Trào ngược dạ dày là gì?
Trào ngược dạ dày là hiện tượng axit dạ dày chạy ngược trở lại thực quản, gây nên chứng ợ chua khá phổ biến trong thai kỳ.
Để hiểu thế nào là trào ngược dạ dày, trước tiên nên hiểu quá trình tiêu hóa thông thường. Thức ăn thường đi từ miệng vào dạ dày thông qua thực quản. Một cái van cơ được gọi là cơ vòng thực quản dưới nối đầu dưới thực quan với dạ dày sẽ mở ra để đưa thức ăn vào. Sau đó nó khép kín để ngăn axit trong dạ dày tràn ngược về thực quản. Khi bị trào ngược axit dạ dày,cái van này không đóng mở tốt, nó thả lỏng hơn, khiến axit dạ dày tràn ngược vào thực quản, gây ra ợ nóng, ợ chua và gây khó chịu ở vùng mũi ức.
Mối liên hệ giữa thai kỳ và trào ngược axit
Trong thai kỳ, sự thay đổi nhanh chóng của các hormone có thể khiến các cơ như cơ vòng thực quản dưới thả lỏng thường xuyên hơn. Axit trong dạ dày tăng, cảm giác khó chịu đi kèm và ợ chua, ợ nóng, có xu hướng xảy ra sau khi ăn hoặc sau khi nằm.
Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, tiêu hóa của mẹ sẽ chậm lại để cơ thể có thể thích nghi với việc cung cấp chất dinh dưỡng cho con, cộng với việc cơ vòng thực quản dưới nới lỏng hơn, các cơ thực quản phản ứng chậm chạp hơn, tình trạng ợ chua, ợ nóng sẽ thường xuyên xuất hiện.
Thai nhi cũng có thể bị chứng trào ngược axit dạ dày tác động. Chứng ợ nóng ở phụ nữ mang thai nặng hơn trong 3 tháng giữa của thai kỳ và 3 tháng cuối của thai kỳ. Lúc này, em bé càng lớn và sẽ chèn ép dạ dày của mẹ, cả thức ăn và axit đều bị đẩy lên.
Nhưng may thay, chế độ dinh dưỡng và lối sống có thể giúp kiểm soát chứng bệnh này.
Phòng bệnh
Phụ nữ có thể giảm hoặc tránh tình trạng trào ngược axit dạ dày bằng nhiều cách. Tuy nhiên, không phải phương pháp nào cũng áp dụng được cho mọi phụ nữ mang thai.
Phải hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất cứ loại thuốc nào để chống tình trạng trào ngược dạ dày khi mnag thai.
Đồng thời cũng nên bắt đầu thay đổi lối sống. Dưới đây là 10 lối sống an toàn cho cả mẹ và bé.
1. Ăn nhiều bữa nhỏ
Thay vì ăn 3 bữa sáng, trưa, chiều và tối, hãy ăn nhiều bữa nhỏ giữa các bữa ăn chính.
2. Tiêu hóa
Đừng nằm nghỉ ngơi ngay sau khi ăn. Nên đi bộ sau khi ăn để dễ tiêu hóa hơn. Khi ăn, nên ăn chậm, nhai từng miếng nhỏ.
3. Uống nước giữa các bữa ăn
Đừng uống quá nhiều nước trong khi ăn. Thay vào đó, hãy uống nhiều nước giữa các bữa ăn.
4. Tìm ra nguyên nhân
Cố gắng tìm các nguyên nhân gây ợ chua. Với nhiều phụ nữ, nguyên nhân có thể do thực phẩm cay, dầu mỡ hay nhiều axit. Ngoài ra, thai phụ có thể sẽ phải tránh sô cô la, đồ uống có ga và cafein.
6. Nhai kẹo cao su
Sau khi ăn, hãy nhai kẹo cao su không đường. Nước bọt tạo ra khi nhai kẹo cao su có thể trung hòa lượng axit tăng.
7. Uống sữa
Nếu thấy có triệu chứng bị trào ngược axit dạ dày, hãy ăn sữa chua hoặc uống sữa.
8. Tăng cân lành mạnh
Cố gắng giữ cân nặng ở mức khỏe mạnh khoảng từ 9-13 kg trong suốt thai kỳ. Trọng lượng dư thừa khiến bụng bị tăng áp lực, gây ra nguy cơ cao mắc chứng ợ nóng.
9. Ăn mặc thoải mái
Mặc quần áo thoải mái, tránh quần áo quá bó sát phần bụng.
10. Thư giãn
Thai phụ có thể tập một số bài thư giãn, nhưng phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng các phương pháp khác như châm cứu hay phương pháp thư giãn cơ bắp.
Bạn có biết Vitamin D rất quan trọng với sức khoẻ nhưng nhiều người lại thiếu hụt? Hãy cùng tìm hiểu những loại thực phẩm chứa hàm lượng vitamin D cao nhất, giúp bạn dễ dàng bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày.
Viêm loét đại tràng là một căn bệnh mạn tính, nhưng bạn có thể kiểm soát được và chung sống với căn bệnh này. Bác sĩ sẽ làm việc với bạn để tìm ra phương pháp điều trị giúp kiểm soát các triệu chứng và ngăn ngừa chúng tái phát.
Vitamin K rất cần thiết cho trẻ sơ sinh, và tình trạng thiếu hụt vitamin K ở trẻ sơ sinh xảy ra phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Vậy trong giai đoạn này, nên bổ sung vitamin K dưới dạng K1 hay K2 cho trẻ? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Việc ngâm mình trong một vùng nước tự nhiên ấm áp, với tiếng chim hót xung quanh và không khí trong lành bên ngoài có thể giúp bạn cảm thấy thư giãn. Đôi khi một số người còn tin rằng tắm khoáng nóng giúp giảm cân. Vậy điều đó có đúng không? Cùng tìm hiểu câu trả lời và khám phá các lợi ích sức khỏe có thể có khi tắm khoáng nóng cùng Bác sĩ Dinh dưỡng VIAM nhé.
Vitamin D có những vai trò rất quan trọng trọng việc hấp thu canxi, tham gia vào nhiều chức năng khác như tạo xương, miễn dịch, tăng trưởng. Việc thiếu hay thừa vitamin D đều để lại những ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Bổ sung vitamin D là điều được nhiều chuyên gia y tế khuyến cáo, tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ - trong đó vitamin D3 là dạng bổ sung được khuyến nghị tốt nhất.
Theo Tiến sĩ, bác sĩ Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, khi trời mưa nhiều, độ ẩm tăng cao sẽ tạo môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn sinh sôi, do đó thức ăn dễ bị ôi, thiu, mốc và sinh ra độc tố gây ngộ độc thực phẩm.
Vaccine Qdenga đang được khuyến nghị tiêm cho trẻ em trên 4 tuổi và người lớn để phòng chống sốt xuất huyết, cùng tìm hiểu về loại vaccine này qua bài viết sau đây.
Vitamin D (còn được gọi là calciferol) là một loại vitamin tan trong dầu, có mặt trong một số thực phẩm tự nhiên. Vitamin D cũng được sản xuất nội sinh khi tia cực tím (UV) từ ánh sáng mặt trời chiếu vào da và kích thích quá trình tổng hợp vitamin D.