Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Kết hợp đông, tây y trong điều trị viêm loét dạ dày - tá tràng

Những hiểu biết về cơ chế bệnh sinh của y học hiện đại giúp cho các thầy thuốc y học cổ truyền có thêm kiến thức để kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại trong điều trị viêm loét dạ dày- tá tràng…

Viêm loét dạ dày – tá tràng do nhiều nguyên nhân gây nên như: Nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (HP), sử dụng thuốc giảm đau chống viêm không steroid, steroid, rượu, cà phê, thuốc lá, căng thẳng tinh thần... Trong đó nhiễm HP là nguyên nhân chủ yếu và đóng một vai trò hết sức quan trọng trong cơ chế bệnh sinh của viêm loét dạ dày tá tràng. HP có mặt với một tỷ lệ khá cao vào khoảng 70% - 80% trong bệnh lý viêm loét dạ dày.

Một số điểm liên hệ giữa hình ảnh nội soi dạ dày và chứng trạng theo y học cổ truyền:

-Niêm mạc dạ dày xung huyết, loét trợt, gồ lên và dịch mật trào ngược vào dạ dày, phần nhiều là triệu chứng nhiệt, chứng thực.

- Niêm mạc dạ dày trắng xanh phù đỏ xen lẫn, nhưng trắng là chủ yếu, phần nhiều là triệu chứng hàn, hư.

- Niêm mạc dạ dày giảm tiết, khô phần nhiều là âm dịch suy hao.

- Niêm mạc dạ dày tăng tiết, loãng phần nhiều là đàm thấp.

- Môn vị co giãn không điều hòa phần nhiều là can vị bất hòa.

Theo y học cổ truyền, bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng thuộc phạm vi chứng vị quản thống. Y học cổ truyền chia chứng vị quản thống làm các thể: Can khí phạm vị, vị âm hư suy và tỳ vị hư hàn. Trong bài viết này chúng tôi xin giới thiệu tới độc giả một số bài thuốc và phương pháp không dùng thuốc của y học cổ truyền có hiệu quả tốt trong điều trị viêm loét dạ dày - tá tràng thể can khí phạm vị.

Thể can khí phạm vị còn gọi là can vị bất hòa, can khắc tỳ, can mộc khắc tỳ thổ… thường chia ra 3 thể nhỏ:

Thể khí trệ (khí uất)

Triệu chứng: Đau vùng thượng vị từng cơn; đau lan ra hai mạng sườn, xuyên ra sau lưng; bụng đầy chướng, ấn thấy đau (cự án), ợ hơi, ợ chua, chất lưỡi hơi đỏ, rêu lưỡi trắng hoặc hơi vàng mỏng, mạch huyền.

Phương pháp chữa: Hòa can lý khí (sơ can giải uất, sơ can hòa vị).

Các cây thuốc có trong bài thuốc bột lá khôi chữa bệnh thể khí trệ.

Bài thuốc

Bài 1: Bột lá khôi: Lá khôi 10g, nhân trần 12g, chút chít 10g, lá khổ sâm 12g, bồ công anh 12g. Tán bột mỗi ngày uống 30g với nước sôi để nguội.

Bài 2: Bột mai mực: Mai mực, gạo tẻ, cam thảo, hoàng bá, hàn the phi, kê nội kim, mẫu lệ nung. Thành phần bằng nhau, tán bột uống mỗi ngày 20 - 30g.

Bài 3: Sài hồ sơ can thang: Sài hồ 12g, xuyên khung 8g, chỉ xác 8g, hương phụ 8g, bạch thược 12g, thanh bì 8g, cam thảo 6g. Sắc uống, ngày một thang.

Châm cứu

Châm tả các huyệt: Thái xung, tam âm giao, túc tam lý, trung quản, thiên khu, can du, tỳ du, vị du.

Châm loa tai: Vùng dạ dày, giao cảm.

