải thiện triệu chứng.

3. Quế

Quế là loại thảo mộc tự nhiên thường được sử dụng để kháng viêm và kháng virus vì giúp cải thiện tiêu hóa cũng như đối phó với chứng nhiễm trùng. Hơn thế nữa, quế còn giúp giảm tình trạng buồn nôn và nôn.

Vị ấm tự nhiên của quế có thể giúp làm ấm cơ thể khi bị lạnh và giảm đau. Thêm một thìa cà phê bột quế và 1 chút mật ong vào một cốc nước sôi, để nguội rồi uống. Uống liên tục trà quế 2 lần/ngày trong ít nhất 2 ngày có thể giúp đẩy lùi các triệu chứng cúm dạ dày. 

4. Hoa cúc La Mã

Hoa cúc La Mã là một thảo mộc có thể được sử dụng để giảm nhẹ các triệu chứng trong bệnh viêm dạ dày - ruột do đặc tính giãn cơ và kháng viêm. Cúc La Mã có thể giúp giảm tiêu chảy, đau bụng, đầy hơi, chướng bụng và buồn nôn.

Cách chuẩn bị trà hoa cúc: cho 2-3 thìa cà phê cúc La Mã khô vào 1 cốc nước nóng, đậy lại và hãm khoảng 10-15 phút, lọc và thêm một ít nước cốt chanh và mật ong để tạo vị. Uống trà hoa cúc La Mã 3-4 lần/ngày trong khoảng 2-3 ngày.

Bên cạnh đó, trà hương thảo và trà thì là cũng có đặc tính chống viêm và hỗ trợ tiêu hóa, nên cũng có thể hỗ trợ trong bệnh cúm dạ dày.

5. Chanh

Chanh là một loại thảo mộc đa tác dụng, từ thanh lọc cơ thể, cho tới trị cảm lạnh và giảm các triệu chứng của cúm dạ dày. Do có chứa acid nên chanh là một liệu pháp điều trị tại nhà hiệu quả đối với bệnh viêm dạ dày - ruột. Chanh cũng chứa một hàm lượng cao vitamin C với đặc tính kháng khuẩn, giúp tăng cường miễn dịch của cơ thể.

Để sử dụng chanh làm giảm các triệu chúng của cúm dạ dày, hãy pha một cốc nước chanh bằng cách trộn 1-2 thìa cà phê nước cốt chanh vào một cốc nước. Uống hỗn hợp này 30 phút trước bữa ăn và tiếp tục uống cho tới khi các triệu chứng thuyên giảm và hết.

Các biện pháp điều trị bổ sung

Khi bị viêm dạ dày - ruột do virus cần tránh những thực phẩm sau:

  • Các sản phẩm từ bơ sữa
  • Caffeine
  • Rượu
  • Đồ ăn nhiều chất béo hay nhiều gia vị
  • Nicotine

Những người mắc phải căn bệnh này cũng nên quay trở lại ăn uống bình thường một cách từ từ. Bánh mỳ nướng, bánh quy dòn và chuối là những thực phẩm có thể được sử dụng khi mắc bệnh dạ dày-ruột.

Ngoài ra, việc rửa sạch rau và hoa quả và nấu chín kỹ hải sản trước khi ăn cũng rất quan trọng. Người có các triệu chứng nghi ngờ cúm dạ dày cũng không nên nấu nướng do có thể làm lây nhiễm virus vào thực phẩm.

Norovirus là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh cúm dạ dày-ruột. Theo Trung tâm phòng chống và kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), tại Hoa Kỳ, mỗi năm, norovirus có thể gây ra 19 đến 21 triệu ca bệnh, trong đó có tới 56.000 - 71.000 trường hợp phải nhập viện và 570-800 ca tử vong. Rửa tay thường xuyên đúng cách và thực hành các thói quen vệ sinh có thể giúp phòng lây lan bệnh do norovirus.

Một số loại thuốc như ibuprofen có thể gây rối loạn tiêu hóa và khiến bệnh trầm trọng hơn. Do vậy, khi cần chỉ nên sử dụng paracetamol để giảm đau, hạ sốt.

