Tiêm thuốc làm đầy có thể gây hại!
Chất làm đầy hay còn gọi “filler”, và tiêm filler không rõ nguồn gốc, tiêm không đúng chỗ, tiêm nhầm mạch máu hay sử dụng quá số lượng… là nguyên nhân khiến cho phương pháp làm đẹp này này trở thành mối nguy hiểm khôn lường.
Filler được dùng có thể là axít hyaluronic, collagen dạng tiêm, (Sculptra), canxi (Radiesse). Riêng axít hyaluronic (dùng ở dạng muối có tên hyaluronat) là chất tự nhiên trong cơ thể người, có nồng độ cao trong mô khớp và dịch khớp với vai trò bôi trơn, giảm xóc, bảo vệ khớp. Vì vậy, bác sĩ khoa cơ-xương-khớp có khi dùng axít hyaluronic tiêm vào khớp người bệnh để ức chế thoái hóa khớp, thúc đẩy tổng hợp tế bào sụn khớp.
Các filler vừa kể được gọi là “chất làm đầy không vĩnh viễn” vì có tuổi thọ chỉ kéo dài từ 4 đến 18 tháng, tức sau thời gian này chất làm đầy sẽ tiêu tan, và thế là người ta lại tiếp tục tiêm filler để làm đầy.
Có chất làm đầy vĩnh viễn: đó là silicon dạng lỏng. Tuy nhiên sau khi phát hiện filler loại này có để lại di chứng gây tác hại dữ dội nên đã bị cấm sử dụng trên toàn thế giới. Cho tới nay, dù đã được cảnh báo tác hại của silicon trong làm đẹp, nhưng rất nhiều chị em phụ nữ ở ta vẫn để ngoài tai. Sự thực được minh chứng bằng những tai biến sau khi nâng mũi bằng silicon làm mặt biến dạng, tiêm silicon lỏng vào ngực dẫn đến hoại tử vùng ngực... Xin được nhắc lại, tuyệt đối không dùng silicon lỏng tiêm vào bất cứ nơi đâu để làm đẹp!
Mục đích của tiêm filler không vĩnh viễn là làm tăng thể tích của một bộ phận nào đó trong thời gian ngắn. Filler thường được dùng để nâng mũi, độn cằm, tiêm môi hình trái tim, thậm chí là tạo hình tai Phật… Filler thường được sử dụng trong thẩm mỹ làm đầy môi, độn cằm, xóa nếp nhăn bằng việc dùng loại kim chuyên biệt tiêm vào da một lượng rất nhỏ. Chất làm đầy này sẽ tạo thành một khối mô nhầy nằm dưới những nếp nhăn, giúp da căng hơn như ở khóe miệng, vùng trán, đuôi mắt hoặc dùng để độn cằm, tạo đường cong, làm thẳng sống mũi, làm hở cánh mũi.
Nên lưu ý, thủ thuật tiêm filler có vẻ đơn giản nên nhiều cơ sở không giấy phép cũng thực hiện, chèo kéo khách hàng. Quy định của các cơ quan tổ chức y tế, y khoa trên thế giới đều bắt buộc người thực hiện tiêm filler phải là bác sĩ được cấp giấy phép. Biến chứng của filler tuy hiếm gặp nhưng nếu có sẽ nằm ngoài tầm kiểm soát của những người không có chuyên môn hoặc không có giấy phép.
Trên thực tế, vẫn tồn tại nhiều cơ sở thẩm mỹ chưa có giấy phép, không có bác sĩ, đôi khi chỉ là thợ cắt tóc, làm móng. Chính các cơ sở thẩm mỹ này thực hiện cách làm đẹp tiêm filler để làm căng mọng môi, nâng cao mũi, độn cằm, làm đầy đặn vùng da ngực, làm đầy nếp nhăn, nâng cao cung mày, vùng xương gò má...