Thể hỏa uất

Triệu chứng: Vùng thượng vị đau nhiều, đau rát, cự án, miệng khô đắng, hay ợ chua, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch huyền sác.

Phương pháp chữa: Sơ can tiết nhiệt (thanh can hòa vị).

Bài thuốc

Bài 1: Thổ phục linh 16g, vỏ bưởi bung 8g, lá độc lực 8g, nghệ vàng 12g, bồ công anh16g, kim ngân 12g. Sắc uống, ngày một thang.

Bài 2: Hoàng cầm 16g, mai mực 20g, sơn chi 12g,    mạch nha 20g, hoàng liên 8g, cam thảo 6g, ngô thù 2g, đại táo 12g. Sắc uống, ngày một thang.

Bài 3: Sài hồ sơ can thang gia thêm xuyên luyện tử 6g, mai mực 16g.

Bài 4: Hóa can tiễn phối hợp với bài tả kim hoàn gia giảm: Thanh bì 8g, bạch thược 12g, chi tử 8g, đan bì 8g, trần bì 6g, hoàng liên 8g, trạch tả 8g. Sắc uống, ngày một thang.

Châm cứu

Châm tả các huyệt như đã nêu ở thể khí trệ, thêm huyệt nội đình, hợp cốc, nội quan.

Châm loa tai: Như ở thể khí trệ.

Thể huyết ứ

Triệu chứng: Đau dữ dội ở một vị trí nhất định vùng thượng vị, cự án (ấn tay vào đau tăng thêm) chia làm hai loại thực chứng và hư chứng:

+ Thực chứng: Nôn ra máu, đi ngoài phân đen, môi, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch huyền sác hữu lực (bệnh thể cấp).

+ Hư chứng: Sắc mặt xanh nhợt, người mệt mỏi, chân tay lạnh, môi nhợt. Chất lưỡi bệu có điểm ứ huyết, rêu lưỡi nhuận, mạch hư đại hoặc tế sáp (bệnh thể hoãn).

Phương pháp chữa:

+ Thực chứng: Thông lạc hoạt huyết hay lương huyết chỉ huyết.

+ Hư chứng: Bổ huyết chỉ huyết.

Bài thuốc

+ Thực chứng

Bài 1: Bằng sa 60g, uất kim 40g, bạch phàn 60g. Tán bột làm viên, một ngày uống 10g, chia làm 2 lần.

Bài 2: Sinh địa 40g, cam thảo 6g, hoàng cầm 12g, bồ hoàng 12g, trắc bá diệp 16g, chi  tử 8g, a giao 12g. Sắc uống, ngày một thang.

+ Hư chứng

Bài 1: Đảng sâm 16g, kê huyết đằng 12g, hoài sơn 12g, rau má12g, ý dĩ 12g, cam thảo dây 12g, hà thủ ô 12g,đỗ đen sao 12g, huyết dụ12g. Sắc uống, ngày một thang.

Bài 2: Hoàng thổ thang gia giảm: Đất lòng bếp (hoàng thổ) 10g,địa hoàng 12g, a giao        12g, cam thảo 12g, phụ tử chế 12g, hoàng cầm 12g, bạch truật 12g, đảng sâm 16g. Sắc uống, ngày một thang.

Châm cứu:

+ Thực chứng: Châm tả các huyệt can du, tỳ du, thái xung, huyết hải, hợp cốc.

+ Hư chứng: Cứu các huyệt can du, tỳ du, cao hoang, cách du, tâm du. 

Tham khảo thêm thông tin bài viết: NHỮNG HIỂU BIẾT SAI LỆCH KHI ĐIỀU TRỊ VIÊM LOÉT DẠ DÀY – TÁ TRÀNG

TS. BS. Trần Thái Hà - Theo suckhoedoisong.vn
Bình luận
Tin mới
  • 23/01/2025

    Ăn cà rốt có tốt cho người bệnh đái tháo đường không?