Việc nghỉ ngơi đầy đủ cũng rất quan trọng bởi người bị mắc căn bệnh này thường cảm thấy rất mệt mỏi, suy nhược.

Khi nào cần đi khám bác sỹ?

Nên đi khám bác sỹ ngay nếu người mắc bệnh cúm dạ dày có những biểu hiện sau đây:

  • Bị mất nước: da khô, mắt trũng hoặc mệt mỏi, lờ đờ
  • Tiêu chảy quá nhiều
  • Có máu trong phân
  • Sốt cao trên 39 độ C
  • Bệnh có xu hướng nặng lên sau 3 - 5 ngày 

Một số nhiễm trùng do vi khuẩn có thể gây ra các triệu chứng tương tự như cúm dạ dày.  Do vậy, bác sỹ sẽ chuẩn đoán phân biệt để có phương pháps điều trị thích hợp.

Ngoài ra, nếu các liệu pháp điều trị tại nhà không giúp giảm nhẹ triệu chứng, bác sỹ có thể áp dụng những liệu pháp can thiệp chuyên sâu hơn,  giúp bệnh nhân đỡ mệt mỏi và hồi phục nhanh hơn.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Cảnh giác với chứng trào ngược dạ dày – thực quản ở trẻ em

Ths.Bs.Trần Thu Nguyệt - Viện Y học ứng dụng Việt Nam
Bình luận
Tin mới
  • 11/07/2025

    Những dấu hiệu của tình yêu thái quá và cách xử lý

    Việc ai đó thể hiện tình cảm với bạn có thể khiến bạn cảm thấy vui vẻ và phấn khích khi bạn đang trong giai đoạn đầu của một mối quan hệ mới. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải phân biệt sự mới lạ của một mối quan hệ mới với các hành vi thái quá.

  • 10/07/2025

    Vận động cùng con - giải pháp gắn kết tình cảm gia đình

    Trong cuộc sống hiện đại, khi thời gian dành cho gia đình ngày càng bị thu hẹp bởi công việc và các thiết bị điện tử, việc tìm kiếm một hoạt động vừa tốt cho sức khỏe vừa giúp gắn kết tình cảm cha con trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.

  • 10/07/2025

    Cách phòng tránh và xử trí khi trẻ bị cháy nắng

    Những ngày hè đầy nắng là thời điểm lý tưởng để đưa trẻ ra ngoài chơi, đi biển, cắm trại, picnic,... Tuy nhiên, dành quá nhiều thời gian dưới ánh nắng mặt trời có thể khiến trẻ dễ bị cháy nắng. Cháy nắng nặng không chỉ gây khó chịu mà còn có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe về da cho trẻ. Cùng đọc bài viết sau đây để biết cách phòng tránh và xử trí khi trẻ bị cháy nắng.

  • 09/07/2025

    Đau đầu do thời tiết nóng bức: Nguy cơ tiềm ẩn và giải pháp phòng ngừa hiệu quả

    Mùa hè mang theo những ngày nắng kéo dài, không khí oi bức và nền nhiệt độ cao, tạo nên nhiều thách thức đối với sức khỏe con người. Một trong những ảnh hưởng phổ biến nhưng ít được chú ý là tình trạng đau đầu do nóng.

  • 08/07/2025

    Các nguồn cung cấp chất béo cho cơ thể

    Chất béo là một trong ba nhóm dưỡng chất thiết yếu, cùng với carbohydrate và protein, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể con người.

  • 08/07/2025

    Đột quỵ nhiệt: Nguy hiểm tiềm ẩn trong mùa nắng nóng

    Mùa hè đến, cái nắng gay gắt không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn tiềm ẩn những mối nguy hiểm khôn lường đối với sức khỏe, trong đó đột quỵ nhiệt là một trong những tình trạng đáng lo ngại nhất.

  • 08/07/2025

    Loại cá nhỏ bé có nhiều lợi ích với sức khỏe

    Cá cơm là một nguồn dinh dưỡng ấn tượng, mang lại những lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên.

  • 08/07/2025

    Kháng sinh và những điều cần biết cho người trưởng thành

    Kháng sinh (hay thuốc kháng sinh) đóng vai trò then chốt trong y học hiện đại, giúp điều trị hiệu quả các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn.

Xem thêm