Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

NHỮNG HIỂU BIẾT SAI LỆCH KHI ĐIỀU TRỊ VIÊM LOÉT DẠ DÀY – TÁ TRÀNG

Trong xã hội hiện đại ngày nay, tỷ lệ người mắc viêm loét dạ dày – tá tràng đang ngày càng gia tăng với tốc độ đáng lo ngại.

Tuy nhiên, việc chữa trị căn bệnh này còn gặp khá nhiều bất cập, khiến bệnh dai dẳng và tái phát thường xuyên. Thậm chí còn làm cho người bệnh lâm vào tình trạng nguy hiểm do các biến chứng như xuất huyết, thủng dạ dày, ung thư hóa, đặc biệt là những trường hợp viêm loét dạ dày do vi khuẩn HP. Dưới đây là những quan niệm sai lầm thường gặp nhất của người bệnh trong điều trị khiến cho bệnh nặng thêm:

 

Dùng thuốc không đúng theo chỉ định của bác sĩ
Trong đơn thuốc điều trị viêm loét dạ dày – tá tràng thường có các thuốc kháng sinh để diệt vi khuẩn HP, thuốc giảm tiết axi, bao vết loét và các thuốc giảm triệu chứng (giãn cơ trơn, trung hoà axit). Thời gian sử dụng cho một phác đồ thường kéo dài từ 7 – 14 ngày.

Tuy nhiên, điều đáng buồn là nhiều bệnh nhân chủ quan không tuân thủ theo đúng liệu trình điều trị, cứ hết triệu chứng lại dừng hoặc khi nào nhớ ra mới uống thuốc. Thậm chí có người còn tự điều chỉnh liều dùng, uống liều thấp hơn vì triệu chứng đã giảm. Điều này vô tình tạo cơ hội cho vi khuẩn trở nên kháng thuốc mạnh mẽ. Hậu quả là bệnh sẽ nhanh chóng tái phát, dai dẳng, và nặng thêm.

Người bệnh cần nhớ rằng: Cần phải sử dụng đúng liều, đủ liệu trình theo đơn của bác sĩ. Khi dừng thuốc hoặc có dấu hiệu bất thường phải báo ngay cho bác sĩ hoặc dược sĩ để được tư vấn hợp lý. Tái khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ.

Tự mua thuốc không theo đơn hoặc mua theo đơn cũ

Các triệu chứng của viêm loét dạ dày rất điển hình như đau thượng vị, đầy bụng, ợ hơi, ợ chua, buồn nôn…. Vì vậy nhiều người khi có những triệu chứng trên thì tự chẩn đoán bệnh và tự ý mua thuốc về chữa mà không cần đi khám. Hoặc đi khám đến nơi đến chốn nhưng khi bệnh tái phát lại tự ý mua thuốc dùng theo đơn cũ trong thời gian dài.

Tuy nhiên, chúng ta cần biết phải biết hai điều. Thứ nhất, không phải chỉ có viêm loét dạ dày mới gây ra các triệu chứng như trên. Chúng ta có thể gặp nó trong các chứng bệnh khác như trào ngược dạ dày – thực quản, hay ung thư dạ dày. Thứ hai, viêm loét dạ dày do nhiều nguyên nhân gây ra, việc điều trị cũng phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Có thể do nhiễn khuẩn, cũng có thể do lạm dụng một số loại thuốc như thuốc giảm đau chống viêm nhóm NSAIDs, corticoid…. Chúng ta chỉ được phép sủ dụng kháng sinh khi có HP. Vì vậy, nếu tự chẩn đoán và mua thuốc dùng sẽ dẫn đến sai phương hướng điều trị hoặc sử dụng lại các thuốc đã bị nhờn, bị kháng. Kết quả là bệnh không những không khỏi mà còn nặng thêm.

Lời khuyên: khi có những dấu hiệu bất thường của dạ dày, người bệnh nên đi khám kịp thời tại những trung tâm y tế uy tín. Tuyệt đối không tự chẩn tự chữa hoặc sử dụng đơn thuốc cũ để mua thuốc tự điều trị bệnh cho những lần sau này. Không mượn hoặc cho mượn đơn thuốc để điều trị bệnh.

Không kiêng khem cẩn thận trong ăn uống và sinh hoạt

Ăn uống và sinh hoạt có một ảnh hưởng quan trọng trong điều trị viêm loét dạ dày – tá tràng. Tuy nhiên, có nhiều bệnh nhân không kiêng khem cẩn thận trong ăn uống mà thường xuyên sử dụng rượu, bia, chất kích thích hoặc thường xuyên stress, căng thẳng do tính chất công việc mà khiến dạ dày càng ngày càng viêm, loét nghiêm trọng.

