Tiêm botox làm đẹp tóc: Quá nguy hiểm!
Việc sử dụng tiêm botox với công dụng xóa nếp nhăn, căng da mặt và trẻ hóa tạm thời... là phương pháp làm đẹp đã quen thuộc từ lâu. Tuy nhiên gần đây, một công nghệ mới ra đời, nghe rất lạ tai nhưng lại đang nhanh chóng được nhiều chị em ưu chuộng, đó là tiêm botox lên da đầu làm đẹp tóc. Vậy, thực hư về phương pháp này như thế nào và tác dụng phụ của nó tới sức khỏe ra sao?
Tác dụng hữu hạn của botox trong làm đẹp da mặt
Botox là một loại axit amin chiết xuất từ trực khuẩn Clostridium, sử dụng trong thẩm mỹ trên thế giới từ những năm 70 của thế kỷ trước. Chất botulinum toxin A trong botox tác động vào nhóm cơ có hoạt động quá mức khiến nó được thả lỏng và xóa mờ nếp nhăn động trên mặt. Đồng thời, khi tiêm loại thuốc này, các dây thần kinh gần như bị tê liệt, ngăn sự co cơ bắp làm giảm các nếp nhăn trên khuôn mặt và làm căng mịn da.
Chính vì vậy mà nhiều người thường nhầm lẫn tác dụng thực sự của botox trong cuộc chiến chống lại tuổi tác. Thực tế, botox chỉ có tác dụng làm thả lỏng các cơ trong vòng dưới 5 tháng. Nó không làm biến mất các nếp nhăn, chỉ làm quá trình co cơ không diễn ra trong thời gian tiêm botox. Hết 4 - 5 tháng, gương mặt bạn lại xuất hiện các nếp nhăn như cũ.
Công nghệ mới có phải là... “thần thánh”?
Cảnh báo những hệ lụy
Mặc dù được quảng cáo như một cách “thần thánh” về những công dụng làm đẹp cho tóc như vậy, nhưng các chuyên gia y tế tại Anh cũng không ngần ngại đưa ra những ý kiến trái chiều, thậm chí một số bác sĩ còn cảnh báo rằng việc tiêm botox vào khu vực đầu là vô cùng mạo hiểm, thậm chí nếu không sử dụng đúng liều lượng có thể dẫn đến nguy hiểm tới tính mạng.
Tôi luôn nói với khách hàng rằng việc điều trị này chắc chắc sẽ có rủi ro”. Ông còn chỉ rõ những khó chịu và rắc rối mà người tiêm botox phải đối mặt: Trong thời gian mới tiêm botox, cần phải giữ đầu luôn ngẩng cao và thẳng. Không được tập yoga, không cúi đầu xuống, không sấy khô tóc, không đội mũ quá chặt và không ngủ trưa.
Nói cách khác, bạn phải duy trì vị trí đầu đứng thẳng trong một thời gian khá dài sau khi tiêm nếu không muốn gặp phải những biến chứng. Bên cạnh đó, các chuyên gia hàng đầu về đầu - mặt - cổ cũng khẳng định rằng chức năng của cổ sẽ bị suy yếu dần nếu tiêm botox vào đúng vùng xung quanh cơ bắp.
Botox còn chống chỉ định với bất kỳ ai bị rối loạn tự miễn dịch hoặc có tiền sử bệnh thần kinh vận động. Khi tiêm vào gáy, bạn hoàn toàn có thể bị tác động lên những dây thần kinh nhạy cảm xung quanh đầu. Vì thế, với những người bị rối loạn hệ tự miễn dịch sẽ không thể thực hiện phương pháp này vì nó có thể để lại rất nhiều di chứng nặng nề, thậm chí có thể lấy đi tính mạng của người sử dụng.
Ngoài ra, tiêm botox chỉ áp dụng được trong vòng 5 tháng và sau đó phải thực hiện lại. Vì thế rất dễ trở thành “con nghiện” botox và nguy cơ gặp rủi ro sẽ ngày càng cao hơn.
