Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Làm đẹp bằng tiêm chất làm đầy (filler): Tai biến nguy hiểm, khó hồi phục

Ngày nay, việc sử dụng chất filler (chất làm đầy) trong thẩm mỹ khá phổ biến. Tuy phương pháp này không cần can thiệp phẫu thuật, nhưng nó lại đòi hỏi kỹ thuật tiêm rất cao và cần được bác sĩ giàu kinh nghiệm thực hiện, nếu không sẽ gây những biến chứng khó lường.

Làm đẹp bằng tiêm chất làm đầy (filler): Tai biến nguy hiểm, khó hồi phục

Liên tiếp gần đây có các ca tai biến nặng sau tiêm filler là lời cảnh báo tới xu hướng làm đẹp này.

Một trường hợp tím bầm mũi sau bơm filler nâng mũi.

Một trường hợp tím bầm mũi sau bơm filler nâng mũi.

Chất filler là gì?

Filler hay còn gọi là chất làm đầy - là hợp chất có cấu tạo từ acid hyaluronic. Trong đó, một số loại filler được dùng trong thẩm mỹ phổ biến như: estylane, juvederm và radiess. Một số thành phần khác có thể gặp trong các chất làm đầy bao gồm: collagen, acid lactic, calci poly-L-hydroxylapatite.

Đây là một chất được ngành thẩm mỹ dùng để tiêm vào da, tạo khối mô dày dưới nếp nhăn. Mục đích là làm phẳng da hay tăng thể tích một bộ phận nào đó của cơ thể trong thời gian ngắn như các vùng cần nâng độn: các vùng ở mặt (mũi, gò má, môi, thái dương, quai hàm, cằm); ngực; mông; tạo hình đường cong mà không cần phẫu thuật... Chất này là giải pháp thay thế cho silicon lỏng đã bị cấm từ năm 1990. Sau khi tiêm chất làm đầy có hiệu quả trong vòng từ 4-6 tháng, sau đó nếu muốn duy trì làm đẹp thì cần tiếp tục tiêm. Do đó, chi phí làm đẹp cho biện pháp này tương đối cao.

Vì sao filler gây mù mắt?

Trong thực tế lâm sàng vẫn gặp những biến chứng hoại tử vùng tiêm, mù mắt vĩnh viễn hay nguy hiểm hơn cả là nhồi máu não do tiêm filler. Khi tiêm filler, có thể gây biến chứng là do kỹ thuật viên tiêm nhầm vào mạch máu sẽ gây tắc mạch, từ đó dẫn đến hoại tử vùng mô mà mạch máu bị tắc nuôi dưỡng. Hoặc khi tiêm quá liều, chẳng hạn như khi tiêm nhiều hơn 1cc vùng sống mũi, 0.3cc vùng đầu mũi đã có thể gây căng da, chèn mạch máu gây thiếu máu các cơ quan lân cận, gây hoại tử mũi. Đối với trường hợp bị biến chứng gây mù mắt, mặc dù không phải tiêm filler vào mắt nhưng khi tiêm chất này vào vùng mũi có thể dẫn đến phù nề, chèn ép gây hoại tử tại chỗ, từ đó ảnh hưởng đến vùng xung quanh, gây tắc động mạch trung tâm võng mạc, tăng nhãn áp, từ đó gây mù lòa... Các vị trí tiêm có thể gây biến chứng mù mắt là: tiêm filler sống mũi và rãnh mũi má; tiêm vùng rãnh cau mày và những nếp nhăn trán; tiêm filler vùng thái dương và da đầu.

Ngoài biến chứng gây mù mắt thì khi tiêm filler tại vị trí nào, nếu kỹ thuật tiêm không đúng cũng có thể gây biến chứng tại vị trí đó. Chẳng hạn tiêm filler để nâng ngực (hoặc độn mông) có thể chất này chèn ép gây tắc mạch, vỡ mạch, chèn ép các mô gần vùng tiêm, gây tắc tuyến sữa, biến dạng tuyến sữa... dẫn đến biến chứng tím bầm quanh vùng được tiêm và hoại tử.

