Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

8 vấn đề ảnh hưởng đến giấc ngủ của bà mẹ mang thai

Mang thai là khoảng thời gian hạnh phúc nhưng cũng rất căng thẳng. Nhiều phụ nữ sắp làm mẹ không hề chuẩn bị cho những ảnh hưởng tiêu cực của thai kỳ tới giấc ngủ.

8 vấn đề làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của bà mẹ mang thai

Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu xem vì sao phụ nữ mang thai trằn trọc cả đêm và gợi ý một số giải pháp để có một giấc ngủ ngon.

1. Đi tiểu nhiều lần

Trong 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối thai kỳ, phụ nữ mang thai thường đi tiểu nhiều hơn. Nguyên nhân do nhiều yếu tố, trong đó có lượng progesterone giảm và tử cung chèn ép bàng quang.

Giải pháp: Tránh uống nước 2 giờ và đi tiểu hết trước khi đi ngủ.

Tránh uống nước trước 2 giờ để ngủ ngon hơn. Ảnh minh họa

2. Buồn nôn

Buồn nôn hay còn gọi là ốm nghén, là tình trạng thường xảy ra trong ba tháng đầu thai kỳ. Mặc dù là ốm nghén thường xảy ra vào ban ngày nhưng đôi khi lại xảy ra vào buổi tối hoặc giờ đi ngủ.

Giải pháp: Đặt bánh cạnh giường để khi đói bà bầu có thể lấy bánh ăn ngay, tránh để bụng đói. Bạn cũng có thể uống trà gừng để làm giảm cơn buồn nôn.

3. Đau lưng

Thường thì đau lưng xảy ra vào cuối tháng thứ sáu và cuối tháng thứ chín. Bé lớn lên và hormone relaxin sản sinh trong quá trình mang thai kết hợp với nhau làm suy yếu dây chằng.

Giải pháp: Đặt gối cho bà bầu giữa chân để đỡ lưng, và ngủ quay về phía bên trái. Ngủ về phía bên trái làm giảm sự lưu thông máu và oxy tới tử cung và em bé. Thêm vào đó, phụ nữ mang thai nên luyện tập có thể khiến lưng khỏe mạnh hơn, như bài tập duỗi chân và xoay xương chậu.

Mẹ bầu nên nằm về phía bên trái khi ngủ. Ảnh minh họa

4. Hội chứng chân không nghỉ

Hội chứng chân không nghỉ xảy ra với khoảng 20% phụ nữ mang thai và thường ở ba tháng cuối thai kỳ, là nguyên nhân chính gây mất ngủ thai kỳ.

Giải pháp: Hãy bổ sung đủ folate và sắt. Luyện tập hằng ngày như đi bộ hay co duỗi cũng rất có lợi. Tránh dùng cafein, nicotine và rượu bia. Cuối cùng, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ sản khoa về loại thuốc bạn có thể dùng vì một số loại thuốc có thể khiến hội chứng này xấu hơn.

Luyện tập hằng ngày giúp làm giảm hội chứng chân không nghỉ. Ảnh minh họa

5. Mất ngủ

Trong khảo sát của một số nghiên cứu tại Mỹ năm 2014, 79% phụ nữ được cho là mắc chứng mất ngủ trong giai đoạn mang thai.

Giải pháp: Tạo thói quen đi ngủ từ từ và ổn định giờ giấc ngủ. Tìm hiểu một số mẹo thư giãn như giãn cơ, thở bằng cơ bụng qua những hình ảnh hướng dẫn. Nhưng trên hết, hãy rèn luyện thói quen ngủ nghỉ lành mạnh, tức là không dùng caffein sau bữa trưa, không dùng máy tính, điện thoại hoặc tivi trước khi đi ngủ. Nếu bạn vẫn khó ngủ, hãy nói chuyện với chuyên gia chăm sóc sức khỏe. Chứng mất ngủ nếu không được điều trị, đặc biệt trong ba tháng cuối thai kỳ có thể dẫn tới trầm cảm sau sinh.

6. Chứng ngưng thở lúc ngủ

Chứng ngưng thở lúc ngủ là nguyên nhân chính dẫn tới tăng huyết áp thai kỳ và tiểu đường thai kỳ. Nếu bạn nằm trong số 40% phụ nữ ngáy trong khi mang thai, có thể bạn sẽ không chỉ ngáy thôi đâu, mà còn có thể ngưng thở lúc ngủ.