BS. Dennis Gross thuộc Viện Da liễu Dennis Grosss cho biết: Botox thực tế có nguồn gốc từ một loại trực khuẩn, có thành phần độc tố botulinum toxin A nên nhiều người có khả năng bị ngộ độc cao khi tiêm vào người. Hoặc một số người sẽ bị dị ứng do chất bảo quản hoặc thành phần trong botox. Bác sĩ cũng cảnh báo: “Một số phản ứng phụ đã được phát hiện khi tiêm botox như: ngứa, phát ban, hen suyễn hoặc cảm”. BS. Gross khuyên chị em nếu vẫn muốn làm đẹp theo phương pháp này thì chí ít cũng nên tìm đến các cơ sở thẩm mỹ uy tín vì: “Việc tiêm botox đòi hỏi bác sĩ thực hiện phải có chuyên môn sâu về giải phẫu và kỹ thuật tiêm”.
Và đặc biệt, chị em không chọn botox giá rẻ. Nếu botox được bán với giá rẻ, nó có thể là loại hàng trôi nổi ở “chợ đen”, hàng kém chất lượng hoặc đã sắp hết hạn, như vậy càng dễ gây ra các biến chứng nguy hiểm cho người sử dụng.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Botox mỹ phẩm
Chế độ ăn uống có thể tạo ra khả năng miễn dịch bảo vệ, hỗ trợ phương pháp điều trị cho người mắc bệnh nhiễm ký sinh trùng đường ruột, trong đó có giun tóc.
Người cao tuổi thường dễ mắc các bệnh tim mạch, đặc biệt là trong thời tiết lạnh giá. Nhiệt độ xuống thấp khiến cơ thể phải làm việc nhiều hơn để duy trì thân nhiệt, gây áp lực lên hệ tim mạch. Việc nhận biết sớm các dấu hiệu và áp dụng các biện pháp phòng tránh là vô cùng quan trọng để bảo vệ sức khỏe tim mạch cho người cao tuổi trong mùa lạnh.
Thời tiết hanh khô những ngay với sự chênh lệch nhiệt độ đáng kể giữa ngày và đêm. Ban ngày nắng ấm, chiều tối se lạnh, sáng sớm lại trở nên rét buốt. Sự thay đổi này khiến cơ thể chúng ta khó thích nghi, sức đề kháng suy giảm, dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, tim mạch, thậm chí là đột quỵ. Trẻ em và người lớn tuổi lại càng có nguy cơ cao hơn nên cần được quan tâm đặc biệt. Vậy chúng ta nên làm gì để bảo vệ sức khỏe trong những ngày này?
Viện Y học ứng dụng xin gửi tới Quý khách hàng, Quý đối tác và toàn thể cán bộ nhân viên của VIAM lịch nghỉ Tết Nguyên Đán năm 2025:
Ngoài việc điều trị kịp thời, những người bị viêm phổi cần điều chỉnh lối sống như chế độ ăn uống, sinh hoạt để giúp bảo vệ phổi, tăng khả năng phục hồi.
Mùa đông là thời điểm trẻ em dễ mắc các bệnh về đường hô hấp. Sức đề kháng của trẻ còn non yếu, khiến chúng dễ bị nhiễm bệnh từ môi trường xung quanh. Trong bài viết này, hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu về các bệnh thường gặp ở trẻ trong mùa đông, nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh hiệu quả.
Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu những kiến thức và thông tin hữu ích giúp bạn giữ ấm cơ thể một cách hiệu quả trong mùa đông.
Mùa đông, với không khí lạnh và khô, là thời điểm nhiều người dễ mắc các bệnh dị ứng. Các triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi, ngứa ngáy, khó thở… gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và cuộc sống. Vậy dị ứng mùa đông là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục ra sao? Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu về chủ đề này nhé