Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Loét trợt giác mạc sau phẫu thuật nhấn mí: Cảnh báo từ phòng cấp cứu

Cũng như mọi phẫu thuật, thủ thuật y tế, biến chứng trong phẫu thuật nhấn mí vẫn có thể xảy ra và không “nề hà” bất kỳ ai.

Trong lĩnh vực làm đẹp tại mắt, ngoài các phẫu thuật mí đôi, lấy mỡ, nâng cung mày... đường ngoài hoặc có laser trợ giúp, vốn đã khá kinh điển, gần đây nổi lên hai kỹ thuật mới tăng thẩm mỹ tại mắt, đó là: tiêm chất làm đầy filler và khâu chìm nhấn mí đôi.

Tuy nhiên, tại Bệnh viện (BV) Mắt TW và một số trung tâm mắt tại TP. Hồ Chí Minh đã phải tiếp nhận và xử lý các biến chứng từ nhẹ đến nặng, thậm chí mù lòa có liên quan đến hai loại dịch vụ nói trên.

Với những lời mời gọi đầy sức thuyết phục như “làm đẹp không đau”, “thay đổi sau 15 phút”, “đảm bảo 100% về chất lượng”... các thẩm mỹ viện, trung tâm làm đẹp mọc lên “như nấm sau mưa” đang “hút” một lượng lớn những khách hàng có mong muốn sở hữu một vẻ ngoài hoàn mỹ. Nhưng, cũng như mọi phẫu thuật, thủ thuật y tế, biến chứng là điều không tránh khỏi và không “nề hà” bất kỳ ai.

loet-trot-giac-mac-sau-phau-thuat-nhan-mi-canh-bao-tu-phong-cap-cuu-1

Kim khâu nhấn mí “ biến mất” trong quá trình phẫu thuật nhấn mí

Bệnh nhân (BN) VTL. 24 tuổi vào Khoa Chấn thương BV Mắt TW vì đang tạo hình mí ở cơ sở làm đẹp thì bị mất kim, tua trực mặc dù đã phẫu thuật ngay nhưng vẫn không tìm được kim. Phim X quang phải quan sát kỹ lắm mới thấy được lờ mờ cây kim dài khoảng 5mm, đường kính khoảng 0,2mm to đúng bằng chiếc lông mi nằm ở 1/3 trên ngoài hốc mắt, song song với cùng đồ kết mạc. Kim thường dẻo, di động tốt có thể làm sát thương cho nhãn cầu, chế bằng hợp kim nên bắt nam châm rất kém, đã mổ một lần... tiên lượng ca mổ rất khó khăn. Sau khi nghiên cứu những hình ảnh và clip kỹ thuật khâu chìm, không có đường rạch của xu hướng tạo nếp mí phổ biến ở các nước châu Á... kíp mổ dự đoán kim thường bị mắc lại ở 1/3 trên sụn hay trong khoang giữa kết mạc, sụn và cơ Muller - vốn rất chật hẹp. Mở lại đường mổ cũ, máu đã khô, thám sát bằng tay - mắt không thấy kim đâu. Miết khẽ ở bờ trên sụn và túi cùng kết mạc mi trên thấy hơn lợn gợn ở 1/3 ngoài. Dùng chỉ mi và vành mi đơn để nhìn rõ toàn bộ cùng đồ kết mạc, kíp mổ thấy cây kim lấp ló và đã lấy kim ra, khâu lại vết mổ.

Loét trợt giác mạc do kỹ thuật khâu

BN nữ 28 tuổi, vào viện vì mắt phải nhìn mờ đau nhức. Trước đó 6 tháng bệnh nhân đã được phẫu thuật nhấn mí. Khám mắt với sinh hiển vi, lật mi bằng dụng cụ chuyên dụng các bác sĩ thấy bệnh nhân có loét trợt giác mạc rộng, lộ chỉ khâu nhấn mí cũ. Nguyên nhân của những khó chịu, đau nhức, nhìn mờ mà chị phải chịu đựng nhiều tháng nay đã rõ: kỹ thuật nhấn mí không chuẩn đã làm lộ chỉ ở kết mạc mi trên, đầu chỉ cọ sát liên tục lên giác mạc gây loét trợt một vùng rộng. Vi khuẩn cũng tranh thủ tấn công cả mi, kết mạc và giác mạc. Điều trị do nguyên nhân đã sáng rõ nên không phức tạp lắm: lấy chỉ khâu lộ, kháng sinh, chống viêm, tăng cường dinh dưỡng giác mạc.

Thêm một trường hợp nữa cũng là nạn nhân của phẫu thuật nhấn mí, bệnh nhân đã được mổ hai lần và vẫn chưa thể hài lòng vì mắt kích thích sưng nề, ra gỉ nhiều. Mắt phải có nhiều ổ viêm trên kết mạc ứng với những mũi chỉ khâu nhấn mí bị lộ. Giác mạc loét trợt rộng khiến bệnh nhân nhìn mờ và chói cộm trường diễn. Công việc của bác sĩ Khoa Thẩm mỹ BV Mắt TW khá vất vả là phải nhặt bỏ tất cả đám chỉ khâu mủn và nhiễm khuẩn cũ, tạo lại nếp mí cho bệnh nhân qua đường mổ kinh điển bằng chỉ không tiêu.

loet-trot-giac-mac-sau-phau-thuat-nhan-mi-canh-bao-tu-phong-cap-cuu-2

Lấy kim biến mất khi khâu nhấn mi chìm.