Đối với nam giới, khi sử dụng kỹ thuật tiêm filler vào dương vật nhằm cải thiện kích thước “cậu nhỏ”, có thể gặp biến chứng gây tắc mạch, hoại tử thể hang, thể xốp, biến dạng dương vật... Lúc này thì “tiền mất tật mang; chữa lợn lành thành lợn què”.

Một nguyên nhân nữa gây biến chứng - đó là do nhiễm trùng. Khả năng này hoàn toàn có thể xảy ra nếu quy trình tiêm không thực hiện nguyên tắc vô khuẩn. Mỗi loại filler lại được chỉ định dùng cho mỗi vùng khác nhau. Nếu sử dụng sai loại cũng có thể gây ra nhiều biến chứng nặng nề.

Cách giảm thiểu rủi ro do filler

Theo PGS.TS. Vũ Ngọc Lâm - Phó chủ nhiệm Khoa Phẫu thuật hàm mặt Bệnh viện Trung ương Quân đội 108: Để việc làm đẹp từ chất filler an toàn nhất, nên tìm đến các bệnh viện có trung tâm thẩm mỹ với các bác sĩ có tay nghề cao, nhiều kinh nghiệm để được tư vấn và thực hiện kỹ thuật tiêm chất này. Bác sĩ giàu kinh nghiệm sẽ hiểu rõ giải phẫu mạch máu vùng cần tiêm và tránh tiêm filler vào những vùng nhiều mạch máu, giúp giảm biến chứng phù nề nhất... Trường hợp không may bị biến chứng, cần xử trí biến chứng mù mắt do filler giai đoạn sớm.

Acid hyaluronic được sử dụng rộng rãi trên thị trường và đi kèm với nó là thuốc giải acid hyaluronic bằng hyaluronidase. Tuy vậy, khác với những vùng khác trên cơ thể, không thể tiêm trực tiếp hyaluronidase vào động mạch mắt hay động mạch trung tâm võng mạc bởi nó nằm khá sâu trong ổ mắt. Mà phải thực hiện tiêm vào hốc ổ mắt, nhờ vào tính thẩm thấu của hyaluronidase trong toàn ổ mắt mà thấm được vào động mạch trung tâm võng mạc làm tan acid hyaluronic và tái tưới máu cho các tế bào thị giác.

Việc tiêm hyaluronidase sẽ được thực hiện ở giai đoạn sớm khi bắt đầu có những triệu chứng như đau nhức mắt, nhìn mờ trong vòng 10 phút đầu tiên của diễn tiến. Đối với các trường hợp được xử trí muộn, khả năng phục hồi thị lực cho mắt là khá thấp.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 7 thành phần chống lão hóa phù hợp cho mọi người

Thu Hà - Theo Sức khỏe & Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

  • 21/11/2024

    Tức giận - Kẻ thù thầm lặng của sức khỏe

    Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.

  • 21/11/2024

    Bệnh hô hấp và cách bảo vệ sức khỏe trong mùa lạnh

    Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

  • 20/11/2024

    9 cách chữa đau chân tại nhà hiệu quả

    Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.

  • 19/11/2024

    Các phương pháp điều trị bênh tiêu chảy tự nhiên khi bạn đang cho con bú

    Thật khó khăn khi bạn phải đối mặt với bệnh tiêu chảy, nhất là khi bạn đang phải cho con bú. Trong bài viết này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục tự nhiên để điều trị bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ vẫn đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.

  • 18/11/2024

    Tại sao người đái tháo đường nên ăn rau đầu tiên?

    Ăn rau đầu tiên trong bữa ăn có tác dụng thế nào với người bệnh đái tháo đường? Thứ tự các ăn các món trong bữa ăn của người bệnh đái tháo đường có gì đặc biệt? Nhân Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/11/2024

    Ngày Trẻ em Thế giới: Bồi dưỡng sức khỏe thể chất và tinh thần cho trẻ

    Ngày Trẻ em Thế giới là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhiều thay đổi, việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Xem thêm