Giải pháp: Nói chuyện với bác sĩ để khám chứng bệnh này để có thể tìm ra giải pháp phù hợp nhất

7. Chuột rút ở chân

Ước tính có 1/3 phụ nữ mang thai bị chuột rút dữ dội ảnh hưởng tới giấc ngủ. Nguyên nhân có thể do thiếu canxi và magie trong thai kỳ. Em bé trong bụng mẹ cần rất nhiều canxi.

Giải pháp: Tham khảo lượng canxi và magie cần thiết từ bác sĩ. Phụ nữ mang thai có thể cần bổ sung canxi hoặc vitamin D3. Magie có nhiều trong hạnh nhân, hạt điều, các loại đậu, và các sản phẩm từ sữa.

Chuột rút có thể do mẹ bầu thiếu canxi và mage. Ảnh minh họa

8. Tắc mũi (viêm mũi thai kỳ)

Tắc mũi và hiện tượng phổ biến trong thai kỳ, cũng là nguyên nhân chính gây nên khó ngủ. Tắc mũi là do sự kết hợp của dịch nhầy tăng (do nồng độ estrogen gây nên) cũng như lượng máu cao khi mang thai.

Giải pháp: Nâng cao phần đầu giường hoặc dùng gối để nâng đầu. Tránh sử dụng cafein, và thực phẩm cay vì là những chất có thể khiến phụ nữ mang thai bị tắc mũi nghiêm trọng hơn. Dùng hơi nước nóng từ vòi hoa sen trước khi ngủ, hoặc nhỏ nước muối cũng có thể giảm nhẹ tình trạng tắc mũi. 

Thông tin thêm trong bài viết: Những quy tắc vàng để có giấc ngủ ngon khi mang thai

Bình luận
Tin mới
  • 29/03/2024

    Tác dụng phụ có thể xảy ra sau mổ đẻ

    Mổ đẻ là phẫu thuật lấy thai ra ngoài qua đường cắt ở vùng bụng và tử cung, được thực hiện khi sinh thường qua âm đạo có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ hoặc thai nhi. Mặc dù sinh mổ ngày nay đã an toàn hơn nhờ sự tiến bộ của y học, phương pháp này vẫn tiềm ẩn một số rủi ro và tác dụng phụ đối với cả người mẹ và trẻ sơ sinh.

  • 28/03/2024

    Vì sao bạn nên tẩy lớp trang điểm trước khi tập thể dục?

    Việc trang điểm nhẹ nhàng trước khi đến phòng tập thể dục có thể giúp chị em phụ nữ tự tin hơn. Nhưng theo một nghiên cứu mới được đăng trên Journal of Cosmetic Dermatology, việc này có thể có thể làm giảm lượng dầu trên da, gây khô da.

  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

  • 28/03/2024

    Thực phẩm, đồ uống nên hạn chế khi đang bị nghẹt mũi

    Dấu hiệu nghẹt mũi thường gặp khi bạn bị cảm cúm, viêm mũi dị ứng hoặc viêm đường hô hấp. Một số thực phẩm, đồ uống có thể khiến triệu chứng này trầm trọng hơn, cản trở việc hít thở của bạn.

  • 28/03/2024

    Chấn thương sọ não có hồi phục được không?

    Chấn thương sọ não luôn được coi là một trong những thương tổn nghiêm trọng nhất có thể xảy ra với con người. Tuy nhiên, với những tiến bộ mới trong lĩnh vực y tế và phục hồi chức năng, ngày càng có nhiều hy vọng để người bệnh chấn thương sọ não có thể phục hồi và hồi phục các chức năng quan trọng.

  • 27/03/2024

    Những triệu chứng và biến chứng điển hình của bệnh sởi

    Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng do virus sởi gây ra, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Nhận biết sớm các dấu hiệu và triệu chứng như sốt cao, ho, chảy nước mũi và phát ban da đặc trưng là rất quan trọng để điều trị kịp thời. Hiểu rõ các triệu chứng sởi còn giúp phòng ngừa sự lây lan của căn bệnh này.

  • 27/03/2024

    5 loại thảo mộc giúp tăng cường sức khoẻ hô hấp

    Khi gặp các vấn đề hô hấp, nhiều người có xu hướng tìm các giải pháp từ thiên nhiên để giảm nhanh các triệu chứng khó chịu cũng như tăng cường sức khoẻ đường thở. Dưới đây là 5 loại thảo mộc bạn có thể thử áp dụng.

Xem thêm