 

Ăn uống và sinh hoạt đóng vai trò quan trọng trong điều trị bệnh dạ dày

Lời khuyên: Song song với việc dùng thuốc, người bệnh nên lên cho mình một kế hoạch ăn uống và sinh hoạt có khoa học. Nên tránh những loại thực phẩm có hại cho dạ dày như đồ ăn cay nóng, đồ chua nhiều axit, rượu bia, các chất kích thích. Nên ăn uống đúng giờ giấc, không ăn quá no hay để bụng quá đói. Cấn phải có những biện pháp phù hợp để tránh xa căng thẳng, áp lực bằng cách lên kế hoạch sắp xếp công việc hợp lý, thường xuyên tập thể dục thể thao, ngồi thiền hay tập yoga…

Nghĩ rằng viêm loét dạ dày không lây lan

Chúng ta thường nghĩ bệnh dạ dày xuất hiện do ăn uống không hợp lý, căng thẳng hoặc làm việc quá sức… và bệnh dạ dày không bị lây nhiễm. Tuy nhiên quan niệm này cần phải được thay đổi vì nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh dạ dày là do vi khuẩn HP phát tán từ phân ra môi trường, sau đó xâm nhập vào thức ăn, nước uống để vào cơ thể người và gây bệnh.

 

HP có thể lây lan từ người này sang người khác qua ăn uống

Ngoài ra các nghiên cứu cũng cho thấy, vi khuẩn này có trong nước bọt, chân răng của người bệnh, do đó, thói quen mớm cơm cho trẻ là cơ hội lây truyền vi khuẩn HP.

Một bác sĩ thuộc Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh cũng cho rằng, việc điều trị vi khuẩn HP nếu chỉ tiến hành trên người bệnh mà không có biện pháp bảo vệ cho các thành viên trong gia đình thì sẽ trở nên vô nghĩa vì sau đó vi khuẩn HP sẽ lại tái nhiễm và gây bệnh trở lại. Chính vì vậy, vệ sinh ăn uống, tiệt trừ HP cho cả gia đình, tiệt trừ HP triệt để… là cách để bệnh đau dạ dày do vi khuẩn HP không tái phát.

DS. Lê Hằng - Theo http://chuadaudaday.vn/
Bình luận
Tin mới
  • 09/10/2024

    Dấu hiệu thiếu vitamin D ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

    Tình trạng thiếu vitamin D ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất phổ biến và có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

  • 08/10/2024

    Các nhóm thực phẩm giúp mái tóc khỏe đẹp

    Mái tóc khỏe đẹp, mượt mà phản ánh tình trạng sức khỏe. Khi cơ thể thiếu một số chất sẽ khiến mái tóc yếu rụng... Dưới đây là một số nhóm thực phẩm giúp mái tóc mượt.

  • 08/10/2024

    Hội chứng Apert

    Hội chứng Apert là một rối loạn di truyền hiếm gặp gây ra sự phát triển bất thường của sọ. Trẻ em mắc hội chứng Apert được sinh ra với hình dáng sọ và khuôn mặt biến dạng, đi cùng nhiều khuyết tật khác. Phẫu thuật tạo hình có thể giúp sửa một số bất thường xương mặt.

  • 07/10/2024

    Những thực phẩm giàu vitamin D bậc nhất

    Bạn có biết Vitamin D rất quan trọng với sức khoẻ nhưng nhiều người lại thiếu hụt? Hãy cùng tìm hiểu những loại thực phẩm chứa hàm lượng vitamin D cao nhất, giúp bạn dễ dàng bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày.

  • 06/10/2024

    Quản lý bệnh viêm loét đại tràng

    Viêm loét đại tràng là một căn bệnh mạn tính, nhưng bạn có thể kiểm soát được và chung sống với căn bệnh này. Bác sĩ sẽ làm việc với bạn để tìm ra phương pháp điều trị giúp kiểm soát các triệu chứng và ngăn ngừa chúng tái phát.

  • 05/10/2024

    Vitamin K1 và K2: trẻ sơ sinh nên bổ sung loại nào?

    Vitamin K rất cần thiết cho trẻ sơ sinh, và tình trạng thiếu hụt vitamin K ở trẻ sơ sinh xảy ra phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Vậy trong giai đoạn này, nên bổ sung vitamin K dưới dạng K1 hay K2 cho trẻ? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

  • 04/10/2024

    Tắm khoáng nóng có giúp giảm cân không?

    Việc ngâm mình trong một vùng nước tự nhiên ấm áp, với tiếng chim hót xung quanh và không khí trong lành bên ngoài có thể giúp bạn cảm thấy thư giãn. Đôi khi một số người còn tin rằng tắm khoáng nóng giúp giảm cân. Vậy điều đó có đúng không? Cùng tìm hiểu câu trả lời và khám phá các lợi ích sức khỏe có thể có khi tắm khoáng nóng cùng Bác sĩ Dinh dưỡng VIAM nhé.

  • 03/10/2024

    Tại sao trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần bổ sung vitamin D3?

    Vitamin D có những vai trò rất quan trọng trọng việc hấp thu canxi, tham gia vào nhiều chức năng khác như tạo xương, miễn dịch, tăng trưởng. Việc thiếu hay thừa vitamin D đều để lại những ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Bổ sung vitamin D là điều được nhiều chuyên gia y tế khuyến cáo, tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ - trong đó vitamin D3 là dạng bổ sung được khuyến nghị tốt nhất.

Xem thêm