Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Dầu gừng và vẻ đẹp làn da

Dầu gừng đã được sử dụng trong nhiều thế kỷ và thường được sử dụng để điều trị cảm lạnh, ho, cúm, đau họng… Rất đơn giản và dễ dàng để kết hợp dầu gừng với các nguyên liệu khác để mang đến lợi ích sức khỏe cho con người.

Dầu gừng và vẻ đẹp làn da

Ấm áp và giàu năng lượng, dầu gừng được chiết xuất từ ​củ gừng. Dầu gừng có màu vàng, hương thơm của loại dầu này phụ thuộc vào chất lượng của gừng được sử dụng khi sản xuất.

Dầu gừng giúp chống viêm, nhưng nó cũng giúp da và tóc khỏe hơn.

Tốt cho điều trị mụn

Dầu gừng giúp tiêu diệt vi khuẩn gây mụn. Bởi vì đặc tính sát trùng mạnh mẽ, ngấm sâu vào da và ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập. Dầu gừng cũng không gây kích ứng với hầu hêt mọi loại da. Vì vậy, rất đơn giản bạn chỉ cần bôi dầu gừng lên vùng da hay bị mụn.

Xử lý sẹo

Dầu gừng cũng có tính chất chống oxy hóa và giúp giảm sự xuất hiện của các vết sẹo giảm sắc tố (sẹo có màu nhẹ hơn nhiều so với tông màu da của bạn).

Cách thực hiện:

  • Lấy một quả bóng mềm bằng bông và nhúng nó vào dầu gừng. Chà quả bóng lên vùng da bị ảnh hưởng.
  • Để dầu gừng thấm vào da và khô tự nhiên.
  • Thực hiện từ một đến hai lần trong một ngày thường xuyên và bạn sẽ có thể thấy sự cải thiện trong một vài tuần.

Làm trẻ hóa làn da

Dầu gừng có đặc tính chống oxy hóa giúp ngăn ngừa các tổn thương do gốc tự do và bảo vệ da chống lão hóa. Nó có thể được sử dụng như thực phẩm bổ sung hoặc sử dụng tại chỗ. Dầu gừng cũng giúp duy trì độ đàn hồi và làm nổi bật tông màu da.

Cách thực hiện:

  • Trộn tỉ lệ tương đương dầu gừng, mật ong và nước cốt chanh tươi vào một cái bát. Đảo hỗn hợp thật kỹ.
  • Thoa hỗn hợp này lên mặt và chờ trong nửa giờ.
  • Rửa sạch mặt nước.
  • Sử dụng phương pháp này từ hai đến ba lần trong một tuần để có làn da rạng rỡ.

Hỗ trợ điều trị cháy nắng

Dầu gừng có chứa các chất dinh dưỡng hữu ích giúp phục hồi tổn thương da do phơi nắng quá mức. Dầu gừng giúp khôi phục lại màu sắc tự nhiên của da và giúp bạn có làn da rạng ngời.

Cách thực hiện:

  • Trộn theo tỉ lệ 170g đường, 170g dầu ô liu với 30g nước cốt chanh và dầu gừng.
  • Thoa hỗn hợp này lên mặt, cổ, chân, lưng, bàn tay và bàn chân.
  • Mát xa trong vài phút và rửa sạch sau 15 phút.
  • Thực hiện 2 lần một tuần để loại bỏ các vết cháy nắng.

Tăng đàn hồi và ổn định tông màu da

Khi chúng ta già đi, da có xu hướng mất tính đàn hồi và thay đổi màu sắc. Vì vậy, để duy trì vẻ đẹp của da, chúng ta có thể kết hợp dầu gừng với một vài thành phần khác.

Cách thực hiện:

  • Trộn hỗn hợp 2 thìa dầu gừng, 2 thỉa nước hoa hồng và ½ thìa mật ong. Lấy một quả bóng bông, nhúng vào hỗn hợp và thoa lên da của bạn.
  • Chờ trong 20 phút.
  • Rửa sạch mặt bằng loại chất tẩy rửa nhẹ.
  • Thực hiện mỗi ngày để có một làn da sáng bóng.

Để có một làn da trẻ trung

Dầu gừng giúp làm chậm các quá trình lão hóa và giúp giữ cho làn da của bạn trông trẻ trung hơn.

