Bệnh gây nhiều phiền toái, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, nếu không điều trị dứt điểm có thể gây biến chứng nguy hiểm. Tuy vậy, bệnh có thể phòng ngừa được.
Truy “thủ phạm” gây viêm loét dạ dày - tá tràng
Trước đây, có giả thuyết viêm loét dạ dày - tá tràng là do thần kinh nhưng ngày nay, viêm loét dạ dày - tá tràng chủ yếu do vi khuẩn Helicobacter pylori (HP), thứ đến là do lạm dụng thuốc chống viêm, hạ sốt, giảm đau (aspirin, corticoid) hoặc thuốc thường dùng trong điều trị bệnh về xương khớp (không steroid). Ngoài ra còn có nhiều yếu tố thuận lợi có thể gây viêm loét dạ dày - tá tràng, đó là uống nhiều rượu, bia, ăn quá nhiều, liên tục các gia vị chua, cay gây kích thích niêm mạc dạ dày (ớt, hạt tiêu, bồ tạt, dấm, chanh), hoặc ăn nhiều chất béo, chế độ ăn thiếu dinh dưỡng kéo dài hoặc nhai không kỹ hoặc hút quá nhiều thuốc lá, thuốc lào. Ngoài ra, người bị stress mạn tính, căng thẳng thần kinh, áp lực công việc, rối loạn giấc ngủ kéo dài, thay đổi thời tiết, nhất là áp thấp nhiệt đới, gió mùa đông bắc tràn về cũng có thể góp phần gây viêm loét dạ dày - hành tá tràng hoặc làm cho bệnh tái xuất hiện.
Triệu chứng điển hình nhất là đau vùng trên rốn; khi mới viêm, dạ dày thường đau khi no; khi đã bị loét, đau nhiều khi đói hoặc no, đói đều đau kèm theo là ợ hơi, ợ chua, nóng rát vùng sau xương ức. Thường đau nhiều về đêm, gần sáng do dịch vị tiết ra nhiều kích thích niêm mạc dạ dày. Đau sẽ tăng lên khi ăn các thức ăn chua cay (ớt, hạt tiêu, dấm, dưa muối, cà muối, chuối tiêu hoặc uống rượu bia). Ngoài ra, có thể rối loạn tiêu hóa như phân lúc lỏng, lúc đặc, lúc táo bón.
Hình ảnh nội soi các vết loét do bệnh viêm loét dạ dày gây ra.
Biến chứng do viêm loét dạ dày - tá tràng
Viêm loét dạ dày - tá tràng nếu không được điều trị hoặc điều trị không đúng sẽ dẫn đến loét dạ dày - tá tràng, hẹp môn vị, từ đó có thể gây xuất huyết dạ dày - tá tràng (hay gặp nhất là xuất huyết tá tràng). Đây là một cấp cứu nội khoa, nếu chậm trễ, tính mạng người bệnh sẽ bị đe dọa. Viêm loét dạ dày - tá tràng có thể gây hẹp môn vị, lúc này, người bệnh luôn bị đau vùng thượng vị, đau âm ỉ, ăn không tiêu, mệt mỏi nên rất chán ăn, da xanh, gầy yếu, nhiều trường hợp phải móc họng để nôn mới thấy dễ chịu (do ứ đọng dịch vị và thức ăn). Biến chứng đáng lo ngại nhất là thủng dạ dày. Đây là một cấp cứu ngoại khoa (phải phẫu thuật), nếu chậm trễ sẽ gây viêm phúc mạc dẫn đến sốc nhiễm trùng, nhiễm độc, người bệnh rất dễ tử vong. Nếu loét dạ dày ở vùng tiền môn vị hoặc môn vị hoặc bờ cong nhỏ có thể dẫn đến ung thư.
Để chẩn đoán bệnh viêm, loét dạ dày - tá tràng, cần được khám cẩn thận, tỉ mỉ, đồng thời chụp Xquang dạ dày - tá tràng có thuốc cản quang, tốt hơn nữa là nội soi dạ dày với ống mềm có gắn camera, sinh thiết vị trí viêm, loét để xét nghiệm tế bào (tìm tế bào lạ) và tìm vi khuẩn HP bằng kỹ thuật sinh học phân từ (PCR) là đáng tin cậy nhất.
Khi có dấu hiệu nghi bị viêm loét dạ dày - tá tràng, cần được khám bệnh, trên cơ sở đó sẽ được điều trị theo phác đồ, trong đó sẽ chú ý điều trị căn nguyên do vi khuẩn HP nếu xét nghiệm PCR dương tính. Bên cạnh đó sẽ được điều trị thuốc chống tiết dịch vị, trung hóa dịch vị, thuốc giảm đau và nâng thể trạng.
Phòng ngừa bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng nên làm gì?
Nên có chế độ ăn, uống hợp lý (không ăn quá chua cay, không nên uống nhiều rượu, bia, không nên ăn nhiều chuối tiêu, cà, dưa muối). Cần ăn chậm, nhai kỹ. Không thức khuya, tránh căng thẳng thần kinh. Với lớp trẻ, cần có chế độ làm việc hợp lý. Khi phải dùng các loại thuốc ảnh hưởng đến dạ dày - tá tràng, cần tuân thủ chỉ định và tư vấn của bác sĩ khám bệnh cho mình, tránh lạm dụng thuốc giảm đau, chống viêm, hạ sốt. Không nghe theo mách bảo của người không có chuyên môn về y học dùng thuốc không có đơn, không dùng đơn thuốc của người khác để mua thuốc điều trị cho mình (vì bệnh của từng người có khác nhau do nguyên nhân gây bệnh có thể không giống nhau). Cần vận động cơ thể thường xuyên bằng các hình thức thích hợp nhất cho mỗi một người. Không nên lao động hay tập luyện quá sức.
Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.
Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh
Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.
Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.
Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.
Thật khó khăn khi bạn phải đối mặt với bệnh tiêu chảy, nhất là khi bạn đang phải cho con bú. Trong bài viết này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục tự nhiên để điều trị bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ vẫn đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.
Ăn rau đầu tiên trong bữa ăn có tác dụng thế nào với người bệnh đái tháo đường? Thứ tự các ăn các món trong bữa ăn của người bệnh đái tháo đường có gì đặc biệt? Nhân Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Ngày Trẻ em Thế giới là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhiều thay đổi, việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.