    Với màu sắc hấp dẫn, hương vị ngọt thanh, cà rốt có tác dụng tô điểm cho nhiều món ăn và còn là 'siêu thực phẩm' chứa nhiều chất dinh dưỡng. Nghiên cứu mới phát hiện tiềm năng rất có lợi của cà rốt đối với người bệnh đái tháo đường.

  • 23/01/2025

    7 cách tăng nồng độ kali trong cơ thể

    Những cơn chuột rút đột ngột và đau đớn là một trong những hậu quả có thể xảy ra của tình trạng thiếu kali. Các dấu hiệu khác cho thấy lượng kali của bạn có thể thấp bao gồm mệt mỏi, yếu cơ hoặc co giật, ngứa ran hoặc tê liệt. Trong những trường hợp nghiêm trọng hơn, bạn cũng có thể bị nhịp tim không đều hoặc hồi hộp.

  • 22/01/2025

    Chế độ ăn cho người mắc hội chứng Marfan

    Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý sức khỏe tổng thể và giảm thiểu nguy cơ biến chứng cho người mắc hội chứng Marfan - bệnh rối loạn di truyền ảnh hưởng nhiều cơ quan gan, thận...

  • 22/01/2025

    7 lý do để tập thể dục ngoài trời và cách bắt đầu

    Cho dù bạn chạy quanh công viên gần nhà, chèo thuyền dọc bờ hồ hay đi bộ trên đường mòn gần nhà, tập thể dục ngoài trời đều mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe thể chất và tinh thần. Sau đây là thông tin chi tiết về lý do tại sao tập thể dục ngoài trời lại tốt cho bạn, một số bài tập tuyệt vời khi thực hiện ngoài trời và mẹo để bắt đầu.

  • 21/01/2025

    Thời điểm uống cà phê cực tốt cho tim và tuổi thọ

    Mặc dù có nhiều lợi ích nhưng thời điểm uống cà phê cũng có ảnh hưởng quan trọng đối với sức khỏe. Các nhà nghiên cứu mới phát hiện ra một thời điểm uống cà phê trong ngày giúp giảm nguy cơ tử vong vì bệnh tim...

  • 21/01/2025

    5 việc cần làm mỗi sáng để hạ huyết áp

    Đối với hầu hết mọi người, tăng huyết áp không có dấu hiệu cảnh báo. Cách duy nhất để bạn biết mình bị huyết áp cao là thông qua chỉ số huyết áp. Nhưng theo thời gian, tăng huyết áp không được kiểm soát có thể gây tổn thương các bộ phận khác nhau của cơ thể, bao gồm động mạch, tim, não, thận, mắt, v...v... May mắn thay, có những thay đổi về lối sống mà bạn có thể thực hiện để giúp hạ huyết áp một cách tự nhiên. Thử những thay đổi này vào buổi sáng khi huyết áp của bạn bắt đầu tăng, thậm chí trước khi bạn thức dậy là thời điểm đặc biệt tốt để bắt đầu. Hãy tìm hiểu những thói quen này cùng VIAM nhé.

  • 20/01/2025

    5 lợi ích của tỏi nướng trong mùa đông

    Tỏi nướng không chỉ thơm ngon mà còn tốt cho sức khỏe. Dưới đây là 5 lợi ích của tỏi nướng giúp cơ thể khỏe mạnh hơn trong mùa đông.

  • 20/01/2025

    Xua tan mệt mỏi cuối năm: Bí quyết lấy lại năng lượng cho dân văn phòng

    Cuối năm, thời điểm mà không khí hối hả bao trùm, đặc biệt là với dân văn phòng. Áp lực công việc với deadline dồn dập, những buổi tiệc tùng liên miên khiến cơ thể mệt mỏi, kiệt quệ. Vậy làm thế nào để xua tan mệt mỏi, lấy lại năng lượng để đón một năm mới tràn đầy hứng khởi? Hãy cùng Viện y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu những bí quyết hữu ích để "sạc đầy pin" cho cả thể chất lẫn tinh thần.

Xem thêm