Cách thực hiện:

Trộn một thìa dầu gừng với vài giọt nước hoa hồng và một thìa mật ong. Khuấy hỗn hợp đến khi thấy nó có độ bám dính phù hợp. Thoa lên mặt và cổ của bạn. Tránh vùng mắt và tai trong khi thoa. Đợi trong ít nhất 10 -15 phút rồi rửa sạch.  Thực hiện ít nhất 2 lần một tuần để làn da trẻ trung và rạng rỡ.

Thật tuyệt vời, một loại gia vị tự nhiên quen thuộc lại có những tác dụng làm đẹp da hiệu quả? Có thể sẽ khá tốn thời gian nhưng nó sẽ mang đến lợi ích bền vững.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Chăm sóc sức khỏe toàn diện với dầu gừng

Bs. Nguyễn Thế Võ - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Boldsky
Bình luận
Tin mới
  • 30/10/2024

    Làm thế nào để giữ cho gan của bạn khỏe mạnh?

    Gan là cơ quan lớn thứ hai trong cơ thể và thực hiện nhiều chức năng quan trọng như loại bỏ độc tố, chống nhiễm trùng, kiểm soát mức cholesterol và hỗ trợ tiêu hóa. Tuy nhiên, sức khỏe của gan thường bị xem nhẹ vì những vấn đề bệnh của gan ở giai đoạn đầu thường không rõ và dễ bị bỏ qua. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ gợi ý để chăm sóc gan và tìm hiểu những bước cần thiết để giữ cho gan của bạn luôn khỏe mạnh.

  • 29/10/2024

    Giảm cortisol bằng loại thức uống quen thuộc

    Trà xanh không chỉ là thức uống thơm ngon, thanh mát mà còn là “liều thuốc” tự nhiên giúp bạn giảm nồng độ hormone cortisol hiệu quả, cải thiện tâm trạng và tăng cường sức đề kháng.

  • 29/10/2024

    Có bao nhiêu calo trong quả bơ?

    Quả bơ là một trong những loại trái cây hiếm hoi có thành phần dinh dưỡng phong phú và vượt trội. Loại quả này mang lại nhiều lợi ích sức khoẻ, đặc biệt là để giảm cân. Vậy trong chúng có chứa bao nhiêu calo? Liệu chất béo trong quả bơ có tốt cho sức khoẻ hay không? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

  • 29/10/2024

    Chuyên gia cảnh báo: tác động nghiêm trọng đến sức khỏe do biến đổi khí hậu đối với phụ nữ mang thai, trẻ em và người già

    Những đối tượng như phụ nữ mang thai, trẻ sơ sinh, trẻ em, thanh thiếu niên và người già đang phải đối mặt với các biến chứng sức khỏe nghiêm trọng do biến đổi khí hậu. Mặc dù nhận thức về biến đổi khí hậu của con người đã tăng lên, nhưng các hành động bảo vệ mạng sống của những đối tượng có nguy cơ cao vẫn còn hạn chế và cần được chú ý nhiều hơn.

  • 29/10/2024

    Chăm sóc giảm nhẹ rất cần thiết cho người cao tuổi

    Chăm sóc giảm nhẹ khác với điều trị chữa bệnh. Chăm sóc giảm nhẹ giúp người bệnh giảm bớt những tình trạng đau và các tác dụng không mong muốn trong liệu trình điều trị. Điều này đặc biệt cần thiết với người cao tuổi.

  • 28/10/2024

    Dấu hiệu khi ngủ cảnh báo nguy cơ đột quỵ

    Đột quỵ là căn bệnh nguy hiểm, nhưng nếu phát hiện sớm và có biện pháp phòng ngừa hợp lý, chúng ta có thể giảm thiểu đáng kể nguy cơ mắc bệnh.

  • 28/10/2024

    Áp dụng quy tắc 3-2-1 để ngủ ngon

    Một nhà tâm lý học về giấc ngủ khuyên bạn nên áp dụng quy tắc 3-2-1 để có được giấc ngủ ngon. Nếu bị mất ngủ, bạn có thể áp dụng quy tắc thở 4-7-8 để ngủ lại.

  • 28/10/2024

    Cách chống say tàu xe hiệu quả

    Say tàu xe xảy ra khi chuyển động bạn nhìn thấy khác với những gì tai trong của bạn cảm nhận. Điều này có thể gây chóng mặt, buồn nôn và nôn. Bạn có thể bị say tàu xe khi đi ô tô, tàu hỏa, máy bay, thuyền hoặc công viên giải trí. Say tàu xe có thể khiến việc đi lại trở nên khó chịu, nhưng có những chiến lược để ngăn ngừa và điều trị.

Xem thêm