Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Đặt lại đồng hồ sinh hoạt cá nhân

Mỗi người trong chúng ta đều có một thời gian biểu cá nhân dành cho giấc ngủ phù hợp với nhịp sinh học của bản thân, đó là hoạt động sinh học được kiểm soát bởi nhiệt độ cơ thể, chu kỳ giấc ngủ, sự bài tiết hoocmon, và những yếu tố bên ngoài như ánh sáng và bóng tối.

Đặt lại đồng hồ sinh hoạt cá nhân

Những người bị rối loạn giấc ngủ thường gặp vấn đề trong việc thức dậy vào buổi sáng và đi ngủ đúng giờ. Đồng hồ sinh học của cơ thể có thể cài đặt lại, tuy nhiên phải cần đến sự giúp đỡ của một vài biện pháp cho giấc ngủ.

Ai trong số chúng ta mà chẳng biết ít nhất “một con cú đêm”, những người thường thức đến 1, 2 giờ sáng, để rồi đánh vật với việc ra khỏi giường vào mỗi buổi sáng sao cho kịp giờ đi học hay đi làm. Đối với những người bên ngoài, họ dường như thật vô kỷ luật và lười biếng, nhưng trong thực tế có thể đơn giản là họ đang phải chịu tác động do gen của họ gây nên.

Mỗi người trong chúng ta đều có một thời gian biểu cá nhân dành cho giấc ngủ phù hợp với nhịp sinh học của bản thân, đó là hoạt động sinh học được kiểm soát bởi nhiệt độ cơ thể, chu kỳ giấc ngủ, sự bài tiết hoocmon, và những yếu tố bên ngoài như ánh sáng và bóng tối. Đồng hồ sinh học của chúng ta thuộc một phần của bộ nào được gọi là suprachiasmatic nucleus (SCN) - là một nhóm tế bào nằm trực tiếp trên giao thoa thị giác, ở vùng dưới đồi.

Đồng hồ sinh học, “chủ nhân” trong SCN nhận thông tin về ánh sáng từ võng mạc của mắt, và gửi thông tin đó tới một số phần của bộ não, trong đó có tuyến tùng, chịu trách nhiệm sản xuất melatonin. Ánh sáng sẽ ngăn cản việc sản xuất melatonin, hoocmon liên quan trực tiếp tới quá trình bắt đầu của giấc ngủ.

Các kiểu rối loạn giấc ngủ

Với một số người, mặc dù thể chất và môi trường đều ổn định nhưng đồng hồ sinh học của họ lại không bình thường. Có khoảng 1% những người trưởng thành có rối loạn giấc ngủ tiên tiến - họ đi ngủ sớm, trong khoảng từ 6 giờ chiều đến 9 giờ tối, và thức dậy sớm, từ 1 đến 5 giờ sáng. Tuy bất tiện nhưng nhiều người vẫn có thể hoạt động tốt trong xã hội.

Những người khác lại không được may mắn như vậy. Ước tính có đến 15% thanh thiếu niên và người trưởng thành gặp phải vấn đề đối lập với hội chứng rối loạn giấc ngủ tiên tiến – rối loạn giấc ngủ bị trì hoãn.

Rối loạn giấc ngủ bị trì hoãn là một rối loạn sinh học liên quan tới việc không ngủ được trong khoảng thời gian mong muốn của cá nhân (thường thì họ chỉ có thể ngủ sau đó vài giờ) và không thể thức giấc vào thời gian mong muốn. Do những nhiệm vụ ban ngày của cá nhân, một người mắc hội chứng rối loạn giấc ngủ bị trì hoãn có thể phải thức dậy sớm hơn và chống lại xu hướng tự nhiên của họ. Điều này có thể dẫn đến tình trạng thiếu ngủ trầm trọng, căng thẳng tâm lý gia tăng (gẫn 50% số người mắc hội chứng rối loạn giấc ngủ bị trì hoãn cũng bị trầm cảm) và thậm chí cả béo phì. Một số nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng đồng hồ sinh học của bạn cũng có thể ảnh hưởng đến nguy cơ mắc Alzhimer và tâm thần phân liệt – không kể đến thực tế nó có thể gây buồn ngủ vào ban ngày, làm tăng nguy cơ tai nạn giao thông và tai nạn lao động.

10 mẹogiúp bạn cài đặt lại đồng hồ sinh học:

  1. Đi khám bác sĩ: hãy đến gặp bác sĩ nếu thời gian biểu cho giấc ngủ của bạn ảnh hưởng tới công việc và các hoạt động khác.
  2. Điều chỉnh giờ đi ngủ: hãy thử giảm dần giờ đi ngủ cho tới khi bạn đạt được giờ mong muốn (thường thì bạn sẽ cần sự giúp đỡ từ một bác sĩ).
  3. Đừng ngủ trưa: ngay cả khi bạn cảm thấy mệt mỏi, ngủ trưa sẽ khiến bạn khó đi vào giấc ngủ hơn vào buổi tối.
  4. Đừng ngủ nướng: thức dậy vào cùng một thời điểm hàng ngày rất quan trọng để duy trì một thời gian biểu cho giấc ngủ.
  5. Nghiêm khắc với thời gian biểu cho giấc ngủ: một khi bạn đã có thời điểm đi ngủ thích hợp, không được cho phép bản thân thực hiện sai. Dù chỉ một đêm thức khuya cũng có thể phá hỏng sự tiến bộ của bạn.
  6. Thử với liệu pháp ánh sáng: hãy xem xét “liệu pháp ánh sáng” – tắm nắng buổi sáng. Việc này cần được thực hiện dưới sự hướng dẫn của bác sĩ, về cường độ, thời điểm, thời gian, khoảng cách tới nguồn sáng, tất cả đều cần thật cụ thể.
  7. Tránh ánh sáng vào ban đêm: việc tiếp xúc với ánh sáng vào ban đêm làm đồng hồ sinh học của bạn bị chậm hơn. Khi có thể, hãy tránh tiếp xúc ánh sáng gần với thời gian đi ngủ và giữ cho không gian xung quanh trong bóng tối.
  8. Thử dùng thuốc melatonin (thuốc điều chỉnh chu kỳ thức – ngủ) dưới sự giám sát của chuyên gia sức khỏe: đây là một liệu pháp có thể giúp bạn, nhưng nó cũng có một số tác dụng phụ với một số người, cũng như chống chỉ định với một số loại thuốc khác bao gồm cả thuốc kê đơn và không kê đơn, vì vậy hãy tuân thủ những chỉ dẫn của bác sĩ trong giải pháp này.
  9. Tránh ăn uống và tập thể dục quá gần với giờ đi ngủ: hãy cũng kiểm soát cả caffeine và nicotin, chúng đều là những chất kích thích.
  10. Điều chỉnh tâm trạng: cuối cùng, hãy tạo ra một thói quen nghỉ ngơi thư giãn, chẳng hạn như một bồn tắm nước ấm và âm nhạc thư giãn. Hãy chắc chắn rằng giường ngủ thoải mái, phòng đủ tối và nhiệt độ trong phòng không quá ấm.

Thay đổi thởi gian biểu đi ngủ là không dễ dàng khi bạn mắc rối loạn giấc ngủ bị trì hoãn, nhưng với kỷ luật phù hợp điều đó hoàn toàn có thể thực hiện được.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 3 cách để lắng nghe chiếc đồng hồ sinh học của cơ thể

CTV Phạm Dung - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Everydayhealth
Bình luận
Tin mới
  • 25/04/2024

    10 mẹo để loại bỏ nếp nhăn biểu cảm

    Nếp nhăn biểu cảm là những đường nhăn trên khuôn mặt xuất hiện khi chúng ta cử động cơ mặt. Chúng thường xuất hiện ở những vùng da mỏng manh như trán, giữa hai lông mày và xung quanh mắt và miệng.

  • 25/04/2024

    Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt protein

    Protein là một chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe. Khi cơ thể thiếu hụt protein sẽ xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo..

  • 25/04/2024

    Dùng thuốc an toàn khi đang cho con bú

    Nếu bạn đang cho con bú sữa mẹ, bạn đang cho con bạn một khởi đầu khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu cần dùng thuốc, bạn có thể thắc mắc về việc thuốc có thể ảnh hưởng đến sữa mẹ như thế nào. Bài viết dưới đây là những gì bạn cần biết.

  • 25/04/2024

    Cẩn trọng với thói quen bóc da môi

    Bóc da môi là một thói quen không lành mạnh phổ biến ở nhiều người. Dù là vô tình hay hữu ý, nó có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự khỏe đẹp của đôi môi.

  • 25/04/2024

    Tập thể dục khi mang thai

    Duy trì thói quen tập thể dục thường xuyên trong suốt thai kỳ có thể giúp bạn khỏe mạnh và cảm thấy tốt nhất. Tập thể dục cũng có thể cải thiện tư thế của bạn và giảm một số khó chịu thường gặp như đau lưng và mệt mỏi. Một số bằng chứng cho thấy tập thể dục có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ (bệnh tiểu đường phát triển trong thai kỳ), giảm căng thẳng và tăng cường sức chịu đựng cần thiết cho quá trình chuyển dạ và sinh nở.

  • 24/04/2024

    Ngủ không quá 5 giờ mỗi đêm khiến da chảy xệ và nhiều nếp nhăn gấp đôi

    Thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây lão hoá da. Nghiên cứu cho thấy người ngủ không đủ giấc làm tăng gấp đôi nếp nhăn và sự chảy xệ da so với người có giấc ngủ chất lượng.

  • 24/04/2024

    Mẹo chăm sóc da dầu mùa Hè

    Nhiệt độ cao kết hợp với ánh nắng khiến tuyến bã nhờn trên da hoạt động mạnh mẽ, da đổ nhiều dầu và dễ nổi mụn. Một vài mẹo chăm sóc da dưới đây giúp bạn kiểm soát dầu nhờn trên da.

  • 24/04/2024

    Nỗi lo an toàn thực phẩm mùa nắng nóng

    Thời tiết nắng nóng càng làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Cùng với sự quản lý của cơ quan chức năng, người dân cần nâng cao ý thức trách nhiệm, bởi nếu xuê xoa với bất kỳ vi phạm an toàn thực phẩm dù là nhỏ cũng gây hậu quả khôn lường.

Xem thêm