Theo khuyến cáo của các chuyên gia phẫu thuật thẩm mỹ, ngoài việc sử dụng filler không rõ nguồn gốc, không đảm bảo chất lượng tại các cơ sở chui, bác sĩ không có tay nghề thì bản thân việc sử dụng filler có chất lượng cũng ẩn chứa đầy hiểm họa như: làm liệt cơ mặt và gây nên những biến chứng khó lường. Trường hợp không hiếm đã được kể ở trên là sau khi tiêm filler nâng mũi thì thấy thấy mắt trái mờ, tay chân bên phải yếu dần, đưa đến bệnh viện cứu cấp thì đúng là đột quỵ, mù mắt do tiêm chất làm đầy
Một bác sĩ cho biết, cho biết nguy cơ có thể xảy ra khi tiêm chất làm đầy là gây tắc mạch vùng tiêm. Ví dụ như tiêm vùng mắt, gây tắc mạch có thể dẫn đến bị mù mắt, tiêm vùng má, mũi gây tắc mạch thì gây hoại tử mũi hoặc một phần mũi, hay tắc những mạch máu dẫn lên não có thể làm liệt một phần cơ thể. Ngoài ra, còn có nguy cơ bị nhiễm trùng do tiêm chích.
Tóm lại, xin ghi nhớ tiêm filler cũng giống sử dụng con dao hai lưỡi. Đó là làm đẹp nhưng đồng thời cũng có thể gây tai biến cho người muốn làm đẹp.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Botox và một làn da không nếp nhăn
Mùa hè với thời tiết nắng nóng gay gắt không chỉ mang lại cảm giác khó chịu mà còn tạo điều kiện cho các vấn đề về da bùng phát.
Chấy là loài côn trùng ký sinh không có cánh, hút máu người và thường được tìm thấy trong tóc và da đầu. Chấy rất phổ biến và lây lan qua tiếp xúc đầu với đầu hoặc dùng chung mũ, bàn chải hoặc lược. Tại Hoa kỳ có tới 12 triệu ca nhiễm chấy mỗi năm. Chấy cái trưởng thành đẻ trứng dính trên thân tóc; trứng nhỏ khó phát hiện, khó loại bỏ. Có một số biện pháp loại bỏ chấy, nhưng dùng muối không phải là biện pháp hiệu quả diệt chấy hoặc trứng chấy.
Trẻ nhỏ và người cao tuổi là 2 nhóm đối tượng cần thận trọng khi sử dụng thuốc và chế phẩm bổ sung, do chức năng hấp thu, chuyển hóa của hệ tiêu hóa cũng như chức năng thải độc (của gan, thận) chưa hoàn thiện hoặc đã suy giảm và rất dễ bị ảnh hưởng bởi tác dụng phụ của thuốc.
Chưa có phương pháp đặc hiệu điều trị khỏi bệnh vẩy nến. Một số phương pháp điều trị mới có thể bao gồm làm sạch da tốt hơn, ít tác dụng phụ hơn và tiết kiệm tiền.
Trong ngành dược phẩm và thực phẩm bổ sung, chất lượng nguyên liệu ban đầu để sản xuất các vi chất dinh dưỡng mặc dù có hàm lượng rất nhỏ nhưng đóng vai trò then chốt trong việc đảm bảo hiệu quả và độ an toàn của sản phẩm. Một trong những tiêu chí cốt lõi để đánh giá chất lượng nguyên liệu là độ tinh khiết – tức mức độ hoạt chất có lợi so với các tạp chất không mong muốn. Vitamin K2 (MK-7) và vitamin D3 là những vi chất như vậy, chỉ một sai lệch nhỏ về độ tinh khiết cũng có thể làm giảm tác dụng sinh học hoặc gây nguy cơ tích lũy độc tính.
Tập thể dục không chỉ giúp cải thiện sức khỏe tim mạch mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ não bộ khỏi nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tập thể dục thường xuyên có thể giúp cải thiện chức năng não và giảm nguy cơ suy giảm nhận thức.
Hà Nội, ngày 20 tháng 6 năm 2025 – Viện Y học Ứng dụng Việt Nam phối hợp cùng Công ty Cổ phần Dược phẩm An Minh đã tổ chức thành công hội thảo chuyên đề: “Vitamin K2 & D3 – Hiệu quả từ nguyên liệu, công nghệ sản xuất và tiêu chuẩn chất lượng”.
Lẹo mắt có thể phát triển khi tuyến dầu trong mi mắt bị nhiễm khuẩn. Căng thẳng có thể làm suy giảm hệ miễn dịch và căng thẳng có thể có liên quan đến tình trạng lẹo mắt