Tai biến tại mắt do tiêm filler

Tiêm filler (chất làm đầy) làm đẹp không đơn giản như mọi người nghĩ. Chất làm đầy nếu tiêm vào mạch máu sẽ gây tắc mạch. Tiêm nhiều quá mức gây biến chứng chèn mạch. Những tai biến này nếu làm tổn thương tế bào, dù “sửa chữa” đến mấy di chứng vĩnh viễn không thể loại bỏ do tế bào bị tổn thương, gây sẹo cho bệnh nhân. Bởi vậy phải là một bác sĩ được đào tạo về filler, là bác sĩ thẩm mỹ, bác sĩ da liễu được đào tạo về filler và được cấp chứng chỉ hành nghề thì mới được tiêm filler cho bệnh nhân.

Các biến chứng tức thời hay vĩnh viễn do tiêm filler tại mắt có thể kể ra bao gồm: Tụ máu sưng nề vùng quanh mắt; Đau và dị cảm; Dị ứng, đặc biệt nếu tiêm calcium hydroxyapatite; Mụn mủ và bọc mủ, u hạt do nhiễm trùng, hoại tử chỗ tiêm.

Các tai biến mạch máu: rất đáng sợ và khó lường.

Nhìn mờ thoáng qua và nhìn thấy chất tiêm xuất hiện trong tiền phòng dạng Tyndal hoặc lắng lớp ở sau giác mạc và mặt trước thể thủy tinh - May thay không gây mù lòa, ít gặp và lành tính.

Các viêm mạch máu và huyết khối hay xảy ra khi tiêm tại vùng trán và gian mày.

Các biến chứng thải loại hay không dung nạp chất liệu filler thường hiếm và muộn.

Trên thực tế, tại địa phương phía Nam đã từng xảy ra hai trường hợp mù mắt sau tiêm filler vùng quanh mắt. Đây là biến chứng hiếm nhưng cực nặng. Tại Mỹ cũng đã gặp những trường hợp mù do chất filler di chuyển gây tắc động mạch mắt, kèm theo cả nhồi máu não.

Giải thích tại sao chất filler có thể vào dòng tuần hoàn động mạch các chuyên gia cho biết: Chất tiêm đã vào tĩnh mạch, qua tuần hoàn tim phải rồi vào động mạch giống như bọt khí hay bột tal, keo can thiệp mạch... đã gây tai biến cho mắt, não. Động mạch mắt, động mạch góc ở một vài trường hợp đặc biệt có gốc từ động mạch cảnh trong nên nếu tiêm trúng mạch này ở vùng sống mũi, thái dương hay rãnh mũi má có thể làm chất tiêm đi ngược vào động mạch cảnh, sau đó gây tắc cho động mạch mắt (nhánh tận của động mạch mắt) và gây mù không thể cứu vãn. Các dị thường mạch máu, shunt động mạch - tĩnh mạch cũng có thể là nguyên nhân khuếch tán chất tiêm vào động mạch mắt.

Thầy thuốc nhãn khoa khuyên gì?

Tiêm filler, nhấn mí chìm (không khâu) cũng không “hiền lành” như người ta tưởng mà đôi khi có thể gây họa cho bệnh nhân. Đã không đẹp mà có khi còn nguy hiểm cho thị lực thậm chí là sinh mệnh. Bài học cần rút ra cho cả bác sĩ và bệnh nhân là:

Kỹ thuật viên, phẫu thuật viên phải là người được đào tạo, có chứng chỉ, văn bằng hợp pháp. Kiến thức sâu về giải phẫu là vấn đề sống còn.

Cơ sở có uy tín, có thẩm quyền.

Chọn nhà cung cấp uy tín, chọn vị trí tiêm chuẩn.

Vô cảm tốt, đừng để bệnh nhân giãy giụa, ưu tiên bảo vệ nhãn cầu. Có dụng cụ chuyên dụng để lật mi, phòng khi đường khâu đi quá sâu.

Khi có tai biến thì nên dừng phẫu thuật đúng lúc, chuyển cơ sở tuyến cao hơn.
 
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Có nên nối mi không nhỉ?
TS.BS. Hoàng Cương - Theo Sức khỏe & Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

  • 21/11/2024

    Tức giận - Kẻ thù thầm lặng của sức khỏe

    Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.

  • 21/11/2024

    Bệnh hô hấp và cách bảo vệ sức khỏe trong mùa lạnh

    Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

  • 20/11/2024

    9 cách chữa đau chân tại nhà hiệu quả

    Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.

  • 19/11/2024

    Các phương pháp điều trị bênh tiêu chảy tự nhiên khi bạn đang cho con bú

    Thật khó khăn khi bạn phải đối mặt với bệnh tiêu chảy, nhất là khi bạn đang phải cho con bú. Trong bài viết này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục tự nhiên để điều trị bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ vẫn đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.

  • 18/11/2024

    Tại sao người đái tháo đường nên ăn rau đầu tiên?

    Ăn rau đầu tiên trong bữa ăn có tác dụng thế nào với người bệnh đái tháo đường? Thứ tự các ăn các món trong bữa ăn của người bệnh đái tháo đường có gì đặc biệt? Nhân Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/11/2024

    Ngày Trẻ em Thế giới: Bồi dưỡng sức khỏe thể chất và tinh thần cho trẻ

    Ngày Trẻ em Thế giới là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhiều thay đổi, việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